Những lí do khiến buổi thuyết trình trở nên tẻ nhạt

lethuy248, Theo 00:01 13/01/2012

Các bạn chuẩn bị lên giảng đường đại học nên xem và rút kinh nghiệm để tránh gặp phải những tình huống tương tự như vầy nha. <img src='/Images/EmoticonOng/30.png'>

Trên thực tế, nếu so với các học sinh ở nước ngoài, thì thuyết trình là một trong những tiết học thú vị và tốn cực nhiều thời gian. Bất kể đó là thuyết trình về vấn đề gì, các bạn ấy cũng mất từ 3 ngày cho đến 1 tuần để hoàn tất khâu chuẩn bị, ý tưởng, tìm kiếm nội dung. Chưa kể có những đề khó các bạn ấy phải mất cả tháng trời mới hoàn thành nữa cơ. 

Nhưng còn các bạn học sinh của chúng ta lại hiếm khi nào lên kế hoạch một cách cụ thể cho bài thuyết trình của mình và thường mắc phải những lỗi cơ bản như: phân công việc thiếu logic, thiếu trách nhiệm, và thiếu sự sáng tạo... đã một phần làm cho buổi thuyết trình trở nên tẻ nhạt.

Từ phân công công việc

Một nhóm làm một chủ đề, thường có từ 4 đến 6 người. Cứ ngỡ việc phân chia công việc không có gì là khó khăn, nhưng làm rồi mới biết. Gần như mọi việc đều do bạn nhóm trưởng hoặc chỉ có 2-3 người làm cho cả nhóm lấy điểm. Những người khác thì một là không quan tâm, hai là khi được phân công chỉ lên mạng tìm tài liệu sau đó coppy và paste gửi lên hòm mail chung của cả nhóm. Các bạn thậm chí không quan tâm đến nội dung mình tìm được là gì? Vì vậy việc các bạn ấy chỉnh sửa, bổ sung hoàn toàn là không có và coi như mình đã hoàn thành xong nhiệm vụ “một cách xuất sắc”. Chính cách làm này đã gây ra rất nhiều khó khăn và thậm chí là “bực mình” đối với bạn có nhiệm vụ tổng hợp nội dung. Đã vậy các bạn còn đùn đẩy cho nhau người trình bày trước lớp. Và nếu không thống nhất được thì nhóm trưởng sẽ thay mặt nhóm đứng ra “chịu trận”.

Trang (19t) cho hay: “Thực sự mình rất ngại và sợ mỗi khi thầy cô bắt làm bài tập nhóm. Bởi nhiều bạn chỉ dựa vào các bạn khác làm rồi lấy điểm mà không tham gia gì cả. Là bạn bè trong lớp cả, nên nếu cho những bạn không làm 0 điểm thì rất khó xử rồi mọi người sẽ bàn ra tán vào. Nhiều môn chỉ có mình và một hai bạn nữa làm, từ việc lên đề cương, tìm tài liệu, chỉnh sửa nội dung, in ấn rồi làm slide và khâu cuối cùng là thuyết trình, phản biện trước lớp. Kết quả những người làm và không làm đều như nhau cả. Cảm thấy thật không công bằng chút nào.”



Cũng tương tự như Trang, Linh (18t) cho biết: “Rất nhiều lần làm thuyết trình, bạn nhận nhiệm vụ nhóm trưởng đồng thời tổng hợp nội dung. Khi phân công công việc cho các bạn, tớ hạn chế nội dung mỗi phần chỉ tầm từ 5-7 trang giấy A4. Nhưng đến lúc tớ lên gmail nhóm thì hỡi ôi, có bạn coppy nguyên từ trên mạng xuống dài đến tận mấy chục trang. Bạn thì coppy mỗi nơi một ít, không chỉnh sửa gì cả khiến mình khổ sở để tổng hợp tất cả các bài lại với nhau.”

Cho đến khi thuyết trình trước lớp

Có lẽ thuyết trình trước lớp lại càng chán hơn nữa khi một thực tế là hầu hết các bài được làm bằng Power Point chạy theo slide với chữ viết và hình ảnh minh họa. Vì teen quá quen với cách này rồi nên nó trở nên khá đơn điệu, tẻ nhạt. Bạn ở trên nói thì cứ nói, dưới bạn nào chơi thì cứ chơi, bạn nào nói chuyện thì cứ nói chuyện, ai lướt web thì cứ lướt… không quan tâm đến các bạn đang nói về vấn đề gì? Chỉ biết khi kết thúc sẽ là một tràng pháo tay. Và sau đó là không khí im lặng đến lạ khi cô giáo hỏi: “Có bạn nào đặt câu hỏi cho nhóm không?”. Teen thường quan niệm rằng những vấn đề mà thầy cô cho làm thuyết trình, không giảng cụ thể trên lớp là nội dung không quan trọng, không thi. Thế nên có chú ý thì cũng chẳng để làm gì. 

Trừ trường hợp có một nhóm nào làm theo cách sáng tạo, độc đáo, hài hước như quay clip, đóng kịch… thì “may ra” mới có “khán giả” xem.

Trung (19t) nói: “Các buổi thuyết trình hầu như sinh viên đều không học hay tích lũy được kiến thức gì cả. Các bạn đến chỉ như là nghĩa vụ điểm danh cho xong và lấy điểm vì các thầy cô không cho phép sinh viên vắng mặt vào ngày hôm đó. Một là các bạn chỉ chăm chăm để ý đến vấn đề nhóm mình phải làm mà không tìm hiểu trước nội dung các nhóm khác là gì? Hai là, các bạn xác định trước thuyết trình có đi lên lớp cũng chỉ có chơi hoặc ngủ. Thế nên hầu hết các buổi thuyết trình thường rơi vào tình trạng ngán ngẩm với tất cả sinh viên. Những bạn phía trên thấy không khí phía dưới như thế cũng nhụt chí và buông xuôi làm cho xong nhiệm vụ.”

Chủ động trong công việc, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, cũng như thể hiện mình là người năng động và có trách nhiệm trước mọi việc, teen hãy đánh bay đi những “chán” và “ngán” của buổi thuyết trình nhé! Thay vào đó là những giờ học thú vị.