Những câu chuyện cảm động ở giảng đường

Bít Tất, Theo Trí Thức Trẻ 00:06 16/10/2013

Đó là câu chuyện về cậu học sinh cụt tay nhưng vẫn học rất tốt, về cô nữ sinh khỏa thân kiếm tiền nuôi mẹ và cô bạn hàng ngày cõng mẹ đến lớp học cùng,...

1. Học trò cụt tay vượt lên số phận

Cậu bé Nguyễn Minh Trí ở ấp Tây An, xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú, An Giang) từ khi chào đời đã có đôi tay cụt sát vai đã khiến gia đình nghèo hai vợ chồng ông Nguyễn Văn An càng thêm buồn lòng.

Bắt đầu đến tuổi đi học, Trí càng tỏ ra siêng năng chăm chỉ. Tập viết, lật sách, cho tập vở vào cặp, tất cả mọi việc đều tự mình Trí làm mà không cần ai giúp đỡ. Trí khiến thầy cô bạn bè thương yêu hơn khi thành tích học tập luôn đứng đầu lớp. 

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 1
Không có tay nhưng Trí vẫn có thể viết chữ rất đẹp và học cực kỳ tốt.

"Con phải cố học để trở thành giáo viên dạy hội họa. Con thích truyền đạt những kiến thức mình học được để giúp ích cho gia đình và xã hội. Chỉ sợ gia đình nghèo quá, cha mẹ phải làm thuê nên không đủ tiền trang trải mà thôi" - cậu học trò lớp 9A2, trường Trung học cơ sở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, tỉnh An Giang, nói.

Như ý thức mình tàn tật là gánh nặng của gia đình, ngoài giờ học, mẹ Trí cho biết, Trí giúp mẹ đủ việc, từ nấu ăn, lau nhà, rửa chén, trồng được cả cây kiểng đến nuôi cá lia thia. Hằng ngày, sau giờ học Trí còn đi bắt ốc bươu vàng làm thức ăn cho hơn 1.000 con ếch Thái là nguồn sống cho cả nhà. 

Có khách đến thăm, Trí bước nhanh xuống mé kênh, dùng đôi chân tháo dây mũi xuống rồi nhẹ nhàng dùng chân đưa máy dầm xuống nước chở khách sang kênh. Lúc cha tiếp khách, Trí đã kẹp mâm nước trà trên cổ mang ra, rồi dùng chân lần lượt rót mời từng người một. 

2. Cậu bé 11 tuổi cụt tay làm rung động cư dân mạng

Hai đoạn video trích từ một bộ phim tài liệu được phát sóng trên đài MBC về một cậu bé mất cả hai tay và mỗi bàn chân chỉ có 4 ngón nhưng rất tự lập và vui vẻ đã khiến cư dân mạng vô cùng xúc động những ngày gần đây.

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 2

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 3

Theo trang Hellokpop của Hàn Quốc, cậu bé tên là Tae Ho, sinh năm 2000 tại miền nam Hàn Quốc với dị tật bẩm sinh không có cánh tay và chân chỉ có 4 ngón. Tae Ho bị cha mẹ bỏ rơi khi mới sinh ra, sau đó được cô Seung Ga Won nhận về nuôi.

Đã có lúc, bác sĩ bảo rằng cậu bé sẽ không sống quá 10 tuổi. Nhưng với sự nỗ lực của bản thân, Tae Ho hiện vẫn sống rất vui vẻ, lạc quan. Dù không có tay nhưng cậu bé rất tự lập trong cuộc sống hàng ngày.

Tae Ho có thể dùng chân để đánh răng, thay quần áo, ăn cơm thậm chí còn biết chăm sóc da mặt cho mình. Cậu bé rất thích đi học. Tae Ho có thành tích tốt và ham học hỏi, không hề tỏ ra thua kém các bạn cùng trang lứa. Ở lớp, Tae Ho rất vui vẻ, hòa đồng với các bạn.

Người bạn thân nhất của cậu là cô bé Nam Goong Ingee, bạn học từ lớp 2 của Tae Ho. Cô bé thậm chí còn bày tỏ rằng mình sẽ kết hôn với Tae Ho và không bao giờ thay đổi quyết định này.

Video về Tae Ho hàng ngày đến lớp chăm chỉ học cùng các bạn.

3. Chàng trai cụt hai tay thi đỗ đại học 

Chàng trai Wu Jianping, đến từ làng Qinjiacun tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), đã bị mất hai cánh tay trong một vụ tai nạn khi mới 5 tuổi. Nhưng nghị lực phi thường đã giúp chàng trai 22 tuổi này học viết bằng miệng và đỗ vào trường đại học Công nghiệp nhẹ Zhengzhou.

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 4

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 5

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 6
Wu Jianping có thể viết chữ bằng miệng của mình.

Tương lai dường như đã khép lại với Wu Jianping khi cậu bị tai nạn mất hai cánh tay khi 5 tuổi. Nhưng cậu đã không đầu hàng số phận và quyết tâm tập viết bằng miệng để được tới trường học như những người bạn bình thường.

Những nỗ lực không mệt mỏi của Wu Jianping đã được đền đáp khi chàng trai đã nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường đại học Công nghiệp nhẹ Zhengzhou trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua ở Trung Quốc.

Ngoài khả năng viết bằng miệng, Wu Jianping cũng có thể tự đi xe đạp tới trường bằng cách dùng ngực tỳ vào tay lái. Cậu cũng sử dụng chân để thay tay trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đánh răng rửa mặt hay lật trang sách,...

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 7

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 8

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 9

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 10
Mọi sinh hoạt của cậu đều thực hiện bằng chân hoặc miệng. 

4. Nữ sinh đưa bố tàn tật đi học cùng 

Để tiện chăm sóc người bố bị liệt, nữ sinh Trung Quốc đã đưa bố tới lớp học cùng mình. Cô gái hiếu thảo này luôn dẫn đầu lớp với thành tích học cao nhất.

Cô nữ sinh vừa ngồi học trên giảng đường vừa chăm người bố bị liệt. Xu Dahui, 22 tuổi, đang theo học ngành kỹ sư điện và cơ khí tại Viện Kỹ thuật sinh học Vũ Hán. Mặc dù vừa nghe giảng, vừa chăm sóc bố lại làm việc thêm để kiếm tiền, Dahui vẫn luôn học giỏi nhất lớp. 

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 11

Cô chia sẻ: "Tôi không nghĩ cuộc sống khắc nghiệt với mình. Tôi là con một trong gia đình. Nếu không làm việc này, ai sẽ chăm sóc bố?".

Bố của Dahui, ông Xu Changru, 68 tuổi, chịu đựng căn bệnh xuất huyết não cấp tính khiến ông liệt nửa cơ thể bên trái vào đầu năm nay. Trong khi đó, mẹ cô cũng không khỏe và chỉ vừa đủ khả năng chăm sóc bản thân. Bởi vậy, Dahui quyết định đưa bố tới trường với mình.

Dahui làm việc trong một căng tin vào giờ nghỉ trưa và sau khi cô kết thúc lớp học buổi chiều, cô bán nước khoáng cùng thẻ điện thoại khoảng 3 tiếng.

5. Nữ sinh cõng mẹ đến trường gây xúc động cư dân mạng

Vừa học vừa chăm sóc mẹ bị thấp khớp chạy vào tim, bố bị gãy chân, thậm chí còn phải cõng mẹ đến trường để tiện chăm sóc, nữ sinh người Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng cảm động.

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 12

Năm 2008, mẹ của Quế Hồng được chẩn đoán bị bệnh thấp khớp nặng chạy vào tim, nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài việc vay mượn khắp nơi chạy chữa cho mẹ hết 6 vạn tệ, cả nhà sống trong căn buồng nước nhỏ tong tong mỗi khi trời mưa, hoàn cảnh của Quế Hồng càng thêm khó khăn khi tháng 3 năm ngoái bố cô lại bị thương toàn thân, gãy chân khi bị đá đè.

Trước những bất hạnh ập đến, Quế Hồng không còn con đường nào khác là phải đối diện cuộc sống, dũng cảm gánh vác trách nhiệm của người làm con. Hiện nay cha cô vẫn đang nằm viện vì sức khỏe yếu, mẹ cô sau những đợt điều trị kéo dài đã dần hồi phục. Nhưng lo cho mẹ ở nhà không có người chăm sóc nên cô đã chọn cách cõng mẹ cùng đến trường.

Những câu chuyện cảm động ở giảng đường 13
Ngày ngày Quế Hồng cõng mẹ đến trường

Khi Quế Hồng lên lớp nghe giảng thì cô cõng mẹ vào ký túc, khi tan học cô lại cõng mẹ về căn buồng nhỏ thuê bên ngoài trường. Trước việc hàng ngày cõng mẹ đến trường, Quế Hồng không oán thán nhưng cũng phân vân vì “lúc học không thể đưa mẹ em lên lớp cùng, chỉ có thể để mẹ ở lại ký túc mới tiện chăm sóc nếu có chuyện gì xảy ra, em cũng rất cảm ơn các bạn học đã thông cảm và giúp đỡ em”.