Nên chú trọng điều gì khi tìm việc sau tốt nghiệp?

Saga, Theo Pháp luật xã hội 13:30 12/12/2013

Theo ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM cho biết: Nhu cầu tuyển dụng lao động trong những tháng đầu năm 2013 đang “chìm” hẳn.

Trong đó, lao động phổ thông chỉ cần vài trăm (các năm trước là hàng ngàn) chủ yếu để thay thế lao động nghỉ việc. Bên cạnh đó, phần lớn nhu cầu tuyển dụng đầu năm 2013 chủ yếu tập trung vào lao động đã có tay nghề, kinh nghiệm hoặc yêu cầu người lao động (NLĐ) phải làm được nhiều việc khác nhau trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, người tìm việc không có nhiều cơ hội lựa chọn, họ cố gắng bám việc, thay vì nhảy việc tìm chỗ làm có lương, ưu đãi cạnh tranh hơn.
 
 Điều này cũng khiến cho tình hình kiếm việc của các sinh viên mới tốt nghiệp khó khăn hơn, khi phải cạnh tranh với những lao động nhiều kinh nghiệm. Dù trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) cho biết, thị trường lao động đang có những dấu hiệu khởi sắc, nhưng theo một cuộc khảo sát mới đây nhất www.jobstreet.com hơn 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát vẫn khẳng định, việc tuyển dụng thường tập trung vào các đối tượng đã có từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm, tiếp đến là các đối tượng có nhiều năm kinh nghiệm, từ 5 năm trở lên, và nhân viên mới ra trường luôn là đối tượng xếp cuối cùng, sau hai đối tượng trên. 
 
Một điều đáng mừng cho thị trường lao động Việt Nam hiện nay đó là số bạn tốt nghiệp với bằng cấp tốt ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn, khi một tấm bằng giỏi chưa hẳn sẽ mang đến cho bạn một công việc như ý, thì điều cần chú trọng không phải là xuất phát điểm thế nào, mà vấn đề là con đường bạn chọn có phải là con đường bạn yêu thích, sẵn sàng bước đi bằng sự đam mê hay không, và bạn sẽ có được cơ hội gì trên con đường đó. 
 
Nên chú trọng điều gì khi tìm việc sau tốt nghiệp? 1
Vị trí thường xuyên tuyển nhân lực.(Nguồn: www.jobstreet.com)
 
Thực tế cho thấy, rất nhiều vị doanh nhân thành công hiện nay, nắm giữ những vị trí lãnh đạo then chốt ở những tập đoàn lớn, như Steve Jobs, Bill Gates, Warren Buffett... lại khởi nghiệp từ những công việc rất giản dị.
 
Sheila Francina, cũng đã có một khởi đầu như thế. Cô bắt đầu sự nghiệp là một nhân viên phục vụ nhà hàng của McDonald's tại Mã Lai, nhưng Sheila rất yêu thích công việc Marketing. Trong thời gian làm việc tại cửa hàng, Sheila có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi từ các chương trình Marketing tại cửa hàng. Không ngừng nổ lực và thể hiện khả năng của mình, cùng với nhưng kiến thức mà cô thu nhặt được từ các chương trình đào tạo của công ty, hôm nay, Sheila đã trở thành Giám Đốc Phụ Trách các chương trình Marketing Tại Cửa Hàng cho toàn bộ McDonald's Malaysia, người đưa ra các ý tưởng Marketing rất thành công tại thị trường này.
 
Cũng lấy ví dụ từ tập đoàn này (Thông tin về McDonald’s tại Việt Nam: http://www.jobstreet.com/vn/mcdonaldsvietnam), ngoài Sheila, ông Jim Skinner - Cựu CEO của Tập đoàn McDonald's toàn cầu, bà Catriona Noble - CEO của McDonald's Úc, bà Judy Harman - Giám đốc phát triển thị trường của McDonald's Châu Á Thái Bình Thương, Trung Đông và Châu Phi, người đang trực tiếp hỗ trợ phát triển McDonald's tại Việt Nam, cũng đã có sự khởi nghiệp tương tự là một nhân viên phục vụ nhà hàng. 
 
Nên chú trọng điều gì khi tìm việc sau tốt nghiệp? 2
Judy Harman (người thứ 3, hàng trên, từ phải vào) cùng đội ngũ nhân sự McDonald's Việt Nam đang tham gia đào tạo tại Cairns - Úc
 
Có thể thấy, nếu chỉ nhìn vào xuất phát điểm, có lẽ không ai trong những nhân vật này đã nghĩ đến việc một ngày nào đó mình lại trở thành một CEO hay một Giám đốc điều hành. Điều quan trọng là họ đã chọn con đường mang đến cho ho cơ hội được làm đúng công việc mà họ yêu thích - yếu tố tiên nhất mang đến động lực để làm việc hết mình và thực sự cảm thấy hứng thú với những gì mình làm hằng ngày. Đồng thời, con đường đó là nơi họ tìm thấy cơ hội để phát triển thông qua các chương trình đào tạo chuyên môn, các khóa tập huấn và một kế hoạch hỗ trợ định hướng và phát triển sự nghiệp cụ thể từ phía doanh nghiệp mà họ làm việc.
 
Nên chú trọng điều gì khi tìm việc sau tốt nghiệp? 3
Sơ đồ thăng tiến là một trong những yếu tố thể hiện sự nghiêm túc của doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển sự nghiệp cho nhân viên. (Nguồn: Sơ đồ thăng tiến tại McDonald's)
 
Như vậy, với các bạn trẻ sau tốt nghiệp, thay vì quá lo lắng vì một xuất phát điểm, hãy nhìn vào con đường sẽ đưa bạn đến nơi mình muốn trong tương lai. Đó chính là hướng phát triển sự nghiệp và môi trường làm việc. Hãy tự hỏi, trong 1 năm, 5 năm, hay 10 năm nữa, bạn muốn làm việc trong lĩnh vực nào? Doanh nghiệp nơi mình muốn làm việc có một định hướng phát triển sự nghiệp cụ thể cho bạn hay không? Bạn có được trang bị những khóa đào tạo chuyên môn để rèn luyện năng lực và cập nhật các kỹ năng khác hay không? Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình một công việc phù hợp và mở ra cho bạn nhiều cơ hội hơn, so với việc chỉ đặt mục tiêu vào điểm xuất phát.