Giải mã xu hướng “du học” tại Đại học FPT

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 06/08/2014

“Du học” tại Khoa Quốc tế - Đại học FPT đang trở thành xu hướng trong cộng đồng teen yêu thích và đam mê Công nghệ thông tin (CNTT.) Vậy điều gì đã tạo nên xu hướng đặc biệt ấy?

Hình thức tuyển sinh khác biệt

Không giống như quy trình tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng trong nước thông qua các kỳ thi tuyển đầu vào, Khoa Quốc tế - ĐH FPT áp dụng hình thức tuyển sinh của các trường đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Thí sinh sẽ nộp hồ sơ xét tuyển đầu vào, dựa trên điểm trung bình môn Toán 3 năm THPT. Với những bạn không đủ tiêu chuẩn đầu vào sẽ được tham gia phỏng vấn đánh giá năng lực.

Tham gia đợt phỏng vấn tháng 7 vừa qua, Nguyễn Minh Công (đến từ Thường Tín, Hà Nội) hào hứng chia sẻ về niềm yêu thích đặc biệt với máy tính và ngành CNTT. “Hồi lớp 6, tớ đã thích mày mò máy tính và ấp ủ ‎ý định theo học ngành CNTT. Khi tốt nghiệp THPT, tớ quyết định nộp hồ sơ “du học” tại Khoa Quốc tế - ĐH FPT. Ước mơ của tớ là 5 năm nữa sẽ tốt nghiệp và có được việc làm với mức thu nhập cao”, Công nói.

Minh Công cũng chia sẻ thêm quan điểm của mình về sự khác biệt lớn nhất giữa người thành công và kẻ thất bại. Theo cậu, người thành công là người dám lên kế hoạch, dự định cho bản thân và từng bước thực hiện kế hoạch ấy. Cậu hy vọng mình sẽ đủ dũng cảm, sự tự tin để thực hiện những kế hoạch của bản thân trong vài năm tới.

Trải nghiệm môi trường quốc tế

Sinh viên Khoa Quốc tế được học tập cùng đội ngũ giảng viên, sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới

Được biết, với hơn 100 sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang theo học, Khoa Quốc tế - ĐH FPT là một trong những đơn vị giáo dục có số lượng sinh viên quốc tế du học tự túc lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên Việt Nam và quốc tế cũng mang đến những phương pháp giảng dạy hiện đại, gần gũi với sinh viên.

Cô Jayalakshmi Asokachandran – giảng viên môn Thiết kế - Phát triển Cơ sở Dữ liệu ((Database Design and Implementation) và Kỹ thuật Hệ thống thông tin (Information System Engineering) cho rằng: “muốn sinh viên tiếp thu kiến thức được tốt nhất thì trước hết, giảng viên đứng lớp phải lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cùng các bạn”. Có lẽ vì thế, tại Khoa Quốc tế, giảng viên và các sinh viên dường như không có khoảng cách.

Không chỉ vậy, việc học tập cùng giảng viên và sinh viên quốc tế còn giúp các sinh viên Việt Nam có cơ hội rèn luyện vốn ngoại ngữ và xây dựng tinh thần học tập, làm việc chuyên nghiệp, năng động.

Tập trung học các môn chuyên ngành và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên

Không mất thời gian cho những môn học đại cương, sinh viên Khoa Quốc tế chỉ tập trung học các môn chuyên ngành trong thời gian 3,5 năm. Việc này giúp các bạn trang bị được những kiến thức chuyên ngành toàn diện và cập nhật.

Sinh viên Khoa Quốc tế trong giờ ngoại khóa

Ngoài những giờ học và thực hành chuyên ngành trên lớp, sinh viên trong Khoa còn được tham gia các buổi học kỹ năng mềm và phát triển bản thân. Bạn buộc phải học cách làm việc nhóm trong một tập thể xa lạ với những cá nhân có tính cách khác biệt. Trong tập thể ấy, ai cũng có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân mình và cùng nhau hỗ trợ bạn bè. Những kỹ năng khác như: thuyết trình, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề… sẽ được rèn luyện trong suốt quá trình học.

Nhận bằng Đại học Anh Quốc với cơ hội việc làm rộng mở

Tốt nghiệp Khoa Quốc tế - ĐH FPT, sinh viên sẽ nhận bằng Cử nhân Cao cấp (Bằng Đại học) do trường Đại học Greenwich (Anh Quốc) cấp, có giá trị tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Ngoài ra, sinh viên có thể học tiếp lên Thạc sĩ, Tiến sĩ tại nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới để sở hữu bằng cấp cao hơn.

 
Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng Cử nhân CNTT (bằng Honours) do trường Đại học Greenwich (Anh Quốc) cấp

Những sinh viên tốt nghiệp Khoa Quốc tế hiện đang làm việc tại các Tập đoàn, Công ty phần mềm lớn trên thế giới như: FPT, Viettel, CMC… và các công ty phần mềm lớn trên thế giới.

Trương Ngọc Đại, cựu sinh viên Khoa Quốc tế, hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thiết bị lõi Viễn thông (trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel) cho rằng: “với bằng cấp quốc tế, cơ hội việc làm của sinh viên trong Khoa rất rộng mở. Việc học tập cùng thầy cô và bạn bè đến từ nhiều quốc gia trên thế giới giúp cho bản thân mình được rèn luyện vốn ngoại ngữ và trau dồi kiến thức văn hóa của rất nhiều đất nước. Điều đó thực sự giúp ích cho mình trong công việc hiện tại”.

Khoa Quốc tế: http://fbachelor.fpt.edu.vn/.

“Du học” tại Khoa Quốc tế - ĐH FPT giúp phụ huynh và học sinh tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Thực tế, học phí tại Khoa Quốc tế - ĐH FPT được đánh giá thấp hơn các trường Quốc tế tại Việt Nam và chỉ bằng 1/10 so với việc đi du học Anh Quốc.

Năm 2014, Khoa Quốc tế dự kiến tuyển sinh 1000 sinh viên trong và ngoài nước cho chuyên ngành CNTT.