Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: "Phở không phải là món nước?"

JC, Theo Helino 10:57 30/04/2019

Phở, cơm tấm, ốc lề đường hay bánh mì là những món ăn quen thuộc ở ẩm thực đường phố Sài Gòn, tuy nhiên, dưới góc nhìn của Netflix qua series Street Food, những người Việt giới thiệu món ăn trong series phim tài liệu này sẽ khiến bạn có đôi phần hoang mang.

Được phát hành vào ngày 26/4, series phim tài liệu của Netflix mang tên Street Food đã chính thức được lên sóng. Nội dung về ẩm thực đường phố của tác phẩm này không có gì mới lạ, nếu nói là khá cũ kĩ so với mặt bằng chung của những sáng tạo gần đây của Netflix. Ngoài những nền ẩm thực nổi tiếng ở Châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Việt Nam cũng góp mặt trong một tập với hành trình khám phá tại thành phố sầm uất, đông dân nhất Việt Nam là Sài Gòn.

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 1.

Poster của Street Food tập cô Trước tại Việt Nam.

Nếu so về độ thú vị, chắc chắn không thể nào bằng những series ẩm thực nổi tiếng mà Gordon Ramsay hay Anthony Bourdain - người từng ăn bún chả cùng cựu tổng thống Mỹ Obama. Tuy nhiên, tập phim tài liệu của Netflix sẽ khiến bạn "trầm trồ" vì mức độ khó hiểu của những người làm phim khi nói đến ẩm thực Việt Nam.

Tập phim được hai chuyên gia ẩm thực dẫn dắt, người đầu tiên là ông Võ Quốc, theo như phụ đề Netflix ghi trên video, ông là đầu bếp và là một chuyên gia nghiên cứu ẩm thực. Người thứ hai là Nikky Tran, đầu bếp kiêm kinh doanh nhà hàng. Toàn bộ nội dung của tập phim tài liệu được hai chuyên gia này dẫn dắt. Họ đã điểm qua ba món ăn chính là ốc, bánh mỳ và phở. Nhân vật xuyên suốt trong câu chuyện là cô Trước, chủ của một tiệm bán ốc.

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 2.

Ông Võ Quốc...

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 3.

Và Nikky Tran là hai người dẫn dắt chính cho tập phim tài liệu Street Food của Netflix tại Sài Gòn.

1. Không phải cơm tấm, phở hay bánh mỳ, ốc mới là thứ tiêu biểu nhất của ẩm thực Sài Gòn?

Phim tài liệu mở màn bằng khung cảnh Nikky Tran dạo quanh các khu đường phố ẩm thực. Ở quan điểm của Nikky, ốc là món ăn "đại diện" - nổi tiếng nhất khi nhắc đến ẩm thực đường phố của Sài Gòn, phổ biến hơn cả bánh mỳ lẫn cơm tấm vì đi đâu cũng thấy người ta bán ốc!

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 4.

Khách ăn ốc tại tiệm của cô Trước.

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 5.

Chân dung nhân vật chính của tập phim tài liệu.

Đây là một nhận xét làm ngay cả dân Sài Gòn cũng shock và bất ngờ, gây rất nhiều tranh cãi. Người Sài Gòn rất thích ăn ốc, nhưng nói ốc là món ăn phổ biến nhất thì đây là lần đầu tiên.

Ở góc độ là một phim tài liệu giới thiệu ẩm thực của một thành phố, bỏ qua các món ăn trứ danh của Sài Gòn như phở, cơm tấm.... để giới thiệu ốc làm món ăn tiêu biểu nhất đến khán giả quốc tế qua NETFLIX là một quyết định khá táo bạo và làm rất nhiều khán giả lẫn người Sài Gòn khó hiểu và lấn cấn.

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 6.

2. Võ Quốc: "Mọi người hay nhầm phở phải là món nước, hoặc là phở phải là bò, nhưng nó là cái sợi phở, trong đó bò hay gà thì không quan trọng"

Tiếp đến là phần nói về phở của chuyên gia ẩm thực Võ Quốc, nếu xét theo quan điểm của ông về nguồn gốc của món phở, chỉ cần có bánh phở thì sẽ gọi là "phở". Đây là câu nói gây hoang nhất cho người xem ở tập phim tài liệu này. Thật khó để không thắc mắc, "bánh phở" bỏ vào nước lèo bún bò Huế thì có phải là "phở" hay không? Hay "bánh phở" bỏ vào nước hủ tiếu chẳng hạn.

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 7.

Quan điểm về phở của ông Võ Quốc khiến người xem tự hỏi liệu bấy lâu nay chúng ta có hiểu lầm quan niệm về phở hay không?

Đó là còn chưa kể, không hiểu lí do gì, Netflix lại quyết định chọn một quán chuyên nổi về... miến gà để nói về phở? Sài Gòn có rất nhiều quán phở trứ danh như Phở Dậu, Phở Hoà, Phở Cao Vân, Phở Minh...Trong suốt phân đoạn nói về phở, máy quay cũng nhiệt tình bắt cận các khoảnh khắc thực khách ở trong quán đang ăn mỳ, nhân viên trụng vắt mỳ tôm?

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 8.
Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 9.

Đây là nồi nước lèo phở?

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 10.

Hình ảnh thực khách ăn mỳ khi đang nhắc đến phở.

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 11.

Ở một diễn góc máy khác, đây là miến chứ không phải phở!

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 12.

Ngay cả ở khâu chế biến, bánh phở đâu chẳng thấy chỉ có vắt mỳ?

3. Có hay không sự dàn dựng ở đây?

Chân thực là yếu tố làm nên thành công của một bộ phim tài liệu, ở phương diện này, tập Street Food tại Sài Gòn hoàn toàn thất bại. Lời thoại căng cứng của các nhân vật, từ người dẫn truyện là hai chuyên gia cho đến cô Trước - chủ tiệm quán ốc tại Sài Gòn. Cách nói chuyện hệt như được học thuộc từ một kịch bản tiếng anh có sẵn, sau đó được dịch ra thành tiếng Việt và cho nhân vật xuất hiện học thuộc.

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 13.

Phim tài liệu nhưng khá "kịch" của Street Food.

4. Khán giả nói gì?

Trên trang cá nhân của mình, anh Lương Thế Huy, một nhân vật quen mặt khi từng xuất hiện tại buổi trò chuyện truyền cảm hứng WeTalk, chuỗi hoạt động bên lề của WeChoice Award 2016 đã lên tiếng trên trang cá nhân về tập phim tài liệu này của Netflix:

Thấy serie Street Food trên Netflix có tập về Saigon coi thử. Vì nhân vật kể bằng tiếng Việt, có một người (gốc?) Việt dẫn chuyện thì nói tiếng Anh, nên có giọng thuyết minh tiếng Anh đè lên. Mình tò mò tắt đi thuyết minh để nghe tiếng gốc, thì thấy ra một bản phim rất... kỳ cục.

Lời nhân vật bị cắt đi đến mất hết cách nói tự nhiên chỉ còn những từ khoá để đủ dịch ra câu tiếng anh, nghe như một bản dựng nháp.

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 14.

Anh Lương Thế Huy, một nhân vật khá quen mặt trong cộng đồng LGBT lên tiếng về series phim của Netflix.

Việc cắt chữ dựng câu này mạnh tới nỗi, ví dụ không có người việt nào lại nói "ở tỉnh nào cũng có người bán phở", hoặc khẳng định ốc là món ăn đường phố phổ biến nhất ở Sài Gòn, hơn cả bánh mì, cơm tấm... Qua phiên dịch rồi nhà sản xuất, tự nhiên thành một câu chuyện rất khác về bản chất.

Chưa kể nguyên phần nói về phở lại phỏng vấn chủ quán... miến gà, rồi lại nói linh tinh về chuyện nước dùng và thịt có cần cùng từ một con hay không. Cuối cùng hình ảnh lại là thực khách đang ăn... mì.

Nhiều bình luận để lại trên Facebook cũng cho rằng tập phim tài liệu Street Food của Netflix có vấn đề:

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 15.
Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 16.

5. Tạm kết

Hoang mang thông điệp về ẩm thực đường phố Việt Nam của Netflix: Phở không phải là món nước? - Ảnh 17.

Xin mượn lời của anh Lương Thế Huy làm lời kết cho bài viết này:

Đây là ví dụ về cách làm phim tài liệu công nghiệp theo series trên các nền tảng trực tuyến hiện nay, không thực sự đi theo và kết nối với nhân vật đủ sâu, chỉ chú trọng hình ảnh đẹp và view ăn liền. Truyện vẫn có thể hay, nhưng lại không thật. Tự nhiên cũng phải cẩn trọng hơn với các phim về các nền văn hoá khác trên Netflix, không khéo toàn nghe chuyện Mỹ đội lốt phương Đông.

Thăm dò ý kiến

Bạn có thấy câu chuyện Street Food tại Việt Nam mà Netflix làm có vấn đề không?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Street Food hiện đang được phát hành trên Netflix.