Hóa ra trước giờ chúng ta vẫn hiểu chưa đúng về tác dụng của bí ngô đối với sức khỏe

Pem, Theo Helino 20:37 01/11/2019

Nhiều người tin rằng bí ngô giúp hạ đường huyết, giảm cân, giàu protein… liệu có đúng như vậy? Dưới đây là mẹo giúp bạn chế biến bí ngô thành những thức ăn ngon miệng và tốt cho sức khỏe.

Bí ngô có lẽ không phải là một loại rau củ quá xa lạ với chúng ta, trong các bữa ăn hay trong dịp Halloween, loại quả này thường được sử dụng rất phổ biến.

Hóa ra trước giờ chúng ta đã hiểu nhầm về tác dụng của bí ngô đối với sức khỏe con người - Ảnh 1.

Tuy nhiên, có nhiều người lại đang “thần thánh hóa” vai trò của bí ngô đối với sức khỏe của con người và coi đó như một thần dược. Sự thật liệu có đúng như vậy hay không?

Bí ngô giúp hạ đường huyết?

Có 2 luồng ý kiến về ảnh hưởng của bí ngô đối với sức khỏe của con người.

Thứ nhất, người ta cho rằng bí ngô chứa nhiều đường vì vậy những người có lượng đường huyết cao thì không nên ăn bí ngô.

Thứ hai, lại có ý kiến nói bí ngô giúp kiểm soát, hạ đường huyết và rất tốt cho những người có lượng đường huyết cao.

Câu trả lời là cả 2 đều sai. Những người bị đường huyết cao vẫn có thể ăn bí ngô, nhưng ăn bí ngô cũng không thể giúp bạn kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể.

Hóa ra trước giờ chúng ta đã hiểu nhầm về tác dụng của bí ngô đối với sức khỏe con người - Ảnh 2.

Thực tế, bí ngô có hàm lượng chất xơ (carbonhydrate) 5.3%, cao hơn nhiều so với hàm lượng chất xơ trung bình trong các loại rau củ, chỉ số đường huyết (GI) của bí ngô khá cao khoảng 75. Tuy nhiên, như nhiều loại quả họ dưa khác, khi bí ngô được hấp thụ sẽ tạo thành đường glucose, do đó lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhưng nó sẽ tăng một cách từ từ, quá trình tăng thậm chí còn chậm hơn cả khi chúng ta ăn bánh bao chay.

Hóa ra trước giờ chúng ta đã hiểu nhầm về tác dụng của bí ngô đối với sức khỏe con người - Ảnh 3.

Nhưng bù lại, trong bí ngô cũng có những chất giúp hạ đường huyết, làm lượng đường được hấp thụ vào cơ thể người giảm xuống, như polysacarit (các thành phần cấu trúc của thành tế bào thực vật), axit amin cyclopropyl giúp thúc đẩy bài tiết isulin từ tuyến tụy và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Dù vậy, các chất này cũng có hàm lượng rất nhỏ, khó phát huy được tác dụng mong muốn.

Do đó, lượng đường và tác dụng kiểm soát lượng đường trong bí ngô không quá rõ ràng. Điều quan trọng hơn cả mà chúng ta nên quan tâm là bí ngô là thực phẩm giàu chất xơ.

Bí ngô thay thế thực phẩm hằng ngày?

Mặc dù bí ngô chỉ chứa 10% lượng tinh bột, nhỏ hơn rất nhiều so với 25.9% trong gạo, sẽ rất tốt cho mục đích giảm cân nhưng hàm lượng protein trong bí ngô khá thấp, chỉ 0.7% (gạo 2.6% và bánh mì 7%).

Hóa ra trước giờ chúng ta đã hiểu nhầm về tác dụng của bí ngô đối với sức khỏe con người - Ảnh 4.

Theo một số nghiên cứu, để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, có lẽ một ngày bạn phải ăn tới 10 quả bí ngô (và không ăn gì ngoài bí ngô), nghe có vẻ khá viển vông.

Bí ngô đóng hộp tốt như bí ngô tươi?

Câu trả lời là không. Bí ngô đóng hộp đã được trộn thêm với kem và một chút đường, khoảng 8g trong mỗi hộp. Trong khi đó, bí ngô tươi chỉ chứa đường tự nhiên.

Ăn nhiều bí ngô có hại cho sức khỏe?

Không, bạn có thể ăn bao nhiêu bí ngô tùy thích, miễn sao bạn có thể ăn được.

Thế mạnh dinh dưỡng của bí ngô là gì?

Bí ngô rất giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Về chất xơ trong bí ngô có lẽ chúng ta không cần phải bàn nhiều đến nữa, hãy cùng tìm hiểu thế mạnh dinh dưỡng về khoáng chất và vitamin của bí ngô.

Phần thịt của bí ngô có màu vàng cam, điều này thể hiện rằng nó chứa nhiều beta-carotene, đặc biệt là bí đỏ, nó có thể chứa tới 32.44mg/100g trọng lượng bí ngô tươi.

Hóa ra trước giờ chúng ta đã hiểu nhầm về tác dụng của bí ngô đối với sức khỏe con người - Ảnh 5.

Beta-carotene có thể được chuyển hóa thành vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực và ngăn ngừa các bệnh về mắt. Ngoài ra, vitamin A cũng làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng.

Bí ngô cũng là loại rau củ giàu kali và chứa lượng nhỏ natri, rất tốt cho những người bị loãng xương hoặc cao huyết áp.

Loại rau củ màu vàng này cũng chứa hàm lượng vitamin C rất cao, khoảng 28mg/100g bí ngô tươi, cao hơn so với cà chua và cao gần bằng cam, quýt. Do đó, để đáp ứng đủ 100mg vitamin C cơ thể con người cần mỗi ngày thì bạn chỉ cần ăn 200g bí ngô là đã đáp ứng được một nửa số lượng đó.

Chế biến bí ngô sao cho ngon, bổ

Từ hàng trăm năm trước, con người đã phát triển nhiều cách chế biến thức ăn với bí ngô, từ hấp, xào, hầm, luộc, nấu… Vậy cách chế biến nào là ngon và bổ nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách chế biến bí ngô tốt nhất là không sử dụng dầu mỡ và muối. Nếu chế biến bí ngô cùng dầu mỡ, chất béo hoặc muối, bí ngô sẽ thẩm thấu các chất đó, biến nó trở thành một thực phẩm nhiều chất béo và nhiều đường, đồng thời cũng là mất màu tự nhiên của bí ngô.

Gợi ý món mới cho bạn từ bí ngô: Bánh chuối bí ngô

Thành phần: 150g bí ngô, 100g gạo nếp và 1 quả chuối

Hóa ra trước giờ chúng ta đã hiểu nhầm về tác dụng của bí ngô đối với sức khỏe con người - Ảnh 6.

Cách chế biến:

- Hấp bí ngô, nhào thành bột nhuyễn, sau đó nhào chung với bột gạo nếp thành một hỗn hợp nhão.

- Cắt chuối thành miếng nhỏ.

- Chia bột thành các phần nhỏ.

- Đặt miếng chuối vào giữa các phần bột nhỏ đã chia trước đó, sau đó bọc miếng chuối bằng bột.

- Nắn chiếc bánh thành hình chiếc bánh nhỏ xinh.

- Đặt bánh vào nồi hấp trong 10-20 phút và sau đó bạn có thể thưởng thức thành quả.

Nguồn: QQ và Men’s health