Hóa ra 7 nghề lạ lùng này là có thật trong ngành công nghệ, càng đọc càng không thể hiểu nổi

NPQM, Theo Trí Thức Trẻ 14:09 04/12/2017

Không thể tin được là ngành công nghệ lại có những công ty tuyển dụng vị trí này thật trong cuộc sống.

"Đâu là nghề nghiệp mơ ước của bạn?" có lẽ là một trong những câu hỏi quan trọng nhất của đời người, vì có sự nghiệp thì mới có nền tảng để thực hiện những việc lớn khác. Nhưng bạn đâu biết rằng, trong lúc bố mẹ thì đang thúc giục bạn hướng đến một nghề được cho là quan trọng như cảnh sát, bác sỹ... thì trong giới công nghệ, lại có những vị trí làm việc nghe có vẻ "ngớ ngẩn" đến không tưởng như thế này đây:

1. Giám đốc "lắng nghe tâm sự người dùng"

Hóa ra 7 nghề lạ lùng này là có thật trong ngành công nghệ, càng đọc càng không thể hiểu nổi - Ảnh 1.

Ở thời đại hiện nay thì gần như thương hiệu nào cũng phải học cách chăm chút cho hoạt động của mình trên mạng xã hội, vì đó là một trong những cách dễ dàng, tiện lợi nhất để khách hàng biết đến mình. Do đó, vị trí này cũng dần được ra đời, và Beth LaPierre là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm vậy cho Eastman Kodak - quan tâm và lưu ý đến những phản hồi của khách hàng trên tất cả các phương tiện truyền thông, rồi sau đó phân phối chúng về cho các bộ phận tương ứng. Nghe có phần buồn cười nhưng giờ thì nhiều công ty cũng đang liên tục học theo đó.

2. "Ông bầu" ảnh chế

Hóa ra 7 nghề lạ lùng này là có thật trong ngành công nghệ, càng đọc càng không thể hiểu nổi - Ảnh 2.

Ảnh chế Grumpy Cat.

Như các bạn có thể thấy bức ảnh "chú mèo tức giận" bên trên đã được dùng rất nhiều để chế các nội dung hài hước kể từ khi nó nổi lên, rồi sau này còn ký hợp đồng để cho phép xuất hiện trong sách, phim, show truyền hình... Nhưng để làm được điều đó thì không phải cứ chụp một bức ảnh con mèo nhà bạn rồi chờ nó nổi tiếng là xong đâu, đôi khi đó là may mắn ngẫu nhiên, còn không thì cũng phải có cả một kế hoạch lan truyền bức ảnh tiềm năng đó lên các trang mạng xã hội cộng đồng nhờ các "ông bầu" này đấy.

3. Hacker tốt bụng

Hóa ra 7 nghề lạ lùng này là có thật trong ngành công nghệ, càng đọc càng không thể hiểu nổi - Ảnh 3.

Hacker tốt bụng vẫn luôn có mặt xung quanh chúng ta.

Thật ra loại hình này không còn xa lạ gì nữa, chỉ là vẫn chưa thực sự nhiều người tin thật rằng cái danh "hacker" lại được gắn với ý nghĩa chân chính nào đó. Nhưng đúng là vậy, vì họ sẽ dùng trí tuệ, kiến thức công nghệ của mình để giải mã những lỗi phần mềm hiểm hóc, hay là chống lại các cuộc tấn công mạng, hoặc thậm chí là giúp cơ quan an ninh triệt phá một ổ nhóm tội phạm nào đó bằng cách khai thác thông tin máy tính.

4. Cọ rửa màn hình chiếu phim

Hóa ra 7 nghề lạ lùng này là có thật trong ngành công nghệ, càng đọc càng không thể hiểu nổi - Ảnh 4.

Không phải cứ cầm một chai nước cọ rửa cùng cây chổi khổng lồ là xong việc đâu.

Không phải người soát vé mà bạn hay thấy sẽ phải kiêm luôn cả việc này đâu, đừng hiểu lầm thế nhé. Và cũng không phải cứ cầm một chai nước cọ rửa cùng cây chổi khổng lồ là xong việc, vì thật sự là bạn phải thấm nhuần những kỹ năng chuyên môn đúng nghĩa thì mới được nhận làm công việc này đó. Không tầm thường chút nào đâu.

5. Tín đồ "truyền đạo" công nghệ

Hóa ra 7 nghề lạ lùng này là có thật trong ngành công nghệ, càng đọc càng không thể hiểu nổi - Ảnh 5.

Chắc ai cũng đã quen thuộc với việc một người bạn giàu có nào đó mua được một chiếc iPhone mới cứng, sau đó đem đi khoe với bạn về việc nó tuyệt vời như thế nào rồi nhỉ? Nhưng bạn có biết rằng thậm chí có những người được trả lương chỉ để đi hòa nhập vào đâu đó và làm thế hay không? Nếu không thì thử tìm Mike Boich từ Microsoft nhé, hoặc Guy Kawasaki của Apple.

6. "Tiên tri" công nghệ

Hóa ra 7 nghề lạ lùng này là có thật trong ngành công nghệ, càng đọc càng không thể hiểu nổi - Ảnh 6.

Không đùa chút nào đâu, vì đã có một anh chàng tên David Shing được AOL tuyển về để đảm nhiệm vị trí này. Nghe có vẻ cao siêu vậy nhưng công việc thực sự của anh lại có phần vừa giống như "nhà truyền đạo" công nghệ, vừa là điều hành ý tưởng. Cũng khó hiểu thật đấy...

7. Chuyên viên thử nghiệm Game

Hóa ra 7 nghề lạ lùng này là có thật trong ngành công nghệ, càng đọc càng không thể hiểu nổi - Ảnh 7.

Nghe thì to tát nhưng công việc chính của họ chỉ là... chơi game mà thôi. Ấy thế mà họ phải được trả lương để làm điều này đấy. Đơn giản thôi, không phải ai sinh ra cũng là game thủ để mà đánh giá được đúng chất nhất về mức độ hấp dẫn của tựa game nào sắp ra mắt. Cho nên có cung thì sẽ có cầu - cũng giống như game thủ chuyên nghiệp đi thi đấu thôi mà.