Hình ảnh gây sốc: Cận cảnh loài mạt bụi 8 chân sống lúc nhúc trên mặt và ngực, đặc biệt chúng toàn giao phối trong lúc bạn ngủ

H Nguyễn, Theo Helino 22:49 23/05/2019

Loài mạt bụi 8 chân có tên khoa học là Demodex folliculorum, sống gần nang lông, trong đó có cả ở những sợi lông tơ khó nhìn thấy bằng mắt thường trên núm vú và gương mặt của con người

Bạn nghĩ sao nếu biết được mặt và ngực mình là nơi sinh sống của vô số sinh vật nhỏ tí xíu - những con mạt bụi 8 chân ngo ngoe? Thức ăn của những con mạt/ve này là dầu trên chính làn da của bạn. Chúng thực hiện giao phối trong lúc vật chủ ngủ. Tấm ảnh động chụp một con mạt dưới kính hiển vi dưới đây giúp bạn hình dung cụ thể về sinh vật này: Chúng liên tục chuyển động các chân và "miệng" thì không ngừng mở ra đóng vào để nghiến ngấu những tế bào da cũng như dầu trên da.

Hình ảnh sống động của con mạt bụi 8 chân sống trên mặt và ngực

Bạn sẽ hiếm khi nhận thấy các triệu chứng khi da mặt và núm vú trở thành nơi cư ngụ của mạt bụi. Nhưng chúng có thể góp phần gây ra các vấn đề về da , ví dụ như mụn.

Thông qua tiếp xúc khuôn mặt với những người khác, chúng ta có thể có mạt bụi ở lông mi. Loài mạt này có vẻ ưa thích những vật chủ là người cao tuổi bởi họ thường có làn da nhiều dầu hơn.

Một con mạt lông mi điển hình sẽ sống trong 2-3 tuần. Trong khoảng thời gian đó, mạt cái đẻ 15-20 trứng vào nang lông gần tuyến bã nhờn. Trứng sau đó phát triển thành ấu trùng và rốt cuộc trở thành những con mạt trưởng thành với 8 chân.

Hình ảnh gây sốc: Cận cảnh loài mạt bụi 8 chân sống lúc nhúc trên mặt và ngực, đặc biệt chúng toàn giao phối trong lúc bạn ngủ - Ảnh 2.

Tuỳ thuộc vào giới tính, con cái ở nguyên một chỗ, còn con đực sẽ di chuyển sang các nang lông khác để tìm kiếm bạn đời. Nhưng ngay cả khi đó, chúng sẽ không đi đâu xa. Mạt chỉ có thể đi một quãng khoảng 10mm và có xu hướng hoạt động sôi nổi hơn vào buổi tối.

Trong khi đó, loài mạt ở mặt sinh sống trong tai, lông mày, mi mắt và nang lông ở núm vú, bộ phận sinh dục của người. Mạt mặt này có vẻ đã chung sống với chúng ta suốt một thời gian dài, từ khi những con người đầu tiên rời khỏi châu Phi và tìm đường túa ra khắp Trái đất.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, mạt từ Trung Quốc có sự khác biệt di truyền với mạt từ châu Mỹ. Dân số Đông Á và châu Âu đã phân tán từ hơn 40.000 năm trước và có vẻ như các loài mạt trú ngụ trên da mặt người cũng vậy.

Hình ảnh gây sốc: Cận cảnh loài mạt bụi 8 chân sống lúc nhúc trên mặt và ngực, đặc biệt chúng toàn giao phối trong lúc bạn ngủ - Ảnh 3.

Với phần lớn mọi người, những con mạt này không gây cảm giác gì khó chịu. Tuy nhiên, chúng cũng có thể liên quan tới những vấn đề rối loạn về da và mắt bao gồm chứng mặt đỏ và bệnh viêm mí mắt.

Khi chết, mạt giải phóng một loại vi khuẩn là trực khuẩn, có thể gây viêm ở các bệnh nhân mắc chứng mặt đỏ và dẫn tới dạng nghiêm trọng nhất của chứng bệnh này: mặt đỏ mụn sẩn/mụn viêm (papulopustular rosacea).

Hình ảnh gây sốc: Cận cảnh loài mạt bụi 8 chân sống lúc nhúc trên mặt và ngực, đặc biệt chúng toàn giao phối trong lúc bạn ngủ - Ảnh 4.

Mặt đỏ là một chứng bệnh do di truyền. Cứ 10 người lại có 1 người mắc và thường khởi phát sau tuổi 30. Người mắc bệnh bị giãn các mạch máu trên mặt, gây ra sắc đỏ và cảm giác đỏ bừng mặt không thể kiểm soát. Ngoài ra, bệnh còn có thể tạo nên các nốt đỏ, chứa đầy mủ, gây đau, trông giống các nốt mụn nặng.

Một số người bị nhiễm mạt có thể phàn nàn về tình trạng ngứa lông mày, lông mi, đặc biệt khi họ vừa thức giấc vào buổi sáng. Nhưng với phần lớn chúng ta, không nhìn thấy loài sinh vật tí hon kia là đủ để chúng ta chẳng mấy bận tâm tới sự tồn tại của chúng.

Mạt bụi trên mặt là gì?

Nó còn được gọi là bọ ve - D. folliculorum - là những sinh vật nhỏ bé sống trên lông khắp cơ thể người và tiêu thụ tế bào da và dầu trên da.

Bọ ve tồn tại trong tai người, lông mày và lông mi cũng như những sợi lông che phủ núm vú và bộ phận sinh dục.

Đối với hầu hết mọi người, bọ ve là vô hại. Tuy nhiên, đối với một số người, nó có thể liên quan đến các chứng rối loạn da và mắt như bệnh hồng ban và viêm bờ mi.

Theo DailyMail, Thesun