Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào

J, Theo Trí Thức Trẻ 16:34 27/04/2016

Mối nguy hại từ phóng xạ là cực kỳ nghiêm trọng, nhưng dường như loài người vẫn còn đang coi nhẹ nó.

30 năm trước, nhà máy năng lượng nguyên tử Chernobyl (Ukraine) phát nổ, tạo thành thảm họa hạt nhân kinh khủng nhất lịch sử loài người. Theo ước tính, Chernobyl đã giải phóng lượng phóng xạ lớn hơn tới 400 lần so với quả bom được Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật) năm 1945.

Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào - Ảnh 1.

Đến năm 2011, thảm hoạ kép động đất - sóng thần tại Fukushima đã một lần nữa khiến Nhật Bản phải chịu hậu quả từ hạt nhân. Tuy nhiên, dù ai cũng biết phóng xạ rất có hại, nhưng tác hại đến mức nào thì các nhà khoa học vẫn đang tranh luận rất gay gắt trong vài thập kỷ gần đây.

Và mới đây, nghiên cứu được thực hiện ngay chính tại Chernobyl và Fukushima đã làm sáng tỏ điều này.

Mối nguy hại nghiêm trọng tại Chernobyl

Một trong những mối nguy kinh khủng nhất từ phóng xạ là tác động đến cấu trúc di truyền của sinh vật sống. Nó có khả năng gây đột biến gene, thường là theo hướng tiêu cực, khiến cơ thể sinh vật yếu đi và suy giảm tuổi thọ.

Cũng giống như những nạn nhân còn sống sót sau thảm hoạ bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki, các loài động vật tại Chernobyl sinh ra với cặp mắt đục ngầu và não bộ nhỏ hơn. Đó là hậu quả khi tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ trong không khí, nước và thức ăn.

Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào - Ảnh 2.

 Một con dê bị đột biến tại Chernobyl

Đồng thời, các xét nghiệm cho thấy tinh trùng của chúng bị dị dạng, ảnh hưởng mạnh đến thế hệ sau. Tại những khu vực nhiễm xạ nghiêm trọng, có tới 40% chim đực hoàn toàn vô sinh khi không hề có tinh trùng, hoặc tinh trùng rất yếu.

Chưa hết, rất nhiều cá thể tại đây mọc u - tiền đề của ung thư. Các loài thực vật và côn trùng tại đây cũng đột biến rất bất thường, khiến số lượng loài bị giảm sút nghiêm trọng.

Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào - Ảnh 3.

Tuy nhiên, cũng có một số loài vật không bị phóng xạ làm ảnh hưởng, ít nhất là trên số lượng loài. Ví dụ như sói - gần như không suy chuyển về số lượng. Vài loài chim thậm chí còn phát triển mạnh hơn.

Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào - Ảnh 4.

 Sói là một trong những loài hiếm hoi không bị tổn thương bởi phóng xạ

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng sự suy giảm của những loài cạnh tranh trong tự nhiên đã giúp một số loài vật "thăng hoa". Hơn nữa, các xét nghiệm cho thấy chúng dường như đã tiến hoá để thích nghi, khi cơ thể xuất hiện một số lượng lớn hợp chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn tế bào, ADN... khỏi tác hại của phóng xạ.

Nhưng dù vậy, kết luận chung của nghiên cứu là đời sống sinh vật tại đây đang chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng từ phóng xạ.

Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào - Ảnh 5.

Fukushima cũng không khá hơn...

Năm 2011, thảm hoạ kép đã khiến toàn bộ hệ thống làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ngừng hoạt động. Kết quả, những lõi hạt nhân bên trong nhà máy tan chảy chỉ trong 3 ngày, bất chấp nỗ lực của chính phủ Nhật Bản. 

Và cuối cùng, chính phủ Nhật buộc lòng phải xin lỗi cả thế giới và thải toàn bộ phần nước nhiễm xạ ra biển để cứu lấy người dân nơi đây.

Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào - Ảnh 6.

 Thảm hoạ hạt nhân tại Fukushima năm 2011

Theo ước tính, thảm hoạ này tuy chỉ gây rò rỉ ra ngoài môi trường lượng phóng xạ bằng 1/10 Chernobyl, nhưng con số này cũng tương đương với 40 lần mức năng lượng từ quả bom Little Boy tại Hiroshima.

Khi xét đến những dữ liệu từ Fukushima, các nhà khoa học cũng nhận thấy xu hướng sụt giảm về cả số lượng lẫn đa dạng loài ở cả chim, thú và côn trùng tại đây. Nguyên nhân cũng đến từ đột biến tiêu cực qua các thế hệ gần, khiến phần lớn chúng đều chết rất sớm.

Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào - Ảnh 7.

 Con cá khổng lồ được cho là sản phẩm bị đột biến được tìm thấy ngoài khơi một vùng biển gần Fukushima 

Tuy nhiên, có một thực tế rằng một số nhà chức trách đang cố tình lờ đi, thậm chí là hiểu sai về tác hại của phóng xạ đến thiên nhiên.

Ví dụ như đã từng có một nghiên cứu về Chernobyl cho rằng đời sống sinh vật tại đây phát triển thịnh vượng hơn sau khi loài người di tản hết. Nghiên cứu gần đây hơn từ Mỹ thì cho rằng tác hại do phóng xạ gây ra tại Fukushima là không đáng kể.

Hãy đến Chernobyl và Fukushima, bạn sẽ hiểu tác hại của phóng xạ kinh khủng đến thế nào - Ảnh 8.

 Một con sư tử... mọc răng trên đầu được tìm thấy tại Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do phóng xạ đến từ Fukushima, dù chưa được xác minh.

Nhưng những nghiên cứu này chủ yếu lại dựa trên dự đoán từ mô hình nghiên cứu, thay vì quan sát thực tiễn đời sống sinh vật tại những khu vực nhiễm xạ. Trong khi đó, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Ornithology (Điểu học) năm 2015 sử dụng các dữ kiện thực tiễn cho thấy đời sống sinh vật tại đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Kết

Kể từ khi quả bom nguyên tử đầu tiên phát nổ tại Alamogordo, New Mexico (Mỹ) vào hơn 70 năm trước, đến nay đã có hơn 2000 quả bom nguyên tử được kích hoạt.

Cùng với 400 lò phản ứng hạt nhân vẫn đang hoạt động trên toàn thế giới, nhân loại cần rất cẩn trọng về những tác hại chúng có thể gây ra.

Nguồn: IFL Science, Chernobyl Disaster, Wildlife