Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục vây kín sân toà ở Sài Gòn, đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng

Tứ Quý, Theo Tổ Quốc 13:56 17/10/2018

Lần thứ 4 phiên toà xử sơ thẩm vụ Vinasun kiện đòi Grab bồi thường được mở sau 3 lần bị hoãn, hàng trăm tài xế taxi truyền thống tiếp tục đến vây kín sân toà để yêu cầu Grab tuân thủ pháp luật và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên Grab tố ngược Vinasun tiếp cận "bí mật kinh doanh".

Tài xế Vinasun nghỉ việc, tiếp tục đến vây kín sân toà

Sáng ngày 17/10, TAND TP. HCM tiếp tục mở phiên toà xét xử vụ án "yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam - đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Vinasun (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Grab).

Đây là lần thứ 4 phiên toà sơ thẩm xử vụ kiện này được mở sau 3 lần bị hoãn. Giống như lần mở phiên toà lần thứ 3 (ngày 24/9 mới đây), hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục đến toà vây kín bên ngoài sân toà để gây áp lực yêu cầu Grab tuân thủ pháp luật và bồi thường thiệt hại. 

Tài xế Vinasun đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng - ảnh 1
Tài xế Vinasun đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng - ảnh 2

Hàng trăm tài xế Vinasun nghỉ việc, tiếp tục đến vây kín sân tòa mặc dù không có giấy triệu tập của HĐXX. 

Tuy nhiên lần này, các tài xế không giăng biểu ngữ, khẩu hiệu như lần trước, chỉ tập trung chờ đợi quyết định toà HĐXX về vụ kiện. 

Mặc dù vậy, họ không được vào trong phiên toà vì không có giấy triệu tập của HĐXX, nhưng với sự tập trung đông tài xế như vậy khiến tình hình giao thông trước khu vực cổng Toà án khá phức tạp, có thời điểm bị ùn ứ. Thậm chí, bên trong bãi giữ xe cũng chật kín chỗ, quá tải do tài xế đến dự phiên rất đông. 

Trong phiên toà trước đó (ngày 24/9) bị hoãn do phía Grab cho rằng họ đã thu thập tài liệu theo yêu cầu của tòa nhưng cần thời gian để xem xét, thẩm định lại hồ sơ. Vì thế, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Grab đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa và được chấp nhận. 

Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục vây kín sân toà ở Sài Gòn, đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng - Ảnh 2.

Giao thông trước cổng Toà án TP. HCM gặp đôi chút khó khăn vì tài xế tập trung đến toà quá đông.

Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục vây kín sân toà ở Sài Gòn, đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng - Ảnh 3.

Tài xế Vinasun đến sớm, ăn bánh mì tạm tại sân toà trong khi chờ xét xử vụ kiện.

Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục vây kín sân toà ở Sài Gòn, đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng - Ảnh 4.

Tài xế vây kín, từ trong đến gần ngoài cổng sân toà.

Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục vây kín sân toà ở Sài Gòn, đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng - Ảnh 5.

Hàng trăm tài xế đứng ngồi la liệt chờ phán quyết của HĐXX trong vụ kiện Vinasun đòi Grab bồi thường.

Đến phiên toà lần thứ 4 này, công ty giám định thiệt hại do tòa chỉ định vắng mặt, phía Grab cho rằng vẫn còn có nhiều thắc mắc xoay quanh kết quả giám định muốn được đối chất nên đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa. Mặc dù vậy, HĐXX đã bác đề nghị của bị đơn và tiếp tục xét xử vụ kiện. 

Grab không đồng ý cho Vinasun tiếp cận "bí mật kinh doanh"

Trong phiên toà sáng nay, Vinasun liên tục khẳng định kiện Grab vì vi phạm đề án 24 của Bộ GTVT dẫn đến sụt giảm doanh thu.

Tuy nhiên, phía Grab phủ nhận điều này vì trên thực tế, việc quyết định có vi phạm Đề án 24 hay không thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT và các cơ quan chính phủ có liên quan. Grab cho biết thêm, Bộ GTVT cũng đã có kết luận về thí điểm và Chính phủ đã đồng ý gia hạn đề án thí điểm với xe hợp đồng điện tử cho đến khi Nghị định 86 sửa đổi có hiệu lực.

Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục vây kín sân toà ở Sài Gòn, đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng - Ảnh 6.

Mặc dù vậy, tài xế không được vào tham dự phiên toà đang diễn ra vì không phòng xử không đủ và họ không có giấy triệu tập của HĐXX.

Ngoài ra, trong quá trình xét xử vụ kiện, phía Grab có cung cấp cho HĐXX về danh sách hợp tác xã và hợp đồng kinh doanh của tài xế nhưng đề nghị đảm bảo bí mật, không đồng ý cho Vinasun tiếp cập, sao lưu hay chụp hình danh sách này vì đây là bí mật kinh doanh của Công ty. 

Tuy nhiên, Vinasun đã khiếu nại về vấn đề này, cho rằng quyền tiếp cận hồ sơ này là đúng luật. Về vấn đề này, sau khi xem xét TAND TP. HCM đã đồng ý cho Vinasun được tiếp cận hồ sơ của Grab, qua đó bác khiếu nại của bị đơn vì cho rằng Vinasun không vi phạm pháp luật trong vấn đề này.

Nói thêm về việc cho Vinasun tiếp cận cái gọi là "bí mật kinh doanh" của Grap, đại điện Grab tại Việt Nam cho biết, đơn vị này đã có kiến nghị về việc Vinasun không được tiếp cận các tài liệu này, bao gồm cả danh sách hợp tác xã, hợp đồng với hợp tác xã, cũng như không công bố các tài liệu này trước công chúng tại tòa. 

Đại diện nguyên đơn và bị đơn có mặt tại phiên toà sáng nay. 

Bên cạnh đó, Grab đã có đơn kiến nghị đến Chánh án TAND TP. HCM, nhưng trong khi đơn vị này chưa trả lời đơn kiến nghị của Grab thì Toà án Kinh tế (HĐXX trong vụ kiện này) đã cho phép Vinasun được tiếp cận và sao chép. 

"Sau đó, chúng tôi đã tiếp tục gửi khiếu nại lên TAND Tối cao về vấn đề này nhưng sáng nay HĐXX vẫn tiếp tục cho phép công bố các tài liệu thuộc bí mật kinh doanh của Grab trước tòa dù TAND Tối cao vẫn chưa ra quyết định cuối cùng. Điều này sẽ tạo nên tiền lệ không tốt khi các doanh nghiệp sẽ lợi dụng điều này để tiếp cận bí mật kinh doanh của đối thủ", đại diện Grab đưa ra lập luận. 

Phiên toà dự kiến diễn ra trong 2 ngày.

Theo đơn khởi kiện của Vinasun, Grab hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua "Quyết định 24" của Bộ GTVT về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, tức cung cấp phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên, phía Vinasun khẳng định trên thực tế Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, cùng ngành nghề với Vinasun.

Vì Grab tự quyết định giá cước vận chuyển; quyết định các chương trình khuyến mại về giá cước vận chuyển; nhận tiền thanh toán cước vận chuyển từ khách hàng đi taxi sử dụng thẻ dịch vụ Grab; có chế độ thưởng, phạt tài xế, kiểm soát hành vi, thái độ của tài xế với khách hàng đi taxi; mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho khách hàng đi Grab.

Vinasun cũng cho rằng, khoản lợi nhuận của công ty bị giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật Việt Nam của Grab. Vì vậy, Vinasun khởi kiện GrabTaxi với nội dung đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với khoản lợi nhuận bị giảm sút là hơn 41 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017, với hình thức bồi thường một lần.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày