Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp

Thu Hường, Theo Thời Đại 00:03 26/03/2017

Hàng bánh của cặp vợ chồng 60 tuổi mới bắt đầu "khởi nghiệp". Bên ngoài chỉ có một tấm biển hiệu nhỏ xíu, cơ sở sản xuất ngay tại căn nhà tập thể nhỏ, giá bánh cũng khá đắt đỏ nhưng 4 năm qua, nơi đây luôn đông khách.

Hiệu bánh đắt xắt ra miếng

Một dạo trước, trên MXH, nhiều người từng xôn xao bàn tán về hiệu bánh bông lan sốt trứng muối trên phố Tràng Thi. Bánh ở đây có vị rất thanh, vừa miệng, không ngọt hoặc ngậy quá. Ngoài sản phẩm bán chạy nhất này, cửa hiệu còn có bánh kem hoa Hàn Quốc, bánh bao xá xíu trứng muối, chè ngũ sắc, bánh bông lan xoài... và tất cả đều rất ngon.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 1.

Bánh bông lan sốt trứng muối...

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 2.

... Là sản phẩm bán chạy nhất ở cửa hàng này. Suất bánh thường khá lớn, một người không ăn xuể nhưng thường thường, nó chỉ đem đến cảm giác no bụng chứ không khiến người ta bỏ ăn vì bị ngấy.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 3.

Các loại nguyên liệu từ trứng muối...

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 4.

... Đến hoa quả đều rất tươi ngon.

Các loại bánh, chè handmade ở đây được làm rất kỳ công. Ví dụ như món chè ngũ sắc, chủ quán không dùng đến những loại thạch công nghiệp mua sẵn mà sử dụng các nguyên liệu thực phẩm tự nhiên. 

Loại hạt lựu cho vào bát chè được làm hoàn toàn bằng dừa non. Vì muốn hạt lựu có màu đẹp mắt, chủ quán phải xay lá dứa và để 1 ngày sau mới lọc lấy nước cốt, ngâm với dừa non để tạo màu và mùi thơm. Gọi là chè ngũ sắc vì nó có 5 loại quả là dâu tây, thanh long, xoài, nhãn, mít và từng loại trái cây này đều được lựa chọn kỹ càng, sử dụng khi còn tươi.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 5.

Chè ngũ sắc.

Giá cả đồ ăn ở đây vào dạng khá đắt. Ví dụ như một bát chè là 35.000 đồng, bánh bông lan xoài 120.000 đồng/chiếc, bánh bông lan trứng muối 130.000 đồng/chiếc và bánh kem hoa Hàn Quốc dao động từ 400.000 đến 900.000 đồng. Tuy hơi đắt song bù lại đồ ăn thứ nào cũng đâu ra đó. Chẳng hạn như món chè ngũ sắc là loại có giá rẻ nhất ở đây cũng được chủ quán làm rất tỉ mẩn hay như bánh bông lan trứng muối, tất cả các nguyên liệu như trứng, ruốc bông... đều do quán tự tay làm từ A tới Z.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 6.

Bà Lan (56 tuổi, chủ quán) cho biết, lý do khiến đồ ăn ở đây có giá cao như vậy là vì chi phí đầu vào lớn do khi mua nguyên liệu, bà luôn cố gắng chọn loại tốt nhất.

Mở hiệu bánh vì mong ngày càng có nhiều người được ăn ngon

Nói về hiệu bánh nãy giờ, chắc nhiều người nghĩ đây là một cửa tiệm đông khách, có mặt bằng đẹp đẽ, rộng rãi. Thế nhưng, thực tế nó lại nằm trong một căn nhà nhỏ rộng chừng 70m2 nằm trên tầng 2 một khu tập thể cũ ở phố Tràng Thi (Hà Nội).

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 7.

Tấm biển treo trước cửa quán nhỏ tới nỗi nếu không để ý, khách rất dễ đi lướt qua.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 8.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 9.

Không gian bên trong quán cũng khá chật chội nên khách chủ yếu đến mua để mang đi.

Khu tập thể này nhìn bên ngoài đã thấy bị xuống cấp khá nhiều. Đất chật, người đông nên hiệu bánh này còn chẳng có đủ không gian để treo một tấm biển lớn giúp khách hàng nhận biết. Thế nhưng trong khi nhiều cửa hiệu lớn, quảng cáo rầm rộ vẫn phải đóng cửa vì thua lỗ thì hiệu bánh nhỏ này, vẫn đông khách tấp nập từ 9h sáng đến 11h30 tối.

Bánh ngọt du nhập vào Việt Nam đã lâu nhưng đến giờ, nó vẫn chủ yếu được yêu thích bởi người trẻ còn chủ hiệu bánh này lại khá lớn tuổi. Việc hiểu được sở thích và xu hướng thay đổi liên tục của giới trẻ, hẳn không phải là điều dễ dàng. Nhất là khi bà Lan vốn không đam mê làm bánh từ khi còn trẻ mà chỉ thực sự bắt đầu với nó khi đã ngoài 50 tuổi.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 10.

Nghề làm bánh này cũng không phải do bà được nối nghiệp gia truyền mà chủ yếu là tự học trên mạng.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 11.

"Con gái tôi từ Đức về làm, bán tại nhà một thời gian, tôi thấy hay nên học theo. Thời gian con bé ở đây cũng ít nên chủ yếu về sau, tôi tự lên mạng, mày mò học cách làm bánh", bà Lan kể.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 12.

Hoa để làm bánh kem.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 13.

Chiếc bánh kem hoàn chỉnh.

Nhiều người nghĩ khởi nghiệp khi tuổi đã cao là điều gì đó khó khăn. Nhưng đối với bà Lan, có đam mê thì thời điểm nào cũng thật lý tưởng để bắt đầu làm những điều mới mẻ. "Lúc mở hiệu bánh tôi cũng băn khoăn vì khắp nơi đều có cửa hàng bánh ngọt, mình lại mở ở khu tập thể vắng vẻ như thế này thì liệu ai biết tới mà mua nhưng rồi vì thích nên tôi cứ làm".

Vì tự mày mò học công thức trên mạng nên rất nhiều mẻ bánh bà Lan làm xong lại phải tự tay bỏ đi. Bà nói mình phải nỗ lực, tìm tòi rất lâu mới làm thành thạo 1 loại bánh. Dù bây giờ việc kinh doanh đã dần ổn định nhưng đêm nào, bà cũng thức đến 2-3h sáng để luyện kỹ năng làm hoa bằng kem, tìm tòi công thức làm bánh mới. Bà Lan nói chỉ những ai yêu nghề làm bánh mới hiểu nó thú vị tới nhường nào.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 14.

Khu vực nấu ăn nhỏ nhắn như căn bếp của một gia đình.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 15.

Chủ và nhân viên luôn tất bật.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 16.

Để cho ra những suất bánh ngon nhất.

Vì không muốn giữ niềm hạnh phúc này cho riêng mình nên bà mới quyết định mở hiệu bánh. "Bởi vì tôi muốn có nhiều người khác, cũng được ăn ngon giống như mình". Ngoài công việc làm bánh và kinh doanh, bà Lan còn lập fanpage, chia sẻ bí kíp nấu rất nhiều món ăn Âu - Á. Theo lời bà, nhờ có fanpage này mà rất nhiều người tìm thấy cảm hứng nấu ăn.

"Có người còn inbox nói với tôi rằng nhờ học công thức nấu ăn trên page đó mà họ mở thành công nhà hàng. Tôi cũng nhận thấy nhiều bạn trẻ cũng thích nấu ăn chứ không hề lười nhác như nhiều người hay nói. Điều quan trọng là họ thiếu nơi để học, rèn luyện và bị cuộc sống bộn bề cuốn mất niềm vui khi ở trong gian bếp".

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 17.

Mỗi lần làm ra một thành phẩm ưng ý, bà Lan cảm thấy rất hạnh phúc.

Hà Nội: Đâu cứ phải vỉa hè mới đắt khách, quán bánh biển hiệu bé xíu, khuất trong khu tập thể vẫn đông nườm nượp - Ảnh 18.

Đây cũng chính là lý do khiến bà Lan nghĩ đến việc sẽ mở lớp dạy nấu ăn, làm bánh. Bà không bao giờ có ý định giữ nghề mà luôn muốn nhân rộng nó, để ngày càng có nhiều người nấu ăn giỏi, đem những bữa ăn ngon tới tay nhiều người. "Tôi nghĩ được ăn ngon là một hạnh phúc và nếu lại làm cho người khác hạnh phúc vì món ăn ngon do mình làm thì càng vui hơn nữa. Các con tôi không có ai nối nghiệp tôi nên tôi rất muốn những bí kíp của mình có người nắm giữ và thành công hơn cả những gì tôi đang có".