Hà Lan (Mắt Biếc) là tấm gương cảnh báo lối sống nhanh, "yêu như đua deadline" của sinh viên thời nay?

FRIDAY NIGHT, Theo Helino 15:32 25/12/2019

Tình hình sinh viên bỏ bê học tập, sống buông thả ngày một gia tăng. Giống với Hà Lan trong Mắt Biếc, những sinh viên này là nạn nhân của cám dỗ nơi thành thị. Các trường đại học nên đem Hà Lan ra làm ví dụ cho "cô cậu" của mình.

Suốt những ngày này, mạng xã hội tràn ngập những bình luận xoay quanh bộ phim Mắt Biếc của đạo diễn Victor Vũ. Người ta bàn nhau về số phận của Ngạn (Trần Nghĩa), có người trách cũng có người thương. Người ta lại bàn nhau về cô Hồng (Thảo Tâm), có người xót cũng có người thấu hiểu. Đối với Hà Lan (Trúc Anh), bàn nhau trên mạng xã hội chưa đủ, số phận của cô phải được bàn đến tận ngoài đời, bởi nó quá đỗi thiết thực. Đến nỗi mà, ai nhìn vào cũng thấy hình ảnh bản thân mình trong Hà Lan, nhất là các sinh viên năm nhất.

Hà Lan (Mắt Biếc) là tấm gương cảnh báo lối sống nhanh, yêu như đua deadline của sinh viên thời nay? - Ảnh 1.

Hà Lan đẹp, nhưng khổ quá! Bởi cô đã biết cách yêu, cách tránh xa cám dỗ đâu?

Hà Lan không chống lại được cám dỗ, sinh viên ngày nay cũng vậy!

Mắt Biếc lấy bối cảnh những năm 80 của thế kỷ trước, thời mà trường cấp 2, cấp 3 chưa nhiều như bây giờ. Khi đó, muốn học lên trung học, đa phần người ta phải đến phố thị. Và như vậy, giữa chốn phồn hoa và nơi làng quê bình yên, người ta không vững lòng và dễ bị cám dỗ. Hà Lan không ngoại lệ. Nhưng đó là chuyện ngày xưa, trường học bây giờ mọc nhiều như nấm. Chỉ khi đến đại học, cao đẳng, học sinh mới lựa chọn rời xa quê hương mình, đến những thành phố hiện đại và rộng lớn. Và khi đó, hành trình chống lại sự cám dỗ mới thực sự bắt đầu.

Hà Lan (Mắt Biếc) là tấm gương cảnh báo lối sống nhanh, yêu như đua deadline của sinh viên thời nay? - Ảnh 2.

Những thay đổi ngoại cảnh và cả nội tâm của không ít người sau khi lên thành phố, như Hà Lan.

Dù là thế hệ nào, báo chí cứ nhan nhản mỗi ngày cảnh báo về nạn nạo phá thai, đa phần rơi vào các cô sinh viên trẻ, những người vừa bước đến thành phố xa hoa. Với vốn sống và kinh nghiệm ít ỏi, họ như con thiêu thân lao vào những cuộc vui. Lúc nhận ra lỗi lầm, cũng là lúc bản thân phải trả giá thứ gì đó, không nhiều cũng ít. Giống như Hà Lan trong Mắt Biếc, làng Đo Đo chỉ đẹp khi cô chưa rời nó mà đi. Và thứ mà cô phải trả giá, đó là dở dang con đường học vấn, bên cạnh bồng bế đứa con, gây thất vọng cho gia đình, làm khổ bản thân mình.

Hà Lan (Mắt Biếc) là tấm gương cảnh báo lối sống nhanh, yêu như đua deadline của sinh viên thời nay? - Ảnh 3.
Hà Lan (Mắt Biếc) là tấm gương cảnh báo lối sống nhanh, yêu như đua deadline của sinh viên thời nay? - Ảnh 4.

Những dòng tâm sự trên các trang mạng xã hội các trường đại học không hiếm nội dung như thế này!

Bên cạnh đó, những vấn đề mà các sinh viên cần tránh khi bước chân lên phố thị nhiều không kể xiết. Đó là việc tin người quá nhanh, yêu quá vội. Đó còn là việc bỏ bê học tập theo đuổi những cuộc vui thâu đêm, đi ngược lại với mục đích ban đầu. Những lúc ấy, các cô cậu cứ thay nhau ước gì mình biết trước hậu quả, có lẽ sẽ không phải thế!

Các trường đại học nên đưa Hà Lan vào làm "case study" cho các sinh viên năm nhất

Hà Lan (Mắt Biếc) là tấm gương cảnh báo lối sống nhanh, yêu như đua deadline của sinh viên thời nay? - Ảnh 5.

Ngay khi vừa bước chân lên giảng đường đại học, không ít hay nhiều, 1 vài khóa học dạy bảo cách sống, cảnh báo cạm bẫy là điều cần thiết cho sinh viên. Có thể, các trường đại học, cao đẳng đã thực hiện từ xưa đến nay rồi. Nhưng đây là lúc có thêm bằng chứng, ví dụ, liên hệ thực tế để các bạn nhìn nhận rõ hơn.

Hà Lan cũng là cô gái trẻ, rời xa quê nhà để đến thành phố học tập. Cô nhanh chóng thể hiện sự ưa thích "đu đưa" qua việc chê bai ngôi làng. Cô nhanh chóng ăn diện lộng lẫy, đi chơi đêm, hẹn hò, đến những vũ trường tới tận 2 giờ sáng với bạn trai sau vài lần gặp gỡ. Như vậy, cơ sở so sánh giữa Hà Lan và các sinh viên năm nhất là có cơ sở.

Hà Lan (Mắt Biếc) là tấm gương cảnh báo lối sống nhanh, yêu như đua deadline của sinh viên thời nay? - Ảnh 6.

Tất nhiên, không thể đánh đồng mọi sinh viên với Hà Lan. Tuy nhiên, cũng phải có những bước tích cực giảm thiểu tối đa trường hợp như Hà Lan đến với sinh viên.

Nếu có khác, có lẽ nó nằm ở cách đối phó với vấn đề của mỗi người. Có người mạnh mẽ, kiên cường, tự thân giống Hà Lan, nhưng số khác lại không thể. Khi rơi vào hoàn cảnh đó, người ta chỉ thấy bản thân mình khổ nhất, quên đi việc đấu tranh vượt qua nghịch cảnh. Một lần nữa, các bạn sinh viên không chỉ nên được dạy về việc tránh xa cám dỗ, còn phải được chia sẻ về việc xử lý với nó khi trường hợp không may xảy ra.

Tạm kết

Hà Lan (Mắt Biếc) là tấm gương cảnh báo lối sống nhanh, yêu như đua deadline của sinh viên thời nay? - Ảnh 7.

Hà Lan sai, còn có Ngạn sẵn sàng sửa sai giúp. Có ai chắc chắn mình sẽ có người sửa sai thay như Ngạn không?

Người ta thường nói "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Đó là việc không thể bắt Ngạn phải yêu phố thị như Hà Lan, cũng không thể yêu cầu Hà Lan yêu làng như Ngạn, mỗi người có tính cách khác nhau. Tuy nhiên, không vì thế mà ta bỏ qua việc định hướng, cảnh báo giới trẻ về phong cách sống. Đừng để một ngày nào đó, người trẻ nhìn vào quá khứ và chỉ thấy lỗi lầm, tiếc nuối của mình ở đó. Việc này giống như cách Hà Lan chỉ nhìn thấy lỗi lầm khi thấy Trà Long, thấy toàn là điều mình đã đánh mất khi nhìn vào Ngạn.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, Hà Lan có phải case study điển hình nhất cho tình hình học sinh, sinh viên ngày nay?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Mắt Biếc hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.