Mozart và câu chuyện đằng sau bản thu concerto số 23

Sưu tầm, Theo 14:00 11/11/2012

Đó là một câu chuyện đằng sau bản thu Piano Concerto số 23 của thiên tài âm nhạc Mozart một món quà chạm vào trái tim!

Nhà soạn nhạc Nga vĩ đại thế kỷ 20 Dimitri Shostakovitch cho biết trong cuốn hồi ký của mình rằng sống dưới sự cai trị của Liên Xô như sống trong một nhà thương điên. Để minh họa, ông kể câu chuyện sau đây về người bạn học trong nhạc viện, nghệ sĩ dương cầm Maria Yudina.
 
Một buổi chiều chủ nhật trong chiến tranh Yudina là nghệ sĩ độc tấu trong một buổi phát sóng trực tiếp trên Đài phát thanh Moscow bản piano concerto số 23 của Mozart. Tình cờ Stalin đã nghe buổi phát sóng chiều hôm đó và có một ấn tượng mạnh. Ngày hôm sau, ông gọi điện cho Đài phát thanh Moscow, "yêu cầu" họ gửi cho ông ta bản ghi âm Mozart concerto cho đàn piano do Yudina vừa chơi. Tất nhiên, buổi phát thanh đã được biểu diễn trực tiếp, không tồn tại bản thu như vậy, nhưng không ai ở Đài phát thanh Moscow dám đối mặt với nguy cơ về một cơn thịnh nộ của Stalin nếu nói ra điều đó. Vì vậy, họ điên cuồng triệu tập toàn bộ Dàn nhạc giao hưởng của Moscow Radio, nhạc trưởng và Yudina cho một buổi ghi âm cấp cứu ngay tối hôm đó.
 
Đã quá 10 giờ đêm trước khi tất cả mọi người xuất hiện, người nhạc trưởng được chọn đã quá lo sợ về một sự giận dữ của Stalin nếu phạm sai lầm nên không tài nào điều khiển nổi dàn nhạc. Sau khi liên tiếp vấp lỗi, người ta đã cho ông về nhà và một nhạc trưởng khác đã được triệu tập đến. Vị Nhạc trưởng thứ hai này thì đã quá chén, thử thực hiện vài phân đoạn của bản nhạc. Sau vài chục phút, các thành viên dàn nhạc nổi cáu, bỏ các nhạc cụ xuống và từ chối chơi cùng ông ta. Ông ấy cũng đã được giải phóng.
 
Mozart và câu chuyện đằng sau bản thu concerto số 23 1
 
Như một cứu tinh, Nhạc trưởng thứ ba thuộc lòng toàn bộ bản concerto. Đã quá một giờ rưỡi sáng ông mới tới sau khi được thông báo về sứ mệnh của mình. Ông cởi áo khoác, bước đến bục chỉ đạo, cầm cây đũa nhạc trưởng và tuyên bố: "Nào, Mozart" và điều khiển một mạch toàn bộ bản concerto trong một lần thu duy nhất! Cuốn băng được phát lại, tất cả mọi người đều gật đầu đồng ý, và chỉ một đĩa độc nhất đã được đúc ra rồi gửi cho Stalin ngay lập tức.
 
Khoảng hai tuần sau đó, Yudina nhận được một mảnh giấy từ Stalin chúc mừng mình vì sự diễn xuất tuyệt vời. Kèm theo bức thư là món tiền thưởng từ Stalin dành cho Yudina : 20.000 rúp! 
 
Yudina là một con chiên mộ đạo (một số sẽ nói cuồng tín) của nhà thờ Công Giáo Chính Thống Nga. Bà đã gửi cho Stalin một bức thư cảm ơn với nội dung là một cái gì đó tựa như thế này:
 
"Thưa Josef Vissairyonovich,
 
Tôi muốn cảm ơn ông vì món quà hào phóng nhất của ông và muốn bày tỏ với ông rằng điều đó đã chạm vào trái tim của tôi. Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho ông và linh hồn của ông mỗi ngày và mỗi đêm trong phần còn lại của cuộc đời tôi. Xin hãy nhớ rằng Tình yêu mà Thiên Chúa dành cho ông là vô hạn, cũng như lòng thương xót của Người, và nếu ông thú nhận và ăn năn, Người sẽ tha thứ cho tội lỗi của ông chống lại quê hương tôi và đồng bào tôi.
 
Một lần nữa, tôi muốn cảm ơn ông vì món quà của ông. Tôi đã hiến tặng toàn bộ số tiền đó cho nhà thờ nơi tôi thường xuyên đến cầu nguyện.
 
Chân thành,

Maria V. Yudina"
 
Khi lá thư này đến biệ thự của Stalin, thư ký của Stalin đọc xong, vội vàng thông báo nội dung cho Cảnh sát trưởng Moscow. Cảnh sát trưởng, đến lượt mình, đã thảo luận về bức thư cùng với Beria, người đứng đầu của KGB khét tiếng. Cùng nhau, cả ba người đã trình bức thư lên cho Stalin xem, quan sát nét mặt của nhà lãnh đạo để tìm kiếm một dấu hiệu phản đối dù nhỏ nhất, mà đã có thể có nghĩa là Yudina phải "biến mất". Stalin đọc lá thư, không chau mày quá nhiều, vò nát và ném nó vào thùng rác.
 
Văn hào Nga Gogol đã từng nói: "Trong một xã hội điên, người lành mạnh phải thuyết phục xung quanh rằng mình còn điên hơn cả họ".
 
Ngày 5 tháng 3 năm 1953, Stalin đã chết trên giường bệnh. Đĩa nhạc đang quay dở trên máy hát lúc đó chính là bản Piano Concerto số 23 của Mozart, được thực hiện bởi Maria Yudina.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày