Góc "phá phim": Guardians of the Galaxy Vol. 2 và lý do vì sao đi xem phim thì nên cất não ở nhà

Umbrella, Theo Trí Thức Trẻ 15:04 06/05/2017

Đây là lý do vì sao các nhà khoa học không bao giờ được thuê viết kịch bản phim, và bạn cũng nên nhận ra trước khi đi xem phim thì nên bỏ hết logic thông thường đi.

*Cảnh báo: bài viết có tiết lộ nội dung phim

Star Lord và đồng bọn đánh thuê hiện đang tái xuất khán giả trên toàn thế giới với bộ phim Guardians of the Galaxy, Volume 2. Đồng ý rằng đây là một bộ phim siêu anh hùng, trong một thế giới viễn tưởng diễn ra trên nền nhạc không thể nào chất hơn, nhưng có bao giờ bạn dừng lại một tí và nghĩ xem có tí logic nào được áp dụng ở đây không không?

Hãy cùng nhau đọc bài này và ngẫm nghĩ một cách nghiêm túc về khía cạnh khoa học mà bộ phim đã mang lại cho chúng ta.

Góc phá phim: Guardians of the Galaxy Vol. 2 và lý do vì sao đi xem phim thì nên cất não ở nhà - Ảnh 1.

1. Cuộc thoát thân thần thánh khỏi trường thiên thạch lượng tử

Trong một số cảnh rượt đuổi, phi thuyền của các Vệ binh phải tìm đường thoát ra khỏi một thứ gọi là trường "thiên thạch lượng tử". Tại đó các tiểu hành tinh cứ đột nhiên xuất hiện rồi lại biến mất, làm cho phi hành đoàn của chúng ta lên bờ xuống ruộng tìm cách thoát thân.

Góc phá phim: Guardians of the Galaxy Vol. 2 và lý do vì sao đi xem phim thì nên cất não ở nhà - Ảnh 2.

Hình ảnh mô phỏng trường thiên thạch lượng tử

Câu hỏi đặt ra ở đây là, một phi thuyền có bao nhiêu phần trăm cơ hội sống sót khi gặp hiện tượng này?

Theo bộ phim, có vẻ như cuộc rượt đuổi này diễn ra ở một nơi vắng vẻ trong không gian. Do đó giả sử mỗi giây có 1% khả năng 1 thiên thạch sẽ bất thình lình hiện hình ngay trên nóc tàu và nghiền nát các nhân vật chính của chúng ta.

Cũng theo phim, họ mất 3 phút để vượt qua "kiếp nạn" này, và theo như các chuyên gia, công thức tính tỉ lệ sống sót của họ như sau như sau:

(Khả năng sống sót trong mỗi giây)^số giây = (1 – khả năng bị thiên thạch huỷ diệt mỗi giây)^số giây

<=> (1 – 0,01)^(3x60) = 16,38%

Tỉ lệ khá cao đấy chứ, nhất là khi nhóm vệ binh có đến 2 thiên tài lái tàu cơ mà...

Góc phá phim: Guardians of the Galaxy Vol. 2 và lý do vì sao đi xem phim thì nên cất não ở nhà - Ảnh 4.

Vừa giành nhau lái vừa đấu võ mồm mà vẫn sống sót. Thật bái phục khả năng của các anh

2. Những trái lựu đạn của Raccoon

Rocket Raccoon luôn có nhu cầu phải hạ gục vài tên xấu xa (như mọi khi). Để làm được điều đó trong bộ phim lần này, chú gấu mèo đã dùng những trái lựu đạn độc quyền để hất văng lũ ngoài hành tinh xấu xa từ đất lên ngọn cây cao 30m.

Góc phá phim: Guardians of the Galaxy Vol. 2 và lý do vì sao đi xem phim thì nên cất não ở nhà - Ảnh 5.

Nhưng nhìn oách vậy thôi, còn thực tế thì sao nhỉ? Dựa vào một công thức vật lý được ghi trong SGK Vật Lý lớp 10:

2gh = vsau^2 – vđầu^2 (g: gia tốc trọng trường; h: độ cao)

Tại ngọn cây, vận tốc của lũ ngoài hành tinh bằng 0, do đó 2 x -9,81 x 30 = 0 - vđầu^2

<=> vđầu = 24,26 m/s

Vậy, để hất văng địch lên ngọn cây, lực đẩy mìn phải đạt tới vận tốc ít nhất là 24m/s.

Nghe hợp lý đúng không? Nhưng thực ra, con số này là quá thấp, vì một vụ nổ nhỏ thông thường có thể đạt tới sức đẩy nhanh hơn cả vận tốc âm thanh. Có thể biên kịch đã hạ thấp tài năng của Rocket chăng?

Góc phá phim: Guardians of the Galaxy Vol. 2 và lý do vì sao đi xem phim thì nên cất não ở nhà - Ảnh 7.

3. Dịch chuyển đến tất cả các hành tinh trong vũ trụ

Trong tuyến nhân vật, có một người giữ vai trò rất quan trọng (quan trọng thế nào xin mời ra rạp), đó chính là Ego – cha của Peter Quill. Ông đã dành ra nhiều năm trời để đến thăm và để lại nòi giống ở hầu hết các hành tinh trong dải ngân hà.

Góc phá phim: Guardians of the Galaxy Vol. 2 và lý do vì sao đi xem phim thì nên cất não ở nhà - Ảnh 8.

Một người bình thường, không cần là một nhà khoa học gì cả, đều có thể nhận thấy ngay có gì đó sai sai ở đây.

Theo một nghiên cứu gần đây, dải ngân hà có khoảng 100 tỉ hành tinh. Để đơn giản hóa bài toán, chúng ta hãy giả sử vũ trụ đang xét là một khối cầu có đường kính vào khoảng 140.000 năm ánh sáng và điểm bắt đầu nằm ở tâm của nó. Vị lữ khách Ego cần phải thực hiện 100 tỉ chuyến đi đến các hành tinh và... quay về.

Theo tính toán sơ bộ, khoảng cách trung bình từ nơi xuất phát đến một hành tinh vào khoảng 35.000 năm ánh sáng, vừa đi vừa về thì tốn 70.000 năm ánh sáng. Do đó, ta có:

Tổng quãng đường = (Quãng đường trung bình mỗi chuyến đi) x số lượng chuyến đi.

70.000 x 100.000.000.000 = 7.000.000.000.000.000 (7 triệu tỷ năm ánh sáng).

Trên thực tế, vũ trụ được ước tính chỉ có tuổi thọ vào khoảng 14 tỷ năm, do đó dù Ego có đi với vận tốc ánh sáng đi nữa, thì vũ trụ đã diệt vong trước khi ông thực hiện xong cuộc hành trình của mình.

4. Mũi tên "chất lừ" của Yondu

Yondu Udonta là một tên xỏ lá một cách có đạo đức, kiêm một trong những thủ lĩnh nhóm đánh thuê Ravagers. Hắn sở hữu một vũ khí độc nhất vô nhị trong cả dòng phim siêu anh hùng, đó là mũi tên chết người được điều khiển bằng tiếng huýt sáo.

Có lẽ sau khi thấy Yondu và mũi tên thần gây được hiệu ứng tích cực trong phần 1, biên kịch và đạo diễn đã cho cặp đôi (người và vũ khí) thêm đất diễn trong phần 2, cụ thể là cảnh chiến đấu hoành tráng trên phi thuyền không gian dài hàng kilomet chỉ trong vài giây ngắn ngủi.

Góc phá phim: Guardians of the Galaxy Vol. 2 và lý do vì sao đi xem phim thì nên cất não ở nhà - Ảnh 10.

Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta vẫn chưa rõ mũi tên thần thánh đó có thể bay nhanh như thế nào, nhưng hãy giả sử nó nhanh hơn xe hơi, nhưng chậm hơn máy bay, đâu đó khoảng 275km/h/, bằng tốc độ của một mũi tên thông thường.

Thời gian để diệt bọn xấu được tính bằng:

Tổng độ dài khoảng cách/vận tốc

= 2(km)/275(km/h)

= 0.0073 giờ

= 26.3 giây

Trong phim, mỗi cảnh chiến đấu của Yondu chỉ kéo dài khoảng vài giây, nên có vẻ như con số này cũng hợp lý.

Nhưng tóm lại, Guardians of the Galaxy là một phim về siêu anh hùng, trong một vũ trụ giả tưởng. Chỉ như vậy thôi là đủ hiểu rằng biên kịch có thể múa bút cho nhân vật làm bất cứ điều gì, mình thích thì mình làm thôi.

Tuy vậy nhưng cũng phải thừa nhận rằng, dù nó có vô lý đến đâu đi nữa, chúng ta vẫn đã, đang và sẽ bỏ tiền ra đến rạp đấy thôi.

Nguồn: Theconversation