Giới trẻ giải mã ứng dụng RealStake: Vừa xây dựng thói quen tích góp vừa có thể sinh lời

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 15/08/2020

Đừng đợi tích góp được "một số vốn kha khá" mới lên kế hoạch tài chính mà hãy bắt đầu việc này ngay khi muốn cải thiện mức thu nhập hiện tại, đồng thời nỗ lực tìm cách đạt mục tiêu trong một thời hạn sớm nhất có thể đừng để lương vừa về đã không cánh mà bay.

Tiết kiệm vốn được xem là giải pháp thông thường khi muốn có nguồn tích lũy tài chính cho chính bản thân. Tuy nhiên, với các giải pháp tài chính hiện đại ngày nay, chúng ta vừa có thể tích lũy tài chính, vừa có thể đầu tư sinh lời.

Quản lý tài chính là một "môn nghệ thuật" và người quản lý là một "nghệ sĩ"

Thiết lập mục kế hoạch tài chính là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để đảm bảo cho "sức khoẻ tài chính" nhưng lại ít được quan tâm đối với giới trẻ ngày nay, kể cả những người đi làm nhiều năm, đôi lúc cũng không màn đến việc học cách quản trị tài chính hoặc tiết kiệm dự phòng cho những tình huống phát sinh. Chính vì thế, vấn đề làm nhiều nhưng không có dư hoặc thậm chí "thâm lương" là điều rất dễ bắt gặp ở các bạn trẻ. Vậy nên học quản lý tài chính từ khi nào và như thế nào? Quản lý tài chính không chỉ nằm ở việc quản lý tiền lương mà còn nằm ở việc làm sao để có phát triển được nguồn tiền đó, vì sự lưu thông tài chính mới là cách tốt nhất để phát triển kinh tế. 

Đầu tiên, xây dựng "lộ trình tài chính" rõ ràng và mục tiêu tài chính không phải là thứ bất di bất dịch, chúng cần được theo dõi và điều chỉnh kịp thời. Gạt bỏ những tư tưởng sai lầm, nếu bạn đã từng suy nghĩ sẽ tiết kiệm tiền khi đủ tiền thì nhanh chóng khai trừ ra khỏi đầu. Khái niệm "kiếm đủ" rất vô chừng, thay vì đợi kiếm đủ mới tiết kiệm, bạn hãy nhớ đến nguyên tắc tiết kiệm theo một tỷ lệ nhất định trên thu nhập của bạn. 

Giới trẻ giải mã ứng dụng RealStake: Vừa xây dựng thói quen tích góp vừa có thể sinh lời - Ảnh 1.

Kế đến đừng chỉ nghĩ cắt giảm chi tiêu là biện pháp tốt nhất để quản lý tài chính. Mà đúng hơn là bạn chỉ nên cắt giảm những chi tiêu không mang lại giá trị hiệu quả như mua sắm quá độ, tiêu xài phi lý... Hãy thử ghi nhận tất cả chi tiêu trong hai tháng vừa qua, từ đó lập ra một bảng kế hoạch phân bổ tài chính: nhu cầu thiết yếu như nhà ở, ăn uống, hóa đơn điện nước (20% - 35%); quần áo, giải trí (10% - 25%); tiết kiệm cho quỹ tài chính cá nhân (5% - 20%); giáo dục - phát triển cá nhân (5% - 15%)...

Sau đó đặt mục tiêu từ nhỏ đến lớn, mục tiêu nhỏ trước, gần nhất và dễ dàng hoàn thành trong khả năng và tăng dần mục tiêu của mình lên. Cuối cùng hãy đầu tư khoản tiền tiết kiệm đó.

Giải pháp toàn diện vừa tích góp vừa sinh lời

Giới trẻ giải mã ứng dụng RealStake: Vừa xây dựng thói quen tích góp vừa có thể sinh lời - Ảnh 2.

Hãy bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm 10% thu nhập của mình, sau đó mang số tiền tiết kiệm đi đầu tư. Đây được gọi là bí quyết số một trong việc quản lý tài chính cá nhân. Đầu tư được hiểu tiền tiết kiệm là nguyên liệu thô còn đầu tư là quá trình làm cho tiền tiết kiệm sinh lợi. 

Và hình thức đầu tư chung được nhiều bạn trẻ hướng đến hiện nay, thay vì chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Nếu biết đầu tư đúng cách sẽ giúp con số trong tài khoản ngân hàng của bạn nảy nở cách nhanh chóng. 

RealStake - Nền tảng công nghệ đầu tư chung bất động sản với số vốn nhỏ cho phép bạn đầu tư những dự án tiềm năng chỉ từ 20 triệu đồng, hơn nữa thanh toán linh hoạt theo tiến độ từ 2 - 3 năm, tức là mỗi tháng chỉ từ 500 nghìn đồng. Từ đó, bạn sẽ có được hai nguồn lợi nhuận, đó chính là nguồn thu nhập thụ động và chủ động. Vậy nguồn thu nhập thụ động này từ đâu? 

Giới trẻ giải mã ứng dụng RealStake: Vừa xây dựng thói quen tích góp vừa có thể sinh lời - Ảnh 3.

Nghĩa là khi đầu tư vào nền tảng RealStake, bạn sẽ nhận được lợi nhuận từ RealStake cam kết tối thiểu từ 6% - 9% tùy vào dự án bất động sản. Bên cạnh đó, còn có lợi nhuận từ việc cho thuê khi bất động sản đã hoàn thiện và lợi nhuận này sẽ được chia đều cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, bạn có thể bán phần sở hữu của mình trên sàn giao dịch hoặc bán nguyên căn, lúc này RealStake sẽ giúp bạn đánh giá, phân tích thời điểm tốt nhất để bán ra chốt lời và đây chính là nguồn thu nhập chủ động.

Lời kết

Một yếu tố quan trọng khi chuyển đổi khoản tiết kiệm thành đầu tư đó là tính kỷ luật. Bạn cần cùng lúc tiết kiệm và đầu tư liên tục, đều đặn trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, cố gắng chi tiêu hợp lý và đầu tư với mục tiêu rõ ràng vào thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu. 

Tiết kiệm và đầu tư cũng giống như hai mặt của đồng xu, mặt tiết kiệm giúp bạn lên kế hoạch cho các mục tiêu tương lai, còn mặt đầu tư một cách thông minh sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó. Hay hiểu nôm na là tiết kiệm - đầu tư - sau đó tiếp tục sử dụng số tiền gốc lẫn lãi để tái đầu tư - tiền sẽ đẻ ra tiền một cách nhanh chóng.