Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái

Chóp, Theo Trí Thức Trẻ 20:00 03/09/2017

Ít ai biết dưới bề mặt hào nhoáng của street style Hàn Quốc là cả một thị trường đồ nhái nở rộ.

Trong bộ phim tài liệu mới vừa lên sóng vào cuối tháng 8, trang web uy tín về thời trang Highsnobiety đã đưa ra quan điểm vô cùng thú vị về ngành công nghiệp thời trang tại Seoul: Sự bất khả trong việc mua đồ hiệu ở Hàn Quốc đã nuôi dưỡng một trong những thị trường sản xuất hàng nhái tinh vi đứng đầu trên thế giới.

Hàn Quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ 14 toàn cầu và thủ đô Seoul xếp thứ 5 trong số những thành phố giàu có nhất trên thế giới. Và nơi được coi là thủ phủ thời trang Châu Á này chính là đề tài cho bộ phim tài liệu vừa được Highsnobiety thực hiện trong Tuần lễ thời trang Seoul hồi tháng 3 vừa qua. Có thể nói sự độc đáo của đất nước Hàn Quốc hiện đại thể hiện ở chỗ: thế hệ trẻ của họ bị ám ảnh bởi xu hướng - mà ở thời điểm hiện tại là phong cách thời trang đường phố streetwear gắn liền với những thương hiệu đình đám như Supreme, Champion, v.v...

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 2.

Hàn Quốc được tiếng là quốc gia dẫn đầu về thời trang tại Châu Á...

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 3.

... nơi các tín đồ thời trang không ngừng nâng cấp cho street style của mình.

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 4.

... và cũng là nơi thế hệ trẻ bị ám ảnh bởi văn hóa tiêu thụ quần áo.

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 5.

Vậy nhưng ít ai biết dưới bề mặt hào nhoáng của street style Hàn Quốc là cả một thị trường đồ nhái nở rộ.

Tại xứ sở kim chi, việc mua những món đồ thật từ các thương hiệu streetwear đình đám như Supreme hay Champion gần như là không tưởng. Và đây chính là cơ hội béo bở để các nhãn hàng chuyên copy hoặc sản xuất đồ fake được dịp bùng nổ. Bất cứ ai đặt chân tới Seoul đều dễ dàng mua được áo hoodie fake thương hiệu Supreme bày bán la liệt ở vỉa hè với cái giá khoảng $25 (tương đương 500.000VND).

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 6.

Áo hoodie fake Supreme xuất hiện trên vỉa hè với đủ màu sắc và hình dáng logo.

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 7.

Các mẫu dây của Off-White, Champion, Gucci có thể dễ dàng mua ở chợ quần áo.

Cùng lúc đó các cửa hiệu trong trung tâm thương mại sẽ trưng bày mẫu áo jacket giống hệt mẫu của Saint Laurent mà Justin Bieber từng diện, điểm khác biệt duy nhất là trên nhãn của chiếc áo đó đề "Classic Fashion" thay vì "Saint Laurent".

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 8.

Chiếc jacket nhái Saint Laurent khiến dân sành thời trang cũng phải giật mình vì...quá giống

"Bạn có thể nhìn thấy thời trang bị làm nhái ở khắp nơi trên thế giới nhưng những món đồ ở Seoul thì thật đáng kinh ngạc", Alec Leach, biên tập viên thời trang của Highsnobiety cho biết. "Bất cứ ai đang tạo ra những bộ đồ sao chép ấy rõ ràng là người thường xuyên cập nhật Instagram và các bài báo mới nhất về street style."

Bộ phim tài liệu cũng đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của tên thương hiệu hoặc chất lượng món đồ tới quyết định của người tiêu dùng trẻ tuổi. "Có vẻ rất nhiều thanh niên Hàn Quốc không thực sự chú tâm đến thứ mà họ mặc", ông Leach chia sẻ. "Phần lớn những người được chúng tôi phỏng vấn trên phố đều có câu trả lời mơ hồ về việc họ mua cái gì và tại sao."

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 9.

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 10.

Giới trẻ bị ám ảnh bởi xu hướng, thủ phủ thời trang châu Á Seoul biến thành thiên đường hàng nhái - Ảnh 11.

Ngoài vấn đề hàng fake, việc các thương hiệu Hàn Quốc học hỏi ý tưởng từ các thương hiệu phương Tây cũng là "chuyện thường ngày ở huyện".

Sự nhạy cảm đối với thời trang đường phố của giới trẻ là một trong những lý do khiến thị trường hàng nhái tại Hàn Quốc bùng nổ. Người Hàn không thể có những thương hiệu thời trang mà họ ao ước, nhưng vì không thể ngưng chạy theo xu hướng nên hiển nhiên họ sẽ mua hàng giả. Cùng lúc đó, các hãng thời trang nhận ra điều này và quyết định không đặt cửa hiệu nào tại một quốc gia sẵn lòng tiêu thụ đồ copy của họ. Quả là một vòng luẩn quẩn!

Nguồn: Business of Fashion