Giới trẻ áp lực và tự sát ngày một nhiều: Mạng xã hội là nguyên nhân lớn nhất bị đổ lỗi

Hà Thu, Theo Nhịp Sống Việt 12:10 25/11/2019

Công nghệ phát triển nói chung và mạng xã hội nói riêng được nhiều người quy trách nhiệm cho các vụ tự sát đau buồn này.

Kể từ cuối thập niên 2000, tình trạng tâm lý và tinh thần của giới trẻ đã được nhận thấy giảm đi rõ rệt, đặc biệt là tại các nước phát triển nhanh như Mỹ. Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khác nhau, cho thấy tỷ lệ suy nhược tâm lý và cảm xúc trong độ tuổi 14-17 đã tăng thêm hơn 60%, độ tuổi 12-13 tăng 57% và độ tuổi 18-21 tăng 46%. Ngoài ra, trung bình một người thuộc độ tuổi 12-25 tại Mỹ sẽ trải qua một giai đoạn ảnh hưởng nặng nề trong cuộc sống. Những thông tin trên được tổng hợp từ điều tra của Cục Sức khoẻ và Con người Hoa Kỳ trên hơn 600.000 người được chọn.

Không khó hiểu khi xu hướng này có mối quan hệ mật thiết tới cả tần suất tự tử hoặc nghĩ quẩn do các yếu tố tâm lý xã hội. Đáng chú ý nhất, công nghệ nói chung và mạng xã hội nói riêng được coi là nguồn cơn chính dẫn đến hiện tượng này.

mạng xã hội - Ảnh 1.

“Rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng giới trẻ đang ngày một trở nên ‘buồn rầu’ hơn ngày trước,” trích lời Jean Twenge, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang Diego State, tác giả cuốn sách “iGen” nói về tác động của thời đại số tới thế hệ trẻ. “Một trong những lý do lớn nhất được xác định là smartphone, công nghệ số như mạng xã hội, nhắn tin, chơi game...”

Mặc dù người lớn tuổi cũng sử dụng chúng nhưng tốc độ tiếp thu và nhận thức không nhanh nhạy bằng giới trẻ, do đó họ không gặp quá nhiều ảnh hưởng lâu dài. Chính thói quen nhắn tin, giải trí và tương tác trên mạng xã hội đã mang lại những thay đổi rõ rệt trong lối sống, chẳng hạn như thời gian gặp gỡ ngoài đời giảm đi, thời gian ngủ nghỉ bị chiếm dành cho những giây phút lang thang trên mạng không hồi kết.

mạng xã hội - Ảnh 2.

Cặp vợ chồng Russell tại Mỹ mới đây cũng đã bày tỏ lo ngại về tác động của mạng xã hội trong một cuộc phỏng vấn với CBS, bởi con gái Molly của họ đã tự sát vào năm 14 tuổi. Molly từng là một cô bé rất tận tâm, chu đáo với mọi người, và không một ai nhận ra dấu hiệu gì bất thường cho tới ngày định mệnh đó xảy ra.

“Thứ duy nhất chúng tôi lần theo được là trên mạng xã hội mà con bé sử dụng, nó có tham gia một hội nhóm lập ra cho những người đang gặp vấn đề tâm lý. Dù vậy, nhóm này không tỏ ra giúp đỡ hay có biện pháp tư vấn mà lại bình thường hoá các hành động tự gây tổn thương mình. Trong đó cũng liên tục nhắc lại nhiều lời nhấn mạnh về sự quên lãng, hẳn đã khiến Molly trở nên tuyệt vọng và nghĩ quẩn.”

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày