Vì sao nguyệt san có cục máu đông bất thường?

PLXH, Theo 00:01 07/06/2010

Nó rất có thể là hoàn toàn bình thường nếu chu kỳ nào của bạn cũng thế nhưng nếu nó thay đổi về màu sắc, độ dày, hoặc có cục máu đông thì có thể bạn đang gặp vấn đề về máu nguyệt san. <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'><img src='/Images/EmoticonOng/30.png'>

1. Tại sao mình lại thấy có những cục máu đông trong chu kỳ đèn đỏ của mình thế? Mình đã uống thuốc chống đông máu, liệu có vấn đề gì không? Mình nên làm như thế nào bây giờ? (Mỹ Hạnh, 18 tuổi)

Trả lời:

Mỹ Hạnh thân mến!

Nhiều XX vẫn có cục máu đông trong máu kinh nguyệt san của mình theo những chu kỳ khác nhau trong thời gian "bị". Và các cục máu đông này có thể là màu đỏ tươi hoặc sẫm màu. Thông thường, các cục máu đông xuất hiện nhiều nhất vào những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự hiện diện của nhiều cục máu đông trong dòng chảy nguyệt san có thể làm cho máu kinh nguyệt của bạn khi ấy có vẻ nhiều hơn, dày đặc hơn so với bình thường.


Khi ấy nhiều XX như bạn do quá hoảng sợ nên thường tìm đến những loại  thuốc chống đông máu để giữ máu kinh nguyệt không bị vón cục đông máu như nó đang hoành hành. Nhưng thời gian "bị" của bạn thường quá ngắn và máu nguyệt san nhanh chóng bị trục xuất ra khỏi cơ thể nên chúng không đủ thời gian cho thuốc chống đông máu làm việc hiệu quả. Điều này càng cho phép hình thành cục máu đông nhiều hơn.

Nếu bạn có quá nhiều cục máu đông hoặc những cục máu đông này lớn thì bạn nên tìm đến bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và loại trừ bất kỳ lý do nào gây ra  hiện tượng bất thường này nhé!


2. Máu nguyệt san của mình không bị vón cục nhưng màu sắc của nó không được tươi, nó thường có màu hơi tối và lượng máu nhiều hơn bình thường? (Phan Linh Linh, 17 tuổi)

Trả lời:

Phan Linh thân mến!

Đôi khi bạn có thể phát hiện thấy máu kinh nguyệt của bạn trở thành màu nâu sẫm hoặc gần như có màu đen vào những ngày cuối trong chu kỳ nguyệt san. Nhưng đây là một thay đổi màu sắc bình thường. Nó xảy ra khi không bị trục xuất khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.


Lưu lượng máu nguyệt san nhiều tạm thời cũng không nhất thiết bạn phải quan tâm. nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu nguyệt san nhiều thường xuyên thì cần phải đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng máu.

Thực tế, nhiều XX có thể trở nên quen với chu kỳ nguyệt san ra nhiều máu và họ cho đấy là bình thường. Nhưng theo thời gian, sự mất máu hàng tháng này sẽ dẫn đến thiếu máu, có khả năng gây suy nhược hoặc mệt mỏi cho các XX.

3. Em muốn biết nguyên nhân gì gây ra vấn đề máu nguyệt san có những cục máu đông vì em đang là một nhân của hiện tượng này đây ạ? Em lo lắm! (Thục Hân, 16 tuổi)

Trả lời:

Chào bạn Thục Hân!

Thay đổi màu sắc và lưu lượng máu kinh nguyệt là hiện tượng khá bình thường. Nhưng có một số vấn đề có thể gây ra những cục máu đông bất thường hình thành trong máu kinh nguyệt của bạn hoặc từ đó nó dẫn đến những thay đổi về màu sắc hay lưu lượng máu trong chu đèn đỏ của bạn. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng là bạn nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa nhé bởi nguyên nhân có thể gây ra các thay đổi bao gồm:


* Hư thai: Những XX bị sảy thai có thể có vài cục máu đông hoặc khối máu màu xám từ âm đạo. Nếu bạn đang mang thai, hãy chắc chắn phải kiểm tra với bác sĩ ngay lập tức khi thấy chảy máu quá nhiều hoặc có cục máu đông

* U xơ: U xơ tử cung là những khối u không phải ung thư hình thành trong dạ con (tử cung) của XX. U xơ không luôn luôn có những triệu chứng. Những XX bị u xơ có thể có lượng máu nguyệt san nhiều hơn bình thường và có thể có nhiều cục máu đông trong thời gian "bị" nhiều hơn so với thời gian "bị" khác trong quá khứ.

* Nội tiết thay đổi: Cơ thể của bạn có hormon progesterone và estrogen. Những hormone này quy định việc sản xuất và để rơi ra lớp lót tử cung. Khi cân bằng này bị xáo trộn, nó có thể dẫn đến sự phát triển của một lớp lót tử cung quá dày. Độ dày này là nguyên nhân khiến lượng máu chảy nhiều hơn bình thường. Nó cũng có thể gây ra cục máu đông trong máu kinh nguyệt của bạn.

Ngoài ra, những hormone thay đổi vì nhiều lý do, bao gồm: thay đổi đáng kể trọng lượng cơ thể do giảm cân, phản ứng phụ từ một số loại thuốc, bao gồm steroid.


* Tử cung lớn: Nếu tử cung của bạn đã bị thay đổi về kích thước trong khi mang thai và không quay trở lại kích thước ban đầu của nó thì kích cỡ của nó có thể được mở rộng vĩnh viễn. Với tử cung mở rộng, máu kinh nguyệt có thể có cục máu đông trước khi nó được thoát ra khỏi cơ thể. Điều này cũng có thể dẫn đến một màu máu nguyệt san tối màu hoặc có lưu lượng nhiều hơn.

* Cản trở máu kinh nguyệt: Bất cứ điều gì cản trở hoặc ngăn chặn dòng chảy của máu kinh nguyệt từ tử cung qua cổ tử cung vào trong âm đạo đều có thể dẫn đến các vấn đề với cục máu đông, màu sắc của máu kinh nguyệt. Điển hình nhất là các khối u lành tính ở tử cung có thể thay đổi dòng chảy khinh nguyệt hoặc các dòng chảy có thể bị chậm lại cho đến khi cổ tử cung có thể trở nên nhỏ hơn.