Giảm đau đớn, đầy bụng ngày "đèn đỏ" bằng chế độ ăn uống

PLXH, Theo 00:01 15/08/2010

Những gì bạn ăn cũng có thể ảnh hưởng đến những triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn đấy!<img src='/Images/EmoticonOng/01.png'>

Trong giai đoạn đặc biệt này bạn nên áp dụng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để giúp quản lý tốt nhất các triệu chứng tiền kinh nguyệt và làm cho thời kỳ này trở nên dễ chịu hơn.

1. Chế độ ăn uống giảm đau đớn cho ngày đèn đỏ

Trong khi cơ thể có mức độ estrogen cao hơn khi bình thường thì cũng có thể gây ra các đau đớn khó chịu cho bạn khi bạn bước vào thời kỳ đèn đỏ. Nếu bạn thường xuyên bị đau đớn trong thời kỳ này, hãy nhanh chóng cắt giảm lượng chất béo bạn tiêu thụ xuống một nửa. Từ đó sẽ cắt giảm số lượng estrogen sản xuất ra.


Ngoài ra, nên áp dụng những cách khác trong chế độ ăn uống để giảm đau cho thời kỳ này bao gồm:

* Ăn 6 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn - điều này có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, khiến tâm trạng của bạn được cải thiện hơn.

* Đảm bảo bạn đang nhận đủ canxi trong các bữa ăn bằng việc uống nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc những thực phẩm chứa nhiều canxi. Bởi vì nếu cơ thể thiếu can xi sẽ gây ra các triệu chứng trầm cảm, khó chịu và lo lắng - giống như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Mức can xi này bạn nên update theo độ tuổi:

Từ 9-18 tuổi bạn nên được nhận 1.300 mg canxi/ ngày

Từ 19-50 tuổi nên được nhận 1.000 mg canxi / ngày

Phụ nữ trên 50 tuổi nên được nhận 1.200 mg canxi / ngày

Lưu ý: Không bao giờ bạn được tiêu thụ hơn 2.500 mg canxi/ ngày nhé!

* Uống dầu hoa anh thảo có chứa gamma-linolenic acid vào những buổi tối cũng sẽ giúp giảm bớt và điều chỉnh tình trạng viêm, đau và giảm các triệu chứng kinh nguyệt.


* Những cây trái mọng nước cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến mức dopamine, do đó có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Nhiều XX tin rằng những loại trái cây mọng nước giúp giảm các triệu chứng tiền nguyệt san, tuy nhiên, nó cũng có thể kích thích sản xuất prolactin mà làm cho các triệu chứng này trở nên xấu đi và gây đau đớn. Do đó, bạn nên chỉ sử dụng ở mức vừa phải và nên sử dụng cẩn thận.

* Uống Vitamin B6 đôi khi được đề nghị bổ sung trong thời kỳ đèn đỏ nhưng có rất ít bằng chứng kết luận rằng bổ sung với B6 thực sự là cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng liều vượt quá 100 mg / ngày có thể gây thiệt hại dây thần kinh. Vì thế bạn chỉ nên bổ sung vitamin B6 từ chế độ ăn uống là đủ chứ không cần phải uống trực tiếp thuốc vitamin B6.

* Vitamin E có thể khá hữu ích vì không giống như vitamin B6, vitamin E không có tác dụng phụ, nhưng bạn cũng phải cảnh giác. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành về hiệu quả của vitamin E như là một liều thuốc điều trị các triệu chứng tiền nguyệt san với các kết quả khác nhau.


* Bổ sung Magiê ở mức độ liều lượng được khuyến cáo dùng, chắc chắn rằng bạn không sử dụng không quá 350mg từ tất cả các nguồn thực phẩm của bạn. Tuyệt đối không được sử dụng magie quá liều vì có thể có ảnh hưởng đến nhuận tràng.

* Cắt giảm rượu, các thức uống kích thích khác vì nó có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt của bạn và làm cho nó trở nên tồi tệ hơn.

2. Chế độ ăn uống giảm đầy hơi và khó chịu khi đèn đỏ

* Ăn thực phẩm giàu kali như nam việt quất, chuối và trái cây tươi khác.

* Cắt giảm lượng muối của bạn ít hơn 2.000 mg mỗi ngày. Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống sẽ làm cho nước được phát hành vào da, gây ra ứ nước.


* Uống nhiều nước sẽ giúp tuôn ra muối và chất điện giải khác trong cơ thể, giảm giữ nước.

* Nếu bạn thực sự là đầy hơi đến mức không thể chịu được thì nên uống các loại  thuốc nước, thuốc lợi tiểu (theo chỉ định của bác sỹ) có thể hỗ trợ bạn nhiều.