Đau bụng “nguyệt san” có “họ hàng” với lạc nội mạc tử cung?

Sức khỏe & Đời sống, Theo 00:01 28/02/2010

Đôi khi đau bụng khi đến kỳ “nguyệt san” lại có dính dáng đến bệnh lạc nội mạc tử cung đó nhé!!!<img src='/Images/EmoticonOng/15.png'><img src='/Images/EmoticonOng/30.png'>

1. Mỗi khi đến kỳ “nguyệt san”, em rất hay bị đau bụng, thật là khó chịu! Em chườm đá cũng đỡ được một chút, nhưng điều làm em lo lắng hơn cả là em nghe nói đau bụng là một biểu hiện của bệnh lạc tử cung. Đây là bệnh gì và làm thế nào để biết mình có bị hay không? (Ngọc Hà, Quảng Bình)

Trả lời:

Bạn Hà thân mến!

Cần phải đính chính lại một chút nhé, căn bệnh có liên quan đến đau bụng kinh nguyệt là lạc nội mạc tử cung (chứ không phải là lạc tử cung đâu nhé).

Tửcung của XX vốn có1 lớp lót bên trong gọi lànội mạc, mỗi khi “nguyệt san”thì lớp lót này lại bị bong ra, sau khi sạch kinh sẽđược tái tạo lại. Ngoài ra, lớp lót này có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái giúp baby “nằm” ở đó. Lạc nội mạc tử cung xuất hiện do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là "lạc" đó bạn ạ.



Chỉ riêng một biểu hiện đau bụng khi có kinh nguyệt thì không đủ để kết luận là bạn đã bị lạc nội mạc tử cung đâu. Để xác định chính xác được là đau bụng do lạc nội mạc tử cung hay do một chứng bệnh nào khác, bạn hãy đến bệnh viện khám nhé!

2. Bệnh lạc nội mạc tử cung có phải chỉ xuất hiện ở những XX đã có baby rùi không? Như vậy là cho đến trước khi có baby thì mình hoàn toàn có thể yên tâm là không “dính” phải căn bệnh này đúng không? (Phương Anh, Nha Trang)

Trả lời:

Phương Anh thân mến!

Trên thực tế lạc nội mạc tửcung là bệnh của 5% “một nửa thế giới”vànó không “miễn dịch” với một độ tuổi nào đâu bạn nhé.

Tất cả những yếu tố làm cho máu kinh chảy ngược lại đều có thể là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung (mà việc máu kinh chảy ngược thì không liên quan gì đến tuổi tác hay có baby mừ). Ở con gái, có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Còn ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh và “cậu nhỏ” đã đẩy máu kinh đi ngược lại.

3. Tại sao lạc nội mạc tử cung lại gây đau bụng? Và có phải bệnh này có thể gây vô sinh không? (Thu Hằng, Hà Nội)

Trả lời:

Bạn Hằng thân mến!

“Cơ chế” đau bụng của bệnh lạc nội mạc tử cung là như thế này: khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" này cũng to ra, trương lên và chứa đầy máu. Thế là bạn bị đau trước khi hành kinh. Rồi khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra. Bạn thấy đau dữ dội khi hành kinh cũng là vì vậy. Máu ứ sẽ tạo cơ hội cho viêm nhiễm, rất dễ gây dính ở các cơ quan này. Hết kinh, "chiến sự" tạm thời lắng dịu, những mảnh "lạc" tạo thành những mô sẹo. Đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ có tăng lên chứ không có giảm đi, vì vậy mà bệnh này cứ gây ra đau bụng khi hành kinh.


Khi XX bị lạc nội mạc tử cung, khả năng có baby cũng bị suy giảm, một số trường hợp bị vô sinh. Tuy nhiên, không phải XX nào bị lạc nội mạc tử cung cũng đều bị vô sinh đâu bạn nhé, nếu chữa trị kịp thời thì sau khi khỏi bệnh, XX vẫn có thể có baby như thường!

4. Dấu hiệu nào cho thấy mình đã bị lạc nội mạc tử cung? Có phải để phát hiện căn bệnh này thì cần phải làm rất nhiều xét nghiệm phức tạp không? (Tú Oanh, Vĩnh Phúc)

Trả lời:

Tú Oanh thân mến!

Cónhiều XX bịlạc nội mạc tử cung mà không hề có1 dấu hiệu điển hình nào, thậm chí còn không có bất kì triệu chứng nào cơ. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu phổ biến của căn bệnh này. Điển hình nhất là đau: đau bụng kinh nguyệt, đau hông mãn tính, đau khi “yêu”, đau khi đại tiện. Ngoài ra còn có khó tiểu tiện, đau buốt khi đi tiểu, thỉnh thoảng bị đầy bụng, buồn nôn nữa.


Để “bắt quả tang”được căn bệnh này thì cũng không đến nỗi phải dùng đến đủ loại xét nghiệm phức tạp đâu bạn ạ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở rốn, sau đó đưa một camera siêu nhỏ vào qua vết rạch để kiểm tra bụng và cơ quan sinh sản.

5. Mình nghe nói bệnh lạc nội mạc tử cung là không thể chữa khỏi có phải không? (Thúy Phương, TpHCM)

Trả lời:

Bạn Phương thân mến!

Bệnh lạc nội mạc tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng cách tiêm hormone gondontropin hoặc phẫu thuật nhé.


Nếu “khổ chủ” chưacó baby thì bác sĩ phụ khoa sẽ cho uống thuốc tránh thai nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh. Có thể mổ nội soi bằng laser nhằm đốt những mảnh "lạc". Còn nếu “khổ chủ” là phụ nữ đã lớn tuổi mới bị lạc nội mạc tử cung thì không cần phải quá lo lắng, vì khi mãn kinh những mảnh "lạc" sẽ tự teo lại thui.