Cảnh báo: kiến 3 khoang "liên tục" tấn công người

Meo Meo, Theo Trí Thức Trẻ 15:06 24/10/2012

Đã có khá nhiều bạn bị đốt rồi đấy!

Update tình hình

Tại khu chung cư Hương Sơ, TP Huế, hiện số bệnh nhân bị côn trùng này đốt đã lên đến con số 127 người và nhiều người bị đốt lần thứ 3.

Khu KTX sinh viên Trường Bia (TP Huế) đã phát hiện 16 trường hợp sinh viên bị kiến ba khoang đốt.

Khu tập thể của công nhân thuộc Nhà máy Scavi (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế), 21 công nhân bị viêm da do kiến ba khoang đốt.

Tại Trung tâm giáo dục quốc phòng Đại học Huế, hơn 30 sinh viên của Trường ĐH Khoa học và khoa Luật - ĐH Huế cũng bị viêm da dị ứng do kiến ba khoang tấn công.

Tại chung cư Đặng Xá, Gia Lâm (Hà Nội), trong gần 2 tuần, anh Huy (38 tuổi) đã bị kiến ba khoang đốt 2 lần.

Cảnh báo: kiến 3 khoang "liên tục" tấn công người 1

Nhận biết kiến 3 khoang

Loài côn trùng này có tên thường gọi là kiến ba khoang đuôi nhọn (tên tiếng Anh là Rove Beetle). Chúng rất thích bay vào đèn, thân mình dài độ 10mm. Thân có màu đỏ với ba khoang đen (đầu, cánh và cuối bụng). Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ.

Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa. Chúng thường sống trong ruộng lúa, ăn rầy nâu.

Cảnh báo: kiến 3 khoang "liên tục" tấn công người 2

Khi nào kiến 3 khoang trở thành... nguy hiểm

Thông thường, loại kiến này khi cắn không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng nhưng do trong thân của nó có chứa độc tố pederin (còn gọi là cantharidin, thuộc loại alkaloid) vì thế nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người làm có cảm giác cháy da, đau đớn, ngứa ngáy dữ dội.

Độc tố này còn có tính chất làm phồng rộp da, nổi mụn nước, nhất là ở mặt, cổ, hông, nách. Nguy hiểm nhất là nếu để rơi vào mắt, nó có thể làm bỏng võng mạc. Vết phồng thường xuất hiện độ một ngày sau khi bị dính độc tố. Nguy hiểm hơn, nếu bạn tác động hay kích thích vết thương như gãi, tắm, xông… thì các vết phồng sẽ càn lan rộng ra và có mùi thối.

Xử lý nhanh:


- Tuyệt đối không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy nó xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố tiết ra.

- Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố. 

- Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bạn dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Nếu bị chúng bâu vào người thì bạn chỉ nên phủi nhẹ. Không nên đập hoặc chà sát vào da.

Biện pháp phòng tránh

- Sử dụng thuốc diệt côn trùng khi phát hiện chúng ở nơi thường sinh hoạt.

- Lắp đặt các lưới chống côn trùng, khi ngủ mắc mùng, màn để chống lại loài kiến.