Đừng cảm thấy kỳ lạ khi quen một Gen Z đang nghe How You Like That của BLACKPINK nhưng bấm next thì lại là “nhìn quanh lần cuối, rừng thay lá ngậm ngùi” của Ngọt.
Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 1.

Tôi, 20 tuổi, chỉ trừ lúc ngủ, khoảng thời gian còn lại sẽ ăn dầm nằm dề trên mạng xã hội. Và như nhiều bạn trẻ khác, tôi lúc nào cũng cảm thấy "dòng máu" Gen Z đang chảy trong mình, và đám bạn của tôi nữa.

Kể cho các bạn nghe một câu chuyện để xác thực xem tôi thực sự có "máu" Gen Z trong người không. Đầu năm ngoái, tôi đã có một cuộc chiến còn căng hơn cả đăng ký học phần. Cùng với mấy đứa bạn chung fandom, tôi trang bị sẵn hai chiếc laptop, wifi full vạch, tiền đã nằm sẵn trong thẻ để… săn mua vé concert BTS. Xác định đây là một "cuộc chiến sống còn" sau nhiều lần hụt vé trong tích tắc nên lần này, tôi trang bị kỹ càng, quyết không để một sai sót nào xảy ra. Đúng như mong đợi, vé đã vào giỏ, còn tôi vỡ oà hạnh phúc trong tiếng nhạc của BTS.

Thế mà mood của tôi lại tiếp tục chạm tới đáy từ cái ngày mà cả thế giới hoang mang vì đại dịch. Cầm tấm vé trên tay, nhưng không thể bay đi đâu. Ở Sài Gòn đau lòng quá mà cũng bất lực chẳng thể làm gì. Cái năm Covid thứ nhất ấy đã chia cắt tôi và 7 chàng trai mà mình mến mộ như thế.

Tôi vẫn nhớ như in cảm giác choáng ngợp khi được hoà mình vào dòng người ai ai cũng hào hứng, có chung một niềm đam mê âm nhạc; nhớ những khoảnh khắc đẹp trên sân khấu, nhớ gương mặt ngoài đời của Jungkook, của V; đặc biệt nhớ nhất cảm giác được nghe BTS hát trực tiếp, âm thanh sống động, trong người như có dòng điện chạy ngang qua, "phê" không tưởng, khác hẳn với chiếc tai nghe mấy chục mua ngoài chợ tôi đang xài, hay là cái loa bập bùng của nhà thằng bạn.

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 2.

Ừ thì đấy, tôi là một fan Kpop chính hiệu. Xung quanh tôi 10 đứa bạn thì có 5 đứa cũng mê BTS, BLACKPINK, TWICE. Mà không mê Kpop thì cũng stream miệt mài các ca khúc của Sơn Tùng M-TP, của Jack. Nhưng đừng để những làn sóng âm nhạc mạnh mẽ đó đánh lừa về gu nghe nhạc của Gen Z. Hay nếu bạn nghĩ ngoài Kpop, giới trẻ bây giờ chỉ toàn nghe nhạc EDM quẩy xập xình thì bạn đã sai rồi đấy! Có lần, tôi vô tình đọc được một topic trên Facebook thảo luận về vấn đề: "Gen Z nghe gì?", trong đó có một bình luận được thả đến vài nghìn tim: "Gen Z nhạc gì mà chẳng nghe, cứ tự do mà nghe nhạc mình thích thôi". Mở Spotify lên, nhìn lại list nhạc của mình, quả là phải đồng tình với cái bình luận đó, quay lại nhấn thả tim liền.

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 3.

Gen Z thực sự là một thế hệ hoàn toàn tự do với những lựa chọn của mình trong âm nhạc. Có thể với lứa 9X, một khi đã là fan Kpop thì quyết không nghe nhạc Vpop hay US-UK, chỉ chọn 1 trong 3, tập trung duy nhất và cháy hết mình cho 1 thứ mới là tốt nhất. Nhưng ở Gen Z, họ chẳng ngại thả cảm xúc của mình vào từng bài nhạc đang nghe.

Đừng cảm thấy kỳ lạ khi quen với một cô gái vừa là fangirl cầm lightstick quẩy EDM "đùng đùng" cùng đám bạn nhưng đêm về lại chìm đắm trong nhạc indie buồn rười rượi không khác gì mới thất tình xong. Cũng chẳng bất ngờ mấy khi playlist của một Gen Z đang nghe How You Like That của BLACKPINK nhưng bấm next thì lại là "nhìn quanh lần cuối, rừng thay lá ngậm ngùi, rừng không báo tin vui gì, chỉ cố che màn mưa" của Ngọt. Nếu phải bắt lựa chọn nghe một trong nhiều thể loại nhạc, vậy tại sao không chọn tất cả luôn? Cớ gì phải gò bó theo một khuôn khổ, cứ phải nghe bài nhạc mà cả thế giới này ai cũng đang nghe?

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 4.

Trong năm 2020 vừa qua, khi mà làn sóng rap Việt bùng nổ mạnh mẽ thì người nghe nhạc không phải ai cũng "nổi loạn" theo dòng nhạc rap, hip hop. Một "địa hạt" đang được nhiều người trẻ yêu thích là indie, lofi, những bản nhạc rất đời, khiến mỗi người nghe phải suy ngẫm. Hay thậm chí, có nhiều Gen Z lại có gu âm nhạc còn "xưa" hơn cả lứa Millennials khi hỏi đến bài nhạc cổ điển nào cũng biết.

Và một khi lối nghe nhạc của Gen Z - thế hệ của tương lai, đang là trung tâm của "vũ trụ" - thay đổi, thì thị trường âm nhạc cũng sẽ thay đổi theo. Nhìn vào các nghệ sĩ đang nổi lên của Vpop đi, bạn sẽ phải choáng ngợp đấy. Liệt kê nhanh một vài nghệ sĩ rất trẻ thuộc thế hệ Z: Jack (1997), Erik (1997), WEAN (1998), HIEUTHUHAI (1999), Hoàng Duyên (1999), AMEE (2000), Han Sara (2000), Kha (2002), Pháo (2003), Phương Mỹ Chi (2003)… Tuy cùng thuộc một thế hệ nhưng mỗi nghệ sĩ kể trên đều khẳng định cá tính của bản thân với những dòng chảy âm nhạc riêng biệt mà mình đang theo đuổi, không hề chạy đua theo bất cứ xu hướng nào.

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 5.

Nếu như Jack thu hút được lượng fan đông đảo khi theo đuổi dòng nhạc trữ tình, đậm chất miền Tây thì Erik lại là chàng "hoàng tử ballad" mới của làng nhạc Việt, ra bài nào thành hit bài đó. Còn HIEUTHUHAI, WEAN lại là những chàng rapper điển trai với những bản rap love đầy chất chơi nhưng không kém phần sâu sắc. Sự đa dạng chưa kết thúc ở đó khi Kha - chàng ca sĩ trẻ được mệnh danh là "lãng tử indie" cũng gây sốt bởi Lời Yêu Ngây Dại, Em Có Nghe…

Còn nói về các nghệ sĩ nữ, trong khi AMEE là nàng công chúa teen-pop thế hệ mới, Han Sara cũng theo đuổi dòng nhạc pop và bỏ túi loạt hit thì Phương Mỹ Chi lại là "cô bé dân ca" cân trọn mọi bản nhạc bolero. Và để nói về sự giao hoà hoàn hảo giữa âm hưởng dân gian và hiện đại thì có ngay tân binh Hoàng Duyên với ca khúc debut Chàng Trai Sơ Mi Hồng. Hay trái ngược hoàn toàn chính là Pháo - cô rapper cá tính gây bão mạng thế giới với ca khúc Hai Phút Hơn. 

 Có rất nhiều màu sắc âm nhạc được Gen Z lựa chọn và cách thưởng thức, cảm thụ âm nhạc cũng như vậy. À và đừng nhắc đến chiếc tai nghe tôi mua ngoài chợ nữa, bởi vì sau một khoảng thời gian dài "đóng băng" ở nhà, không được đi nghe nhạc trực tiếp nữa, tôi thèm khát những trải nghiệm âm nhạc chân thực, sống động như ở concert. Chính vì thế mà tôi chọn cất nó vào một góc để tìm kiếm những trải nghiệm âm nhạc mới mẻ, chất lượng hơn. Là Gen Z mà, cách cảm thụ âm nhạc cũng phải độc lạ, tự do!

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 6.
Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 7.

Gen Z lớn lên trong môi trường Internet bùng nổ, đối với thế hệ này, việc sử dụng Internet cho các nhu cầu cuộc sống trở thành điều hiển nhiên. Từ đó, cách mà Gen Z giải trí cũng dần được "chuyển nhà" lên môi trường không gian mạng, các nền tảng giải trí trong đó có âm nhạc qua đó cũng ngày càng phát triển để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng: đa dạng hơn, tiện dụng hơn và cũng tự do phóng khoáng hơn rất nhiều.

Tự do và phóng khoáng trong âm nhạc ở đây có thể hiểu là cách mà Gen Z nghe nhạc, bởi nó phản ánh phần nào tâm hồn của người thưởng thức. Với cuộc sống ngày càng đủ đầy, thế hệ khán giả Gen Z giờ đây "khắt khe" hơn trong việc cảm thụ âm nhạc. Nghe nhạc giờ đây không chỉ đơn thuần là nghe âm thanh phát ra một cách thụ động, mà còn phải hợp với tình cảm và tâm tư lúc ấy. Âm nhạc giờ đây là tuyên ngôn, là nguồn cảm hứng trong cuộc sống cũng như là cách mà Gen Z thể hiện chính con người của mình mà không vấp phải sự ngăn cản nào.

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 8.

Loa là một lựa chọn ưa thích để nguồn âm nhạc được chia sẻ rộng rãi đến đông người hơn, tạo nên sợi dây kết nối của những tâm hồn đồng điệu. Đĩa than "sang chảnh" cho những ai hoài niệm, đam mê phong cách vintage cũng như đòi hỏi sự tinh tế trong từng nốt nhạc. Hoặc cũng có thể là một chiếc tai nghe dành cho những tâm hồn cần sự tĩnh lặng, chỉ có họ cùng với thế giới âm nhạc mà không vướng phải bất kì "tạp chất" nào.

Cách thức nghe thôi chưa đủ, mà địa điểm thưởng nhạc cũng là một yếu tố cần thiết để Gen Z tìm được nguồn hứng khởi. Có người thích đến trực tiếp các đại nhạc hội, các concert để được nghe live cùng với đông đảo những khán giả, những trái tim đồng điệu. Có người chọn một góc cafe tĩnh lặng để thả hồn theo một giai điệu văng vẳng, nhẹ nhàng. Có người chọn một góc ban công, thả mình ngắm hoàng hôn, một ly cocktail và chút nhạc phát ra từ chiếc cát xét. Và cũng có người chọn ngồi một góc tuỳ hứng, cắm nhẹ chiếc tai nghe và tạm thời "lãng quên" thực tại.

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 9.

Một chiếc tai nghe cũng có thể xem như là "chiếc cổng" kết nối với thế giới phi - thực - tại, giúp người nghe tạm gác đi những cảm xúc của thế giới thực mà theo đuổi những thanh âm mà mình yêu thích. Một chiếc tai nghe tốt cũng phần nào thể hiện gu thưởng thức âm nhạc của chủ nhân không-phải-dạng-vừa vì giờ đây, bên cạnh việc thưởng thức âm nhạc, giai điệu và lời ca, Gen Z cũng bắt đầu "săm soi" đến từng tầng lớp âm thanh được lồng ghép, về những biến đổi tinh vi mà producer đặt vào trong phần nhạc cụ... Gen Z là một thế hệ sâu sắc và có xu hướng hướng đến nội tại nhiều hơn, điều đó càng khiến vai trò của chiếc tai nghe với người nghe nhạc thế hệ này càng thêm quan trọng.

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 10.

"Không chỉ nghe nhạc để giải trí, tai nghe còn giúp mình giữ kết nối liên tục với các công việc, cuộc gọi, tin nhắn, thông báo... Đối với một người bận rộn với việc học hành loạt các dự án cộng đồng, việc giữ kết nối là cực kì quan trọng. Và tai nghe chính là phương tiện trung gian để duy trì sự kết nối ấy. Mình là fan của rap, hip hop và thực sự nghe rất nhiều nên đôi khi cũng cần tai nghe để có thể tự 'phiêu', tránh làm phiền đến bạn bè và những người xung quanh", Hiếu Đức (22 tuổi, sinh viên ngành Truyền thông), chia sẻ về một góc nhìn rất khác của bản thân.

Bạn Yến Vân (21 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: "Thực ra mình sống tương đối khép kín. Nhiều khi lúc cần yên tĩnh, mình làm bạn với tai nghe để có được sự cân bằng trong cuộc sống, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Tai nghe là vật dụng mình không thể thiếu khi ra khỏi nhà vì đôi khi nó là cách những người khá khép kín như mình có một không gian riêng. Mình hay nghe Jazz, Soul và Blue nên việc nghe qua tai nghe cũng giúp mình 'cảm' được âm nhạc rõ nét hơn từ giai điệu, ca từ đến cách phối khí..."

Tai nghe có vô vàn mẫu mã đa dạng, không chỉ có chất lượng tốt mà hình thức nhất định cũng phải bắt mắt vì đây là thời đại công chúng chuộng "tốt gỗ và đẹp cả nước sơn". JBL Tune 115TWS có thể xem là một sự lựa chọn thích hợp, thoả mãn các tiêu chí mà người nghe nhạc "hệ Gen Z" cần.

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 11.

Chất lượng âm thanh với tiêu chuẩn cao nhất được tuân thủ nghiêm ngặt trong tất cả các thiết bị của JBL là điều mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn lựa sản phẩm này. Thiết kế theo xu hướng tối giản đang là "trend", tai nghe JBL hoàn toàn có thể trở thành một món phụ kiện chất lừ, vừa là một sản phẩm nghe nhạc chất lượng cao để có thể thỏa mãn những tai nghe "hệ Gen Z" dù họ ở bất kì đâu hay đang nghe dòng nhạc gì!

Huy Hoàng (19 tuổi, sinh viên ngành Du lịch) cho biết: "Tai nghe JBL đối với mình là một sự lựa chọn hoàn toàn xứng đáng. Mình đam mê pop và dance lẫn nhạc cổ điển nên chiếc tai nghe cần phải khá 'thần thánh' để xử lí được cái 'gu' khó chiều của mình. Bên cạnh đó, tai nghe cũng phải đẹp nữa vì thú thật, mình là một người khá "săm soi" về mặt tiểu tiết, việc có một chiếc tai nghe trên tai như một mảnh ghép cuối cùng cho một bức tranh tổng thể của một người trẻ Gen Z vậy".

JBL Tune 115TWS: Điều khiển thế giới của riêng bạn

img
img
img
img
img

Gen Z - Thế hệ tự do trong cách cảm thụ âm nhạc - Ảnh 14.
Tiêu Tuấn - Minh Khôi
Trim
Trim