Gặp Luyện Nguyễn, "đầu giày" dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan

Dan Trinh Le; Ảnh: Jacknguyensnc, Theo Trí Thức Trẻ 17:00 30/10/2017

Đối với Luyện Nguyễn (Louis Nguyen), sưu tập giày không chỉ là một sở thích bình thường mà chính xác đã trở thành niềm đam mê bất tận.

Khi bắt đầu sưu tầm một thứ gì đó, chúng ta đều có cách tiếp cận, cách bắt đầu và cách đặt trọng tâm hoàn toàn khác nhau, và nhân vật của chúng ta hôm nay - Luyện Nguyễn - là một người như vậy. Luyện Nguyễn được biết đến là người đã gắn bó với sneakers và dành niềm đam mê đặc biệt cho Jordan suốt gần một thập kỷ qua, là một người anh, một người bạn của rất nhiều những người đam mê sneakers ở mọi lứa tuổi trải dài từ Nam đến Bắc. Hãy cùng chúng tôi trò chuyện để cùng nghe anh chia sẻ về câu chuyện của riêng mình. 

Bên cạnh việc lưu giữ những giá trị lịch sử đẹp đẽ của nền văn hoá Jordan một thời, Luyện Nguyễn cũng là một sneakerhead/sneaker collector được nhiều người biết đến với một lượng kiến thức khủng về giày cũng như luôn tiên phong đón đầu cập nhật những xu hướng mới nhất của sneakers về Việt Nam.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 1.

Sneakerhead Luyện Nguyễn

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 2.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 3.

Anh là một trong những người hiếm hoi chơi Jordan ở Việt Nam.

Xin chào Luyện Nguyễn, trong cộng đồng sneaker tại Việt Nam, bạn được biết đến như một sneakerhead dày dạn kinh nghiệm khi đã có hơn 10 năm chơi giày và sưu tầm giày đặc biệt là dòng Jordan. Bạn có thể giới thiệu về bản thân với độc giả và kể về việc bạn đã bắt đầu việc sưu tầm giày như thế nào?

Mình là Luyện Nguyễn, mọi người thường gọi mình là Louis. Hiện tại ngoài công việc chính, mình còn là chủ cửa hàng sneaker Kickzspot tại Sài Gòn. Khi mới vào trung học, thời hiphop trở nên nở rộ tại Việt Nam, mình đã bắt đầu tìm hiểu về văn hoá hip hop và thích luôn sneakers từ lúc đó. Ban đầu mình chỉ quan tâm đến những đôi nổi đình nổi đám thời bấy giờ như Adidas Superstar "vỏ sò", DC, Zoo York, Ecko hay Phat Farm. Khoảng 4 năm sau, mình có một thời gian làm việc tại Mỹ nên may mắn có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn với nền văn hoá sneakers thì mình mới biết đến Jordan.

Trong một lần đi chơi, vô tình nhìn thấy một người đàn ông Mỹ cao to mang trên chân đôi Jordan 3 "Cool Gray" đẹp tuyệt vời, từ đó, mình dành thời gian nhiều hơn để tìm hiểu về dòng giày này. Nhưng ở thời điểm đó, mình vẫn chưa nghĩ đến việc sưu tập giày một cách nghiêm túc mà chỉ là đơn giản mua những đôi mình thích. Rồi ở Việt Nam bắt đầu có những buổi offline gặp gỡ trao đổi mua bán giữa những người chơi giày với nhau hay cũng có thể nói đó chính là tiền thân của Sneaker Fest, Sole Ex hoành tráng và quy mô như bây giờ. 

Nhờ vậy, mình mới biết ở Việt Nam cũng có người yêu thích, quan tâm đến sneaker. Khi còn đi học, mình cũng khá hiếu thắng, thấy người ta có đôi giày đó thì mình cũng phải sở hữu được nó hoặc thậm chí là nhiều hơn, thế là mình bắt đầu sưu tập giày và đến nay cũng được gần 10 năm rồi.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 4.

Một số đôi giày trong BST của anh chàng.

Có điều gì đặc biệt mà khiến bạn dành nhiều thời gian, tiền bạc, công sức cho dòng giày bóng rổ này như vậy? Tại sao lại là Jordan mà không phải bất cứ thương hiệu nào khác?

Có hai lý do chính khiến mình yêu thích Jordan nhất. Thứ nhất như mọi người cũng đã biết, Jordan là dòng giày gắn liền với tên tuổi của huyền thoại bóng rổ Michael Jeffrey Jordan, người đã gặt hái được nhiều giải thưởng và thành công trong sự nghiệp thi đấu của mình . Thậm chí trang web chính thức của NBA – giải thi đấu bóng rổ nhà nghề nổi tiếng nước Mỹ ghi lại tiểu sử của Jordan như một "cầu thủ bóng rổ tuyệt vời nhất mọi thời đại". 

Hơn nữa, Jordan có thiết kế vô cùng đa dạng. Chỉ riêng dòng Jordan 1 đã có hơn 120 phối màu khác nhau trong khi cho đến thời điểm hiện tại chúng ta có từ Jordan 1 đến Jordan 32 nên việc phối đồ cùng giày Jordan là rất đa dạng và dễ dàng. Ví dụ như với những bạn thường chọn áo quần màu đen thì Jordan 1s "Bred" có phối màu đỏ đen là chọn lựa tuyệt vời, những ai thích các gam màu trung tính thì sẽ thích phối màu "Shadow" của đôi 1s hay những ai thích có chút gì xanh xanh trên người thì sẽ không bỏ qua đôi 1s "Royal".

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 5.

Khi nền văn hoá sneakers chỉ mới thực sự được giới trẻ Việt Nam quan tâm trong vài năm trở lại đây thì bạn đã sưu tập giày được gần 10 năm rồi. Chắc hẳn số lượng giày mà bạn sở hữu phải là một con số rất  khủng, bạn có thể chia sẻ về bộ sưu tập của mình?

Giày của mình thì không hề nhiều như mọi người vẫn nghĩ vì mình có một nguyên tắc đó là bộ sưu tập phải luôn giữ ở con số khoảng 50 đôi. Lý do đơn cử chính là vì nhà mình không có đủ không gian để có thể chứa được một con số nhiều hơn như thế. Bên cạnh đó, nếu giày không được sử dụng trong một khoảng thời gian dài thì sẽ bị bong keo hoặc là bị mọt ăn. 

Là một người rất yêu giày nên mình chắc chắn sẽ không bao giờ để chúng bị hư hỏng đến mức như thế. Bất cứ khi nào bộ sưu tập của mình vượt quá con số 50, mình sẽ lấy ra mang một vài đôi vì bình thường mình mua giày chỉ để sưu tập theo đúng nghĩa đen chứ không để mang hoặc sẽ chọn lọc ra những đôi có phối màu không phù hợp với bản thân nữa để bán.Tuy nhiên có một thiết kế mình đặc biệt thích mà sẽ không bao giờ bán cho dù sau này không còn sưu tập giày nữa đó là đôi Air Jordan 3 "Doernbecher". Vì quá thích mẫu giày này nên mình đã không ngần ngại sở hữu luôn 3 đôi cùng size.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 6.

Một số đôi Air Jordan 11.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 7.

DB3 được cho là phát hành tuyệt vời nhất của Doernbecher Jordan, bạn có thể chia sẻ rõ hơn về thiết kế này và câu chuyện đằng sau "Doernbecherproject" đó là gì?

Vào năm 2007, Nike hợp tác cùng một bệnh viện nhi đồng có tên là Doernbecher tại bang Oregan Mỹ (cũng là nơi trụ sở chính của Nike và toà nhà Michael Jordan được đặt) tạo nên một dự án có tên là Doernbecher Freestyle mang một ý nghĩa vô cùng nhân văn. Không chỉ giúp các bệnh nhi đang chống chọi với những căn bệnh hiểm nghèo có cơ hội được trở thành những nhà thiết kế thật sự khi được tự do sáng tạo nên một đôi giày hoàn chỉnh, mà với số tiền kiếm được từ những đôi Doernbecher x Jordan này, Nike sẽ quyên góp cho bệnh viện Doernbecher để giúp đỡ các bệnh nhân trang trải viện phí cũng như hỗ trợ thêm cho cuộc sống của họ. 

Tính đến nay dự án Nike Doernbecher Freestyle đã quyên góp được số tiền lên đến 6 triệu USD và mình rất ngưỡng mộ tinh thần nhân đạo này của Nike dành cho cộng đồng. Về đôi 3’s Doernbecher mà mình đang sở hữu, đây là đôi giày được một cậu bé bị bệnh ung thư thiết kế và may mắn thay giờ cậu ấy đã khỏi bệnh hoàn toàn. 

Cơ bản thì Air Jordan đã sở hữu một lịch sử quá đỗi phong phú rồi nên khi DB3 được thiết kế tối giản vì chỉ sở hữu ba màu sắc cổ điển của Jordan: đen, đỏ, bạc thì mình cảm thấy rất thích vì sự đơn giản mà lại cực kì bắt mắt của nó. Sau một thời gian sưu tầm, mình đều đã sở hữu hết 23 dòng giày đầu tiên của Jordan nhưng vì Jordan 3 hợp với dáng người của mình nhất nên mình đặc biệt thích thiết kế này.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 8.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 9.

Vì quá thích mẫu giày này nên anh đã tậu hẳn 3 đôi.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 10.

Jordan thường retro các phối màu OG, bạn có thấy nó ảnh hưởng đến việc sưu tầm của mình không khi bây giờ ai cũng có thể dễ dàng sở hữu được thiết kế mà mình đã bỏ công sưu tầm ngay sau ngày phát hành mẫu retro?

Cá nhân mình cảm thấy chuyện này là khá bình thường. Tuy nhiên đối với một số người thì họ sẽ cảm thấy khó chịu khi đang sở hữu một phối màu hiếm trên thị trường mà Jordan lại làm lại phối màu đó với số lượng bán ra không hề giới hạn trong một khoảng thời gian quá ngắn. Điển hình là vào năm 2001, Jordan cho phát hành mẫu 1s Bred nhưng đến mãi 2013 mới cho làm lại mẫu này; trong khi chỉ vỏn vẹn 3 năm sau đó, tức 2016, đôi này được làm lại với phối màu tương tự, chỉ đổi thành tên khác, Jordan 1s "Banned".

Nhìn nhận một cách khách quan hơn thì với số lượng giày sản xuất liên tục và nhiều như vậy thì cộng đồng chơi giày sẽ là người có lợi nhất khi dễ dàng sở hữu được nhiều mẫu giày đẹp mà giá không bị quá "hype". Nhưng ngược lại, nền văn hoá sưu tập giày nói chung có vẻ đang dần đi xuống vì nó không thật sự mang ý nghĩa là "sưu tập" nữa do số lượng giày trên thị trường bây giờ quá đại trà rồi, bạn chỉ cần bỏ tiền ra là mua được chứ không còn chuyện phải săn lùng, bỏ công bỏ sức ra để tìm kiếm khó khăn như lúc trước nữa.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 11.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 12.

Air Jordan 7 "J2K" là một trong những đôi yêu thích của Luyện Nguyễn.

Nhưng theo mình được biết so với các hãng khác thì Jordan không có đối thủ về khoản sở hữu những đôi giày phiên bản giới hạn. Hay có những đôi khó mua thậm chí không thể mua được?

Mỗi hãng đều có những dòng giày ở dạng "limited edition" nhưng thật lòng mà nói thì Jordan được cho là phát hành nhiều nhất các dòng giày khó mua cho đến "cực kì khó mua" và không hẳn là cứ có tiền là có thể sở hữu được. Ví dụ như đôi Jordan 4 Oregan hay mới đây nhất là Jordan 5 Oregan mà Nike chỉ sản xuất riêng cho các cầu thủ của đại học Oregan, Mỹ với phiên bản vô cùng hiếm mà không bao giờ được bán ra thị trường. Có rất nhiều những đôi giày mà chính bản thân mình cũng chưa bao giờ có cơ hội được thấy vì số lượng sản xuất ra chỉ là 1 đôi trên toàn thế giới. Đối với mình thì Jordan từ lâu đã được xem là "vô đối" về khoản sản xuất những đôi giày "hiếm có khó tìm".

Bạn có cảm thấy chạnh lòng không khi giới trẻ ngày nay không mặn mà lắm so với những thiết kế kinh điển của Jordan nữa? Là một sneaker collector thế hệ chơi giày đầu tiên bạn nhận xét thế nào về "new gen hypebeast"(người chơi giày thế hệ mới)?

Đối với mình, Jordan là những tinh hoa thuộc về lịch sử mà không một ai hay nhãn hàng nào có thể thay thế và làm tốt hơn những gì thương hiệu này đã làm được. Jordan họ đã có một lượng khách nhất định rồi và mình là một trong số những khách hàng trung thành đó. Mặc dù ở Việt Nam không có một diễn đàn hay cộng đồng dành riêng cho Jordan như những dòng giày khác nhưng vẫn còn rất nhiều bạn trẻ yêu thích và tìm mua Jordan chứ không hẳn là thoái trào đến mức như mọi người nghĩ.

Đúng là số lượng người chơi giày và mang giày đẹp ngày càng tăng nhưng những người sưu tầm giày theo đúng nghĩa rất ít vì sneaker bây giờ được dùng để phối hợp cùng thời trang nhiều hơn chứ mọi người ít quan tâm về lịch sử, văn hoá hay câu chuyện đằng sau nó. Cũng không thể trách họ được vì nhiều tác động khác từ môi trường nên cộng đồng ngày nay phát triển và đi theo một hướng khác thôi. 

Mình không phải là OG nhưng cũng không hẳn là new gen hypebeast, mình thuộc về cả hai. Mình quan niệm rằng những gì sở hữu một nền văn hoá hay lịch sử phong phú thì cần phải được giữ gìn và bảo tồn. Tuy nhiên phải luôn tiếp cận những điều mới mẻ và tiếp thu để không bị tụt hậu. Bên cạnh niềm đam mê dành cho Jordan, mình vẫn cập nhật và sưu tập những mẫu giày mới từ các hãng khác như là một cách để thu nhập những điều hiện đại mới mẻ vào văn hoá sneaker.

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 13.

Ngoài Jordan, anh còn có khá nhiều giày của Nike, Adidas, Aisics...

Gặp Luyện Nguyễn, đầu giày dành cả 1 thập kỷ để sống chết vì Jordan - Ảnh 14.

Đừng nghĩ Jordan chỉ có thể mix với phong cách hiphop, kết hợp cùng shirt và quần tây xắn gấu cũng là một lựa chọn hay ho.