“Đương đại hóa tranh Đông Hồ”: Dự án khiến giới trẻ hào hứng tranh luận

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 10/02/2018

Ngay sau khi xuất hiện, “Đương đại hóa tranh Đông Hồ” cùng Highlands Coffee đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các bạn trẻ. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, một số người quan tâm lại cho rằng, nên để những giá trị truyền thông cứ mãi trường tồn với thời gian hơn là thay đổi.

Truyền thống hay đổi mới?

Câu hỏi trên là điều mà những người làm nghệ thuật luôn đau đáu khi muốn thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật của mình, đặc biệt là trong thời buổi hiện đại khi giới trẻ đang ngày càng có những cách tiếp cận và cái nhìn mới mẻ về văn hóa. Làm mới được những nét văn hóa truyền thống nhưng không làm mất đi giá trị vốn có của nó không phải là điều dễ dàng, giống như dự án “Đương đại hóa tranh Đông Hồ” cùng Highlands Coffee đã làm được trong thời gian gần đây như thổi một làn gió mới vào nghệ thuật dân gian truyền thống này.

“Đương đại hóa tranh Đông Hồ”: Dự án khiến giới trẻ hào hứng tranh luận - Ảnh 1.

Dự án “Đương đại hoá tranh Đông Hồ” cùng Highlands Coffee thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ.

Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện cũng có vô vàn ý kiến trái chiều, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích và quan tâm tới nghệ thuật. Sau buổi tham quan tại Highlands Coffee Crescent Mall Quận 7 và chiêm ngưỡng những ấn phẩm trên mạng, một số bạn trẻ chưa thực sự cảm thấy chất truyền thống trong những tác phẩm được đương đại hóa.

Có mặt trong buổi ra mắt, Nguyệt Linh chia sẻ. “Với mình, truyền thống phải được bảo tồn; nó có thể được truyền tải qua những phương tiện mới như mạng xã hội hay app điện thoại, nhưng nội dung vẫn phải giữ nguyên”.

Cùng quan điểm với Linh, Hoàng Trang, một sinh viên năm 3 chia sẻ: “Tuy không hiểu rõ về nghệ thuật dân gian nhưng em thực sự mong muốn hiểu được ý nghĩa thực của nó. Ít nhất, các tác phẩm đương đại nên được đặt cạnh các tác phẩm gốc để người xem có cái nhìn toàn cảnh hơn”.

“Đương đại hóa tranh Đông Hồ”: Dự án khiến giới trẻ hào hứng tranh luận - Ảnh 2.

Bức tranh “Vinh hoa – Cậu bé ôm gà” nổi tiếng của dòng tranh dân gian Đông Hồ.

“Đương đại hóa tranh Đông Hồ”: Dự án khiến giới trẻ hào hứng tranh luận - Ảnh 3.

Tác phẩm “Vinh hoa – The Voice” của hoạ sĩ trẻ Phạm Rồng được lấy cảm hứng từ bức tranh nổi tiếng “Vinh hoa – Cậu bé ôm gà”.

Một vài ý kiến cá nhân là vậy nhưng nhìn chung, mọi người đều ủng hộ dự án đương đại học các tác phẩm tranh Đông Hồ. Đây được coi là một cách thể hiện hoàn toàn mới, khiến cho nội dung các bức tranh được thay đổi, phù hợp hơn với hơi thở cuộc sống hiện đại.

“Quả thật, mình vô cùng ấn tượng khi được chiêm ngưỡng các tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ được thổi một làn gió mới như này. Vẫn là những đường nét, hình khối ấy nhưng nội dung quả thực mới mẻ và ấn tượng. Với người trẻ như bọn mình, các câu chuyện xa xưa có lẽ không còn phù hợp nên với nội dung mới mẻ như này, chắc chắn sẽ dễ nhớ và ấn tượng hơn”, Minh Tuấn, một bạn trẻ hào hứng chia sẻ sau khi xem xong các tác phẩm.

“Đương đại hóa tranh Đông Hồ”: Dự án khiến giới trẻ hào hứng tranh luận - Ảnh 4.

Bức tranh “Bắt trọn vinh hoa” của hoạ sĩ Phạm Quang Phúc khiến người xem bất ngờ với chi tiết “selfie”, “say hi” gần gũi với giới trẻ.

Thanh Lam, một bạn trẻ đang theo học mỹ thuật tại Hà Nội hóm hỉnh chia sẻ: “Mình chắc chắn nếu các nghệ nhân tranh Đông Hồ vẫn còn tiếp tục làm tranh, đặc biệt là những truyền nhân trẻ, họ sẽ đưa Facebook, cà phê hay những thứ như vậy vào các tác phẩm”.

Không chỉ những bạn trẻ, nhiều người nổi tiếng, những cây bút cũng có nhiều chia sẻ về câu chuyện văn hóa được làm mới này. Trên trang fanpage, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn cũng không giấu được niềm thích thú: “Việc Highlands Coffee làm dự án “Đương đại hóa tranh Đông Hồ”, lời khen nhiều, tiếng chê cũng lắm. Mà chê là chuyện dễ hiểu, cũng lâu rồi mình mới thấy một dự án táo bạo và đôi chút liều lĩnh trước dư luận thế này. Nhưng mình thích nó!”.

“Đương đại hóa tranh Đông Hồ”: Dự án khiến giới trẻ hào hứng tranh luận - Ảnh 5.

Chia sẻ của Soobin về ý tưởng phục dựng tranh Đông Hồ của Highlands Coffee.

Tác giả Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình: “Tranh Đông Hồ là thú chơi Tết của người Việt, mà cái thú vui này không phải ai cũng biết chơi. Tranh này là tranh chúc Tết, mà muốn chúc thì phải hiểu. Hiểu được hết bộ tranh Đông Hồ thì cũng là hiểu được rất nhiều về văn hóa truyền thống, về những lời gửi gắm trong tranh, từ lời chúc giàu sang, chúc cho tình cảm, tâm lý, chúc cho tài năng, đức độ… Chơi tranh ngày Tết là thú chơi “bác học” đó nhé!

Chỉ là thời đại xoay vần, xã hội hôm nay không như xã hội cách đây 500 năm - lúc những khuôn tranh đầu tiên được thành hình, vậy nên bên cạnh những bức tranh nguyên bản đượm màu truyền thống của Đông Hồ, cũng nên có tranh Tết của thời đại mới, của thời đại selfie, thả thính”.

“Đương đại hóa tranh Đông Hồ”: Dự án khiến giới trẻ hào hứng tranh luận - Ảnh 6.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch rất thích ý tưởng “độc” của các hoạ sĩ trẻ trong các tác phẩm đương đại hoá tranh Đông Hồ.

Có chung quan điểm, nhà văn Phan Ý Yên cũng thể hiện quan điểm của mình về những tác phẩm trong dự án “Đương đại hóa tranh Đông Hồ”.

“Lâu rồi mới có một thứ gì đó vốn xa lạ (nằm ngoài sở thích và niềm quan tâm của mình) lại bất ngờ xuất hiện trên FB và có thể khiến mình phì cười. Ý Yên vốn không lạ gì những tấm tranh chúc Tết này - những bức tranh vốn dành cho người ý nhị thâm thúy, những người không tiện nói lời chúc của mình ra bên ngoài. Có lúc Ý Yên cũng thấy tranh Đông Hồ “cổ” quá, có lúc sợ rằng người khác cũng không hiểu như mình đã từng”.

“Đương đại hóa tranh Đông Hồ”: Dự án khiến giới trẻ hào hứng tranh luận - Ảnh 7.

Các tác phẩm đương đại khiến Phan Ý Yên vừa ngạc nhiên vừa thích thú.

Đúng như những gì nhiều bạn trẻ hào hứng chia sẻ, không chỉ nội dung tác phẩm cần có những hướng khai thác mới mà kể cả phương tiện truyền tải cũng đã có sự thay đổi. Nói về dự án Đương đại hóa tranh Đông Hồ, ông Huỳnh Nguyễn Duy – Trưởng phòng marketing Highlands Coffee chia sẻ: "Các di sản văn hóa truyền thống cần được tồn tại mãi mãi cùng dân tộc, nhưng phương tiện truyền tải nó là nghệ thuật thì không thể mãi dậm chân một chỗ. Người châu Âu xưa có phong trào Phục Hưng nên hội họa, kiến trúc, văn học và âm nhạc của họ không chỉ được bảo tồn mà còn vươn tới tầm cao mới. Tôi mong rằng Highlands Coffee có thể góp phần nỗ lực vào cuộc "Phục hưng" của văn hóa dân tộc, bắt đầu với dự án Đương đại hóa tranh Đông Hồ lần này".