Đừng xem thường những vết bầm tím trên da bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Đoan Trang, Theo Trí Thức Trẻ 20:44 20/06/2017

Nếu vết bầm tím xuất hiện thường xuyên thì bạn nên đi khám ngay để tìm nguyên nhân chính xác bạn nhé.

Rối loạn máu, ung thư máu

Nếu cơ thể mắc chứng rối loạn máu khiến máu khó đông thì cũng rất dễ bị bầm tím da cho dù chỉ là những va chạm rất nhẹ trong hoạt động hàng ngày.  

Ngoài ra, nếu thường xuyên xuất hiện vết bầm không rõ nguyên nhân thì đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư máu. Đây đều là những căn bệnh rất nguy hiểm và khả năng tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Đừng xem thường những vết bầm tím trên da bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

Bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường thì các mạch máu, da và dây thần kinh đều trở nên yếu hơn nên dễ dẫn đến tình trạng chảy máu mao mạch. Những vết bầm tím do bệnh tiểu đường gây ra sẽ xuất hiện trên da thường xuyên, lâu lành, đặc biệt ban đầu chỉ xuất hiện ở một vài điểm cố định trên cơ thể. Đồng thời nếu kèm theo các triệu chứng như hay đói, mệt mỏi, khát nước nhiều... thì có khả năng bạn đã bị tiểu đường khá cao đấy.

Thiếu vitamin C nghiêm trọng

Vitamin C đóng vai trò tăng cường sức đề kháng, chữa lành vết thương và hình thành collagen cho da săn chắc. Một khi cơ thể thiếu vitamin C thì không những sức khỏe yếu đi, dễ mắc bệnh, người mệt mỏi mà còn có thể khiến cho các mạch máu nhỏ bị vỡ nên gây ra các vết bầm tím dưới da. Nếu may mắn vết bầm tím của bạn chỉ là do thiếu vitamin C thì lúc này bạn chỉ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Đừng xem thường những vết bầm tím trên da bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.

Xuất huyết tiểu cầu miễn dịch

Nếu vết bầm tím xuất hiện cùng các triệu chứng như chảy máu chân răng, chảy máu mũi thì có khả năng bạn bị xuất huyết tiểu cầu miễn dịch. Đây là căn bệnh gây ra do các kháng thể tiểu cầu tự phá hủy tiểu cầu và vết bầm chính là dấu hiệu ban đầu của căn bệnh nguy hiểm này. Một khi tiểu cầu bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, nặng hơn sẽ kéo theo chứng xuất huyết nội tạng, gây tai biến mạch máu não, suy thận... nếu phát hiện chậm trễ thì rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Đừng xem thường những vết bầm tím trên da bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.

Làm gì khi vết bầm tím xuất hiện trên da?

- Khi vết bầm xuất hiện trên da thì bạn nên kiểm tra lại xem mình có va đập vào đâu hay không. Nếu nó chỉ đơn chuần là vết bầm do chấn thương thì không cần phải lo lắng. Vì chỉ vài ngày sau, vết bầm sẽ tự khỏi thôi.

- Tuy nhiên, nếu vết bầm xuất hiện thường xuyên mà không rõ nguyên nhân. Vết bầm lại kéo dài lâu khỏi và xuất hiện nhiều nơi trên da thì bạn cần nên đi khám ngay để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời bạn nhé. Đừng bao giờ chủ quan với những vết bầm tưởng chừng vô hại, bởi có thể nó là dấu hiệu ban đầu của căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đấy.