Đừng tự nhận là "mọt phim" nếu không nhận ra được sự khác biệt giữa nền điện ảnh Hàn và Mĩ!

NHÂM, Theo Helino 20:00 14/04/2019

Hai nền điện ảnh lớn bậc nhất thế giới là Hàn Quốc và Mĩ có cách tiếp cận cũng như truyền tải ý nghĩa riêng trong từng tác phẩm.

Mĩ và Hàn Quốc là 2 nền điện ảnh được đón nhận nồng nhiệt bậc nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Có người yêu thích những tác phẩm như Boys Over Flower nhưng người khác thì chỉ có thể chìm đắm trong thế giới của Glee, How I Met Your Mother, Friends,... Bởi lẽ cùng là phim ảnh nhưng văn hóa của họ có sự khác biệt rõ rệt.

1. Nhân vật Hàn cao sang, Mĩ thì gần gũi

Trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, nhân vật chính thường là những bác sĩ, người nổi tiếng, luật sư, công tố viên,... Nói cách khác, họ là những con người mang trong mình xuất thân khá đặc biệt và nổi trội. Tại sao các biên kịch xứ kim chi lại ưa chuộng điều này? Đơn giản vì họ muốn đánh vào tâm lí của người xem Á Đông.

Đừng tự nhận là mọt phim nếu không nhận ra được sự khác biệt giữa nền điện ảnh Hàn và Mĩ! - Ảnh 1.

Nhân vật chính Choi Do Hyun trong "Confession" là một luật sư.

Khán giả tìm đến phim ảnh vì muốn được hòa mình vào cuộc sống đầy thú vị và những điều mới mẻ của nhân vật chứ không phải là một công việc văn phòng nhàm chán chỉ có làm và quay trở về nhà. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà làm phim Hàn đã mạnh dạn chọn những đề tài kén khán giả như cuộc sống văn phòng trong Misaeng hay bộ phim về người già The Light In Your Eyes.

Đừng tự nhận là mọt phim nếu không nhận ra được sự khác biệt giữa nền điện ảnh Hàn và Mĩ! - Ảnh 2.

Nhóm bạn trong "How I Met Your Mother" đến từ mọi ngành nghề khác nhau.

Khá trái ngược lại với Hàn, các nhân vật trong truyền hình Mĩ có thể là những con người vô cùng tầm thường với đầy rẫy khuyết điểm. Họ có thể là những bà nội trợ, người thất nghiệp, hoặc đơn giản là một gia đình và những rắc rối diễn ra trong chính cuộc sống của họ. Các nhân vật được xây dựng theo cách thực tế nhất có thể, là những hình ảnh trong đời thực được đưa lên phim, những trăn trở thường ngày của chúng ta, những sai lầm chúng ta mắc phải,...

2. Phim Hàn gói gọn trong một mùa, phim Mĩ kéo dài qua năm này tháng nọ

Các nhà làm phim Hàn không có xu hướng làm nhiều mùa như Mĩ. Các bộ phim truyền hình thường chỉ phát sóng trong một thời điểm nhất định và kết thúc với một phần duy nhất với mỗi tập sẽ kéo dài trong từ 1 đến 2 tiếng. Tất cả các vấn đề đều sẽ được giải quyết trong tập cuối cùng.

Đừng tự nhận là mọt phim nếu không nhận ra được sự khác biệt giữa nền điện ảnh Hàn và Mĩ! - Ảnh 3.

Phim Hàn giờ đây thường chỉ kéo dài 15-20 tập.

Ngược lại, các bộ phim truyền hình Mĩ thường được chia thành nhiều mùa, nhiều phần với mỗi tập kéo dài từ 45-60 phút. Đối với mỗi phần sẽ có một cốt truyện được xây dựng riêng, một vấn đề được đặt ra để giải quyết mang tính logic và tất cả các mùa có tính gắn kết với nhau. Họ không cố gắng nhồi nhét và dồn nén quá nhiều vấn đề vào cùng một lúc.

Đừng tự nhận là mọt phim nếu không nhận ra được sự khác biệt giữa nền điện ảnh Hàn và Mĩ! - Ảnh 4.

Trong khi đó, series đình đám "Game of Thrones" đã có tới 8 mùa phim sau 9 năm.

Và việc xây dựng một bộ phim kéo dài từ năm này sang tháng nọ có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nếu như chúng thành công, tạo ra một thương hiệu riêng, đem lại danh tiếng cho các hãng sản xuất. Ví dụ điển hình nhất chính là series sắp tái xuất khán giả Game of Thrones.

3. Phim Hàn lấy đi nước mắt đổi bằng hi vọng, phim Mỹ để lại những bài học day dứt

Như đã nhắc ở trên, các đạo diễn và biên kịch Hàn vô cùng tài tình trong việc lấy đi nước mắt của khán giả. 10 năm trước, họ chọn những câu chuyện bi thương như ung thư, tình yêu không trọn vẹn còn giờ đây là đánh vào những cảm xúc ẩn giấu của con người. Các nhà làm phim nhắm vào sự vô tâm của xã hội hiện nay, chú trọng vào các giá trị gia đình, những bài học sâu sắc của cuộc sống như tuổi trẻ hay tệ nạn như ấu dâm,...

Những bộ phim Hàn luôn hướng đến cảm xúc gia đình (từ trái qua: "The Preparation", "Along with the Gods", "Train to Busan".

Ví dụ như Train to Busan xoay quanh xác sống và ngày tận thế nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là tình cha con hay sự thờ ơ của con người đối với chính xã hội và sẵn sàng đẩy kẻ khác vào chỗ chết để sống sót. Một tác phẩm về ngày tận thế khác là The Flu (2013) với đoạn kết lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu khán giả khi một tập thể những người xa lạ sẵn sàng đứng lên để bảo vệ hai mẹ con nhân vật chính khỏi cái chết.

Đừng tự nhận là mọt phim nếu không nhận ra được sự khác biệt giữa nền điện ảnh Hàn và Mĩ! - Ảnh 6.

Phim Hàn luôn biết cách lấy nước mắt khán giả.

Các nhà làm phim khơi dậy những cảm xúc mà ta đã lãng quên trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi mang đến những đau thương ấy, bộ phim thường sẽ có một cái kết giúp xoa dịu đi tâm hồn khán giả như cảm giác "sau cơn mưa trời lại sáng".

Còn các bộ phim xứ cờ hoa lại không mang đến cảm xúc vỡ òa ngay lập tức mà để lại một khoảng trống khiến ta phải đắm mình đắn đo và suy nghĩ về thông điệp ẩn chứa. Hiếm có bộ phim nào lại có cái kết tốt đẹp trọn vẹn sau hàng loạt bi kịch được tạo ra trước đó. Đây chính là hiện thực cuộc sống tồn tại mỗi ngày, chúng ta chỉ có thể chấp nhận, vượt qua nỗi đau và tiếp tục sống mà thôi.

Đừng tự nhận là mọt phim nếu không nhận ra được sự khác biệt giữa nền điện ảnh Hàn và Mĩ! - Ảnh 7.

"Breaking Bad" trở thành huyền thoại nhờ nói lên sự khắc nghiệt của cuộc sống.

Như Her (2013) với sự góp mặt của Joaquin Phoenix, sự cô đơn khiến Theodore rơi vào tình yêu với chính chương trình máy tính ảo của mình. Những tâm sự của anh khiến người xem phần nào nhận ra chính mình và thực sự đồng cảm với cái hiện thực tàn nhẫn rằng "chỉ kẻ khờ mới yêu đường" và khi yêu thì ai cũng trở thành những kẻ điên cuồng.

Hay với tác phẩm kinh điển One Day (2011) cùng một cái kết quá ư là đau lòng. Tưởng chừng sau tất cả những trở ngại, đôi bạn thân cuối cùng cũng được bên nhau thì nữ chính lại bị tai nạn. Cái chết của cô đau lòng của cô hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế và khiến ta day dứt về bài học trân trọng từng phút giây của cuộc sống.

"Her", "500 Days of Summer" hay "One Day" đều mang tới sự day dứt.

Một ví dụ điển hình khác là 500 Days of Summer (2009). Có thể nhiều người sẽ cho rằng nữ chính Summer (Zooey Deschanel) quá vô tâm và ích kỉ khi quyết định rời đi. Nhưng thực tế thì Tom Hansen (Joseph Gordon-Levitt) quá vô tâm và không hề để ý đến những cảm xúc, biểu hiện nhỏ nhặt nhất của người yêu. Kết phim là bài học đắt giá khi yêu nhưng thiếu tinh tế thì ta chỉ mãi gặp khổ đau mà thôi.

Tạm kết

Với cách tiếp cận khác nhau, hai nền điện ảnh lớn này đã nói lên nhiều mặt cảm xúc và ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống mỗi người. Thích phim Hàn chưa chắc đã "sến súa" và mê phim Mỹ không hẳn là "sâu sắc". Mỗi thể loại đều có cái hay riêng và đều xứng đáng được khán giả đón nhận.