Đừng nói giới trẻ ham chơi, họ vẫn đang học nhưng với một cách mới

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 19/01/2018

Thế giới đã và đang đổi thay rất nhiều nhờ vào internet. Sự bùng nổ của công nghệ thông minh và trí tuệ nhân tạo càng làm cho mọi thứ trở nên “vi diệu” hơn và “sự kỳ lạ của giới trẻ” trong mắt những người lớn chính là cách họ thích nghi với thời đại mới.

Thế hệ trẻ có thực sự ham chơi, lười học?

Trong mắt thế hệ “ông bà anh”, chúng ta – những nam thanh nữ tú 18 – 20, là những đứa tay gõ bàn phím, tay cầm điện thoại, góc học tập ở nhà luôn bị bỏ trống, mà cũng trống thật vì không sách vở, bút viết hay sổ sách ghê gớm như “thời của ông bà” – chẳng hiểu nổi nó học hành cái kiểu gì!

Trong mắt những đứa em lên 8, lên 10, các anh chị của chúng nó thật kỳ diệu làm sao! Các anh chị ấy không phải viết bài, chỉ ngồi gõ gõ máy tính, cũng không phải đến trường nộp bài mà sẽ gửi mail cho thầy cô.

Nhưng rồi “ông bà anh” cũng bị làm cho kinh ngạc vì đứa cháu có thể “o-đờ” một lọ vitamin ở tận tây tàu gì đấy về biếu ông bà bằng tiền mà chính đứa cháu làm ra khi ông bà tưởng nó ngồi máy tính chỉ là “chơi điện tử”.

Những tình huống đó xảy ra hàng ngày trong xã hội ngày nay khi mà ranh giới giữa học, chơi, làm việc không còn quá rạch ròi. Học tập không chỉ dừng lại ở trường lớp và những cuốn sách giáo khoa; việc đi làm cũng không có nghĩa là phải dành 8-10 tiếng mỗi ngày nơi công sở, các lĩnh vực nghề nghiệp cũng trở nên đa dạng hơn.

Hàng hiệu, tiêu dùng thông minh và hội nhập

Năm 2016 – 2017, khi mà hàng loạt các thương hiệu đình đám quốc tế thi nhau về Việt Nam, nào H&M, Zara, Stradivarius hay Pull&Bear... người Việt trẻ lại có thêm nhiều lựa chọn mà không phải ngóng cổ ra nước ngoài.

Người mừng nhất trước tin này có lẽ chính là các bạn trẻ, dù cho họ có yêu thời trang hay không. Đối với họ, việc các thương hiệu này tiến vào Việt Nam không chỉ cho người Việt cơ hội được khoác lên mình những món đồ mà cả thế giới đang mặc, mà còn là một tín hiệu cho thấy sự hội nhập, là cách mà Việt Nam đang dần tiến gần tới thế giới.

Và bất ngờ không, người trẻ Việt có khả năng đọc đúng rất nhiều tên các thương hiệu ấy. Theo một cách nhìn nhận rất xưa cũ, có người sẽ cho rằng họ đang làm màu, đang đua đòi, sính ngoại. Tuy nhiên, quan niệm của người trẻ khác lắm, đọc tên chính xác các thương hiệu, họ thể hiện sự tôn trọng đối với giá trị chất xám, thể hiện tính mở cửa của chính bản thân đối với tri thức toàn cầu. Chính người trẻ cũng đang “mở cửa”, đang hội nhập, chứ không chỉ nền kinh tế nước nhà.

Bên cạnh đó, sự hội nhập của người trẻ còn thể hiện ở cách tiêu dùng thông minh và hiện đại, trong ví, trong hành trang cá nhân của họ có đầy đặn những thẻ tích điểm, phiếu giảm giá, tem phiếu cộng điểm… để phục vụ cho cách chi tiêu kế hoạch, tiết kiệm mà vẫn hưởng những dịch vụ, sản phẩm tốt nhất.

Người trẻ dường như không ngừng “học” qua mỗi ngày sống của mình, đang hoàn toàn mở cửa để đón nhận những cái hay, những giá trị mới để hoàn thiện bản thân.

Đừng nói giới trẻ ham chơi, họ vẫn đang học nhưng với một cách mới - Ảnh 1.

Không chỉ sống, không chỉ ăn mặc, tiêu dùng thì người trẻ mới mở cửa chính mình, mà trong cả học tập, họ cũng đang tự “hội nhập”. Học nhóm, giao lưu kiến thức không còn là cách học tập ở trời tây hay nước nào xa xôi nữa, mà đã có từ những thời diễn đàn forum, hay bây giờ là các nhóm học tập trên mạng xã hội nữa. Đến cả ra ngoài thế giới thực, họ cũng cần có những không gian mở để thúc đẩy việc trao đổi kiến thức, trao đổi kỹ năng làm việc. Đó là lý do mà mô hình Co-working space (không gian làm việc chung) như Toong, hay thư viện thông minh kiểu mới S.hub, nơi mà không riêng gì giới trẻ, mà mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều có thể đến đó học tập bằng những thiết bị điện tử hiện đại, đang trở thành xu hướng.

Đừng nói giới trẻ ham chơi, họ vẫn đang học nhưng với một cách mới - Ảnh 2.

Một ví dụ điển hình là Không gian chia sẻ S.hub (thư viện Quốc Gia – HN, Thư viện KHTH Đà Nẵng, Thư viện KHTH Tp.HCM) được chia thành các khu vực chức năng phục vụ hoạt động tổ chức hội thảo, triển lãm, trình chiếu nội dung đa phương tiện, và nhu cầu tự nghiên cứu của giới trẻ. Tất cả nhằm mục đích truyền lửa và khơi gợi cảm hứng học hỏi nhằm giúp người trẻ nhìn nhận đúng năng lực của mình, từ đó tự tin kiến tạo tương lai.

Vậy, giới trẻ cần gì?

Sự đồng cảm và tin tưởng của người lớn cùng những lời động viên đúng lúc.

Dẫu biết bố mẹ, gia đình luôn mong đợi những điều tốt đẹp nhất dành cho con cái, tuy nhiên giới trẻ hiện nay không thích hợp với tư tưởng “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” nữa. Họ không thích gò ép bản thân theo khuôn mẫu hay định hướng sẵn của gia đình, xã hội. Còn người lớn, chưa chắc đã biết, đã hiểu họ muốn gì, họ thích gì.

Tuổi trẻ cần được sống với đam mê và ước mơ. Hãy để các bạn trẻ được cháy hết mình với những lựa chọn của mình. Dù thành công hay thất bại thì ít nhất họ cũng sẽ không phải hối tiếc vì đã không được là chính mình. Việc những người làm cha mẹ, những người mang trọng trách dẫn đường chỉ lối cần làm là tạo cho giới trẻ được có một không gian tốt, môi trường tốt, ủng hộ mạnh mẽ cho hành trình theo đuổi đam mê của họ!

Giới trẻ rất cần sự động viên, không những qua các giải thưởng hay sự tuyên dương đến từ xã hội, mà còn từ chính gia đình mình – những người luôn sát cánh bên họ, những người trực tiếp chứng kiến sự trưởng thành của họ.

Đừng nói giới trẻ ham chơi, họ vẫn đang học nhưng với một cách mới - Ảnh 3.

Vì thế, chìa khoá mấu chốt cho vấn đề 2 thế hệ này nằm ở việc cần có sự cởi mở đến từ cả hai phía. Con cái cần đặt mình vào địa vị, góc nhìn của bố mẹ ông bà; còn người lớn, hãy thử một lần trải nghiệm những gì các con đã, đang và sẽ theo đuổi?

Đó là câu chuyện của cô con gái đã đi làm đưa mẹ đến nơi mình hay đến, đi trải nghiệm “thứ công nghệ” gọi là thực tế ảo – mà theo định nghĩa của người mẹ đã ngoài 70 là “thứ của bọn trẻ con” và họ đã có những khoảng thời gian trải nghiệm thật tuyệt vời.

Đừng nói giới trẻ ham chơi, họ vẫn đang học nhưng với một cách mới - Ảnh 4.

Một lần thôi, hãy thử một lần bố mẹ và con, hay các con đưa ông bà đến tham dự cùng với mình, để người lớn được có cơ hội biết thế giới trẻ ngày nay vận hành theo xu hướng nào, chúng thích cái gì, ngành nghề nào đang cần thiết nhất? Đó chính là sự mở cửa, sự hội nhập từ hai thế hệ, tạo điều kiện thúc đẩy, động viên người trẻ dũng cảm theo đuổi ước mơ, đam mê của mình.

Đến lúc đó, những thú vui vô bổ sẽ được dọn gọn sang một bên, nhường chỗ cho hoài bão, khát vọng cuộc đời.

Không gian chia sẻ S.hub nằm trong thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, được kế thừa và xây dựng từ mô hình "Thư viện Thông minh 2.0" bao gồm 3 yếu tố:

(1) Không gian học tập hiện đại được trang bị thiết bị công nghệ cao: Nâng cấp và trang bị các thiết bị hiện đại tại khu vực tiền sảnh, phòng đa phương tiện, phòng đọc thiếu nhi (tầng 1) và phòng tra cứu địa chí (tầng 2) để tạo thành các khu vực chức năng tổ chức sự kiện, triển lãm trưng bày, tra cứu, thảo luận nhóm...

(2) Website: www.s-hub.vn: Là không gian trao đổi trực tuyến; phục vụ nhu cầu đăng ký sử dụng không gian, tương tác, cập nhật những thông tin từ các hoạt động của S.hub…

(3) Chuỗi hoạt động mang tính truyền cảm hứng học hỏi: Tổ chức toạ đàm, thuyết trình, cuộc thi với nhiều đề tài khác nhau để các bạn trẻ có cơ hội chia sẻ và học hỏi lẫn nhau...