Dù thời tiết có thất thường thế nào, nhặng vẫn có thể giữ nhiệt cho cơ thể nhờ vào thứ không ai nghĩ đến

Đặng Nghiêm, Theo Helino 12:36 22/04/2018

Đó là thứ mà con người cũng có nhưng chúng ta lại dùng cho việc khác.

Loài nhặng hố xí, hay còn có tên khoa học là Chrysomya megacephala, có khả năng điều nhiệt thần kì khi thực hiện hành động "nhả và nuốt" phần nước bọt ở phần miệng dưới khi trời đang oi bức.

Dù thời tiết có thất thường thế nào, nhặng vẫn có thể giữ nhiệt cho cơ thể nhờ vào thứ không ai nghĩ đến - Ảnh 1.

Để tìm hiểu thêm về hành vi lạ kỳ này, các nhà khoa học thuộc nhóm kỹ thuật và sinh học của Đại học São Paulo dùng một loạt máy ảnh nhiệt để theo dõi hành vi điều nhiệt của nhặng.

Và họ nhận ra rằng, chính nhờ vào sự bốc hơi của giọt nước bọt đã giúp loài nhặng giảm nhiệt ở những cơ quan quan trọng, như cơ bắp hay não bộ.

"Theo quan sát, chúng tôi nhận thấy hành động này cho phép nhặng có thể giảm được thân nhiệt một cách rất ổn định." Guilherme Gomes - nhà nghiên cứu của dự án cho biết.

Qua những thước phim thu được, nhóm nghiên cứu đã tính được chu kỳ của mỗi lần nhặng tiết nước bọt rồi lại nuốt vào, lặp lại khoảng 15 lần trong vài giây. Đồng thời, họ cũng đo được nhiệt độ của giọt nước bọt khi bốc hơi đã giảm đến 8 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.

"Khi loài nhặng đang bay, giọt nước bọt chúng tiết ra ở hàm dưới sẽ lạnh đi, giúp chúng hạ nhiệt ở vùng đầu, tiếp đến là phần ngực và bụng." theo Gomes.

Hành vi luôn được linh hoạt thực hiện tùy vào thời tiết...

Tùy vào thời điểm nào trong ngày và thời tiết hiện tại, loài nhặng sẽ tự cân nhắc xem có nên tiết nước bọt hay không.

Chẳng hạn, nếu nhiệt độ dưới 25 độ C, thì việc dùng nước bọt điều nhiệt là không cần thiết. Trái lại, chúng còn phải hoạt động nhiều hơn để giữ ấm cho cơ thể.

Dù thời tiết có thất thường thế nào, nhặng vẫn có thể giữ nhiệt cho cơ thể nhờ vào thứ không ai nghĩ đến - Ảnh 2.

Nhặng chỉ bắt đầu tiết nước bọt nhiệt độ từ 25 - 30 độ C để điều hòa nhiệt, trừ những lúc độ ẩm trên 70% vì quá trình này sẽ bị gián đoạn khi nước bọt không bốc hơi được. 

Hành vi này sẽ được nhặng áp dụng khi trời vào tối, đặc biệt vào những lúc trời rất oi bức. "Chúng có thể hạ được thân nhiệt từ 2 - 3 độ C trong suốt 8 tiếng vào ban đêm" - Gomes cho biết.

"Nếu thân nhiệt của nhặng được điều hòa đúng mức, sẽ rất có lợi cho chúng khi có thể tránh các tác hại tại mắt và các tế bào sử dụng năng lượng cao tại não. Điều này là cần thiết khi quá trình chuyển hóa khiến nhiệt độ của chúng lên rất cao vào buổi tối."

Không chỉ điều nhiệt mà còn hỗ trợ đắc lực khi đang... đấu với con nhặng khác!

Sau quá trình theo dõi hành vi của loài nhặng này, đội ngũ nghiên cứu đều rất bất ngờ khi việc tiết nước bọt không chỉ giúp điều nhiệt, nó còn giúp nhặng trong lúc đánh nhau với con khác.

Dù thời tiết có thất thường thế nào, nhặng vẫn có thể giữ nhiệt cho cơ thể nhờ vào thứ không ai nghĩ đến - Ảnh 3.

"Việc nghiên cứu đã chỉ ra hai mấu chốt của hành vi tiết nước bọt: giúp nhặng giảm năng lượng bằng cách hạ cân khi đang chiến đấu trên không và tác dụng điều nhiệt hiệu quả, tương tự với việc tiết mồ hôi ở người hay thở dồn dập ở chó" - Gomes phát biểu.

"Chúng tôi đồng thời cũng sẽ tiến hành các thực nghiệm xa hơn để nghiên cứu thêm về hành vi điều nhiệt của các loài côn trùng khác." theo giáo sư Roland Koberle, giáo sư thuộc đại học São Paulo và là đồng tác giả của nghiên cứu.

Theo Eurealert