Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân

Nhuggie; Ảnh: Vũ Anh Hiếu, Theo Trí Thức Trẻ 10:03 12/04/2013

Hôm nay (12/4) trùng với ngày 3/3 Âm lịch là Tết Hàn thực. Bây giờ, còn rất ít gia đình tự làm bánh trôi bánh chay nên từ sáng sớm, mọi người đã tranh thủ đi mua bánh để về thắp hương.

Đợt lạnh bất ngờ ở Hà Nội những ngày này làm cho phong vị ngày lễ Hàn Thực (3/3 Âm lịch) thêm đậm đà. Từ sáng sớm hôm nay (12/4), nhiều quán bánh trôi chay đã bày biện tươm tất các đĩa bánh trôi, chay, chè hoa cau để phục vụ người dân Tràng An ngày lễ. Tết Hàn Thực bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng người Việt Nam đã biến thành ngày lễ riêng của mình với đỗ xanh, đường phèn, bột sắn dây, hoa bưởi.... vì thế tết Hàn Thực có một cái tên rất bình dị: "Tết bánh trôi chay". Bánh trôi, chay theo "kiểu Việt Nam" có sự kết hợp vị bùi bùi của đỗ, dẻo dẻo, thơm thơm của nếp với mùi thơm của hoa bưởi lẫn với bột sắn dây. Bánh đẹp hơn với những hạt vừng rang vàng ươm, rắc chút dừa nạo lên trên.

Dạo qua các con phố cổ, chợ Hôm, phố Ngô Thì Nhậm dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong, cửa hàng tấp nập người ghé vào mua bánh. Chị Thu Hà (Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình) nói: "Từ tối qua, các cụ trong nhà đã nhắc nhở sáng nay đi mua bánh về thắp hương làm lễ, sau là hạ bánh xuống cho cháu chắt trong nhà ăn cho vui, để không quên một ngày lễ truyền thống giản dị nhưng đặc biệt. Nhâm nhi bánh trôi dẻo, ngọt trong không khí lạnh như thế này cũng thú vị lắm".

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  1
Người mua bánh xếp hàng đông đúc ở phố Ngô Thì Nhậm

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  2

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  3
Cửa hàng tất bật bán bánh cho khách, được biết lượng bánh làm cho ngày hôm nay gấp 20-25 ngày thường

Ở phố Hàng Điếu, các cửa hàng bán chè hôm nay nhộn nhịp khách vào ra mua bánh trôi, chay. Người dân xung quanh cũng đặt số lượng bánh lớn từ những ngày trước nên các cửa hàng này tất bật làm bánh, người nặn bánh, người luộc, người nấu chè... tạo nên một không khí ấm cúng trong thời tiết se lạnh ở Hà Nội những ngày này. 

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  4

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  5


Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  6

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  7

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  8

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  9

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  10

Ở phố Hàng Điếu, giá cho một cặp gồm 1 đĩa bánh trôi và 1 đĩa bánh chay, vào khoảng 25.000 đồng. Còn ở Ngô Thì Nhậm, 10 chiếc bánh chay có giá khoảng 30.000 đồng.

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  11

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  12

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  13


Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  14

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  15

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  16

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  17

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  18

Còn anh Tráng (Phố Trần Xuân Soạn) nói: "Ngày xưa bánh trôi, bánh chay là thức quà ngon mà trẻ con, người lớn đều chờ đến lễ để được ăn. Ngày nay, ít người ăn rồi nên mỗi khi đến tết Hàn Thực thấy cảnh người đông, xếp hàng mua thứ bánh bình dị này là tôi lại thấy vui vui. Bánh trôi, chay đậm chất Việt, dễ ăn, dễ làm nhưng ngày nay ít người ngồi làm nữa. Ngày lễ nhỏ thôi nhưng cảm thấy rất hay ho."

Những gánh hàng rong bán bánh trôi, chay có thể dễ dàng bắt gặp trên các con phố cổ trong ngày này:

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  19

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  20

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  21

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  22

Người Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi bánh chay trong cái rét nàng Bân  23
Thức bánh bình dị, dân dã của Việt Nam

Nguồn gốc của Tết Hàn thực xuất phát từ điển tích về trung thần Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong 19 năm trời cùng nhau nếm trải bao nhiêu hiểm nguy. Về sau, Tần Văn Công giành được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người đã từng phò tá mình nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mùng 3 tháng 3 đến mùng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).

Bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của Việt Nam lại mang một ý nghĩa rất khác và mang đậm đà những nét riêng của dân tộc, đồng thời cũng phù hợp với tâm lý và cuộc sống của người Việt đấy. "Hàn thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh", theo phong tục Trung Quốc, người dân phải kiêng đốt lửa ba ngày (từ mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm), chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn.