Fan nam khóc khi đón T-Ara, có đáng bị "ném đá"?

Nhuggie, Theo Trí Thức Trẻ 15:04 26/11/2012

Ngày hôm nay, trên các mạng xã hội đã có rất nhiều ý kiến "ném đá" các fan nam ôm nhau khóc khi nhìn thấy T-Ara xuất hiện ở sân bay Nội bài.

Ngay sau khi báo chí đưa hình ảnh fan nam của nhóm nhạc thần tượng T-Ara ôm nhau khóc, trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội đăng lại những ảnh chụp cảnh tượng này và sục sôi bàn tán. 

Hầu hết các ý kiến cho rằng hình ảnh các fan nam ôm nhau khóc nức nở trước một nhạc nữ Hàn Quốc là hình ảnh... không đẹp mắt, nhiều bình luận nặng nề hơn còn cho rằng các fan nam là nực cười, là yêu đuối, “rỗi hơi”, thậm chí có comment cho rằng: “Thật khó phân biệt giới tính khi nhìn vào ảnh này”, "Đúng là các thím". Kết luận chung là mọi người là “xứng đáng bị ném đá”.  

Fan nam khóc khi đón T-Ara, có đáng bị "ném đá"? 1

Fan nam khóc khi đón T-Ara, có đáng bị "ném đá"? 2
Ảnh: Ngoisao.net

Fan nam khóc khi đón T-Ara, có đáng bị "ném đá"? 3

Fan nam khóc khi đón T-Ara, có đáng bị "ném đá"? 4

“Tại sao phải khóc vì những con người xa lạ mà họ chẳng biết bạn là ai. Trong cuộc sống có nhiều điều đáng để bạn dành cảm xúc hơn là khóc vì một nhóm nhạc thần tượng đến từ một nơi xa xôi”. - FBer Quang Huy comment

Thậm chí, nhiều người là nam giới cho rằng các fan nam này khóc khiến họ cảm thấy xấu hổ: “Mình thật sự không nghĩ có những anh bạn lại có thể khóc chỉ vì một nhóm nhạc thần tượng – nhóm nhạc mang tính giải trí đơn thuần với những cô gái xinh đẹp cùng những giai điệu bắt tai nhưng vô nghĩa. Thật sự thấy xấu hổ khi nhìn vào các bạn. Nếu mình là người quen với những anh chàng này chắc mình phải “cắt đứt quan hệ” mất!” - Cư dân mạng có tên ĐứcKin nói

"Ôi thật miễn bình luận với các nam này! Mất mặt quá!" - Một cư dân mạng khác nói

Nhưng đằng sau nhiều ý kiến lại cho rằng việc “ném đá” các fan nam này phải chăng cư dân mạng quá áp đặt và phiến diện: 

“Khóc vì một nhóm nhạc mình yêu thích có gì là xấu? Bất ngờ, hạnh phúc sẽ khiến bạn khóc, đó là phản ứng bình thường ở bất kì ai. Họ không xô lấn, không tranh cãi, không giật tóc giật đồ, không làm bất cứ điều gì thiếu văn minh, chỉ là khóc khi thấy nhóm nhạc nữ mình yêu quý, vậy tại sao chỉ trích họ?” - FBer Huy Linh Nguyen comment. 

“Mỗi người đều có một quan điểm sống, một sở thích văn hóa và thẩm mỹ. Bạn không thích nhạc Hàn nhưng không có nghĩa là người khác cũng như bạn, ngược lại có tìm kiếm được nhiều giá trị cho chính mình đấy. Mỗi cộng đồng có một giá trị riêng mà bạn là người ngoài cuộc, bạn khó có thể thấy được? Đừng ngồi đó mà kêu ca rằng Kpop, fan Kpop nhảm nhí trong khi bạn chẳng hiểu được một chút gì về nhạc Hàn. Hàng triệu người trên khắp thế giới chứ không phải riêng gì Việt Nam mới có cảm xúc này trước Kpop. Phải có những giá trị nhất định thì Kpop, cộng đồng fan Kpop lại tồn tại lâu dài và mạnh mẽ như vậy.” - Hạnh Nguyên (19 tuổi)

“Mình không phải là một Queen, cũng không phải là một fan Kpop, nhưng mình thấy rất bất bình trước việc “ném đá” này của mọi người. Cũng giống như bạn hâm mộ Westlife, Linkin Park hay một đội bóng Ngoại hạng anh, thì những fan nam này lại chọn Kpop. Mỗi người có một sở thích riêng miễn là sở thích ấy đem lại cho họ nhiều niềm vui. Kpop đem lại cho họ nhiều niềm vui, giá trị khiến họ yêu thích thì mới có được những cảm xúc như vậy? Bạn nghĩ vì sao họ có thể khóc được như thế nếu như họ không có những tình cảm đặc biệt. Hãy tôn trọng sở thích của người khác, đó cũng là cách để người khác tôn trọng bạn” - Hoàng Anh (SV ĐH Luật)

“Nếu bạn phàn nàn âm nhạc của Kpop chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí là ít giá trị đối với bạn, bạn không hiểu tại sao có những người lại hâm mộ các nhóm nhạc thần tượng Hàn như vậy? Điều đó là bởi chúng tôi không chỉ nghe họ hát mà nền giải trí Hàn quốc còn cho chúng tôi cơ hội được tìm hiểu về họ thông qua các chương trình văn hóa, gameshow, ở khi xem chúng tôi học được rất nhiều. 

Bạn có biết là hằng năm, ở Hàn thường vinh danh các nghệ sĩ, nhóm nhạc của nước bằng giải thưởng “Đại sứ Văn hóa” không? Đó không phải là giải thưởng trao cho tài năng và giải thưởng trao tặng cho những cống hiến về văn hóa. Chúng tôi học tập rất nhiều từ họ chứ không phải chỉ đơn thuần là từ ngoại hình, khuôn mặt, quần áo của họ như bạn nghĩ!” - Hoàng Linh (THPT Kim Liên)

Chuyện các fan nam khóc khi gặp được T-Ara khiến nhiều cuộc tranh cãi nãy ra và cũng lúc này khiến nhiều người nhìn nhận sâu hơn về Kpop. Lâu nay, chúng ta vẫn nghe về cái gọi là “Làn sóng Kpop” bởi âm nhạc Hàn đã vượt qua biên giới châu lục mà phổ biến trên khắp thế giới, được cả thế giới yêu thích và công nhận. Cộng đồng fan Kpop ở Việt Nam cũng rất phát triển nhưng vẫn chưa lớn được như các nước trong khu vực, châu lục và cả Bắc Mỹ. 

Dường như lâu này trong suy nghĩ nhiều người, Kpop gắn liền với dàn trai xinh gái đẹp, xuất hiện lộng lẫy, hát hò chỉ là thứ yếu nhưng rõ ràng các nghệ sĩ, nhóm nhạc Hàn Quốc phải lao động rất nghiêm túc và vất vả mới có được những thành công và lòng hâm mộ từ công chúng. Những sản phẩm âm nhạc của họ là nghệ thuật đích thực, thậm chí tạo ra nhiều trào lưu mà cả thế giới phải công nhận. Phải là người trong cuộc, bạn mới hiểu hết giá trị của lòng yêu mến của fan Kpop, là fan của T-Ara bạn mới hiểu được vì sao các fan nam kia lại khóc. Khóc vì vui mừng là hình ảnh đẹp, vậy tại sao chúng ta lại lên án, ném đá? 

Còn với suy nghĩ "Nên dành thời gian để làm nhiều có ích hơn là đứng khóc lóc vì chỉ một nhóm nhạc nữ đến từ Hàn Quốc?" đang nhận được nhiều tán thành trên mạng xã hội thì một cư dân mạng có tên H.Linh (18 tuổi) nói rằng: "Có lẽ bạn đang quá nghiêm trọng cảnh một người khóc khi chào đón nhóm nhạc mình hâm mộ thành một cái gì đó quá nặng nề rồi. Việc làm có ích của fan T-Ara là cùng nhau gặp gỡ, kết bạn và chia sẻ cùng nhau nhiều điều trong cuộc sống. Đến khi T-Ara sang thăm Việt Nam fan tập hợp nhau lại và ra sân bay chào thần tượng của mình, chúng tôi vui mừng và chia sẻ niềm vui bên nhau giống như các bạn nam khác reo hò cùng nhau khi xem một trận bóng đá hay vậy. 1 năm thần tượng sang 1 lần, chúng tôi chỉ có với nhau 1 dịp như vậy và hiển nhiên vẫn có nhiều thời gian khác để làm những điều có ích, đừng đánh đồng việc này với việc khác."