Xuất xứ của dòng văn học Halloween

Nuage, Theo Trí Thức Trẻ 14:01 31/10/2013

“Đó là một đêm tối tăm và bão tố...” là câu mở đầu cuốn Paul Clifford của Edward George Bulwer-Lytton, tiểu thuyết nổi tiếng của dòng văn học Halloween, cũng là câu mở đầu hiện bị ghét nhất trên thế giới.

Halloween - hay Hallowe'en, như trong lịch sử Kitô hữu Công giáo của Halloween (All Hallows 'Eve) là một thuật ngữ Scotland, xuất hiện trên sách vở lần đầu năm 1556, đánh vần gần giống với từ unrecognizably (Không thể xác định) và một từ được dùng trước đó là Halhalon. Người ta đã thống nhất tên gọi Halloween vào cuối thế kỷ 18 khi bài thơ mang tên Halloween của nhà thơ Robert Burns ra đời.

Trước đó, vào thế kỷ 16, khi xuất hiện, thuật ngữ Halloween đã nhanh chóng tiến sâu vào lãnh địa văn học, kể cả những nhân vật nổi tiếng như nhà viết kịch Shakespeare cũng sử dụng thuật ngữ này trong vở kịch Measure for Measure (Tạm dịch: Phương pháp đo lường) ra đời những năm 1603 - 1604. Tới năm 1837, khái niệm đèn lồng bí ngô được Nathaniel Hawthorne sáng tạo nên trong một truyện ngắn. Tác giả này cũng viết rất nhiều câu chuyện kinh dị, ma quái để tăng thêm phần rùng rợn cho không khí Halloween, thí dụ tiêu biểu là The Haunted Mind (Tạm dịch: Tâm trí ma ám).

Ở Cornwall (Anh), người Cornish tổ chức Halloween vào đêm trước ngày đầu tiên của mùa đông. Martin Luther, nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustine, và là nhà cải cách tôn giáo cũng đã chọn 31/10/1517 làm ngày bắt đầu Cải Cách Tin Lành. Ông treo 95 Luận đề hay còn biết tới với tên gọi Tranh luận của Martin Luther về Quyền năng và Hiệu lực của Phép Giải tội tại cửa nhà thờ của lâu đài Wittenberg (nơi treo các thông báo của viện đại học), theo thông lệ vào thời ấy, nhằm mở ra cuộc tranh luận về phép giải tội. Nhờ đó, các luận đề của Martin Luther, ngay tức khắc các luận đề này được dịch từ tiếng Latin sang tiếng Đức, được in ấn, và phổ biến trên khắp châu Âu. 

Xuất xứ của dòng văn học Halloween  1
John Evelyn và John Keats - Hai tác giả nổi tiếng sinh vào dịp lễ Halloween

Halloween cũng là ngày sinh của nhiều tên tuổi nổi tiếng trong làng văn thế giới như nhà văn, người làm vườn và giữ sổ sách, tác giả của cuốn sách nổi tiếng John Evelyn's Diary (Nhật ký John Evelyn), John Evelyn (1620), John Keats (1795) - Thi sĩ của trường phái lãng mạn Anh thế kỉ XIX hay Dick Francis (1920) - một trong những nhà văn viết truyện trinh thám tội phạm lấy bối cảnh đua ngựa có sách bán chạy nhất ở Anh.

Được ghi trong từ điển của năm 1656, “Horripilation” (Khiếp vía) là một từ phù hợp nhất và được dùng nhiều nhất trong dịp lễ Halloween. Đó là cảm giác sởn tóc gáy vì sợ hãi, lạnh người hoặc phấn khích trước khung cảnh và diễn biến của dịp lễ này. Cũng Halloween đã tạo cảm hứng để các tác giả lao vào thêu dệt những câu chuyện kinh dị, ma quái, đầu tiên là ma cà rồng. Người viết tiểu thuyết về ma cà rồng đầu tiên là John Polidori. Cùng với những tên tuổi lớn như Lord Byron, hai anh em nhà Shelleys, Percy và Mary, tham gia cuộc thi viết tiểu thuyết về ma cà rồng được khởi xướng lần đầu năm 1816. Cuốn tiểu thuyết mang tên The Vampyre (Ma cà rồng) của John Polidori được xuất bản năm 1819. Trớ trêu thay cuốn tiểu thuyết lại ghi tên tác giả là Lord Byron hòng giúp sách bán chạy hơn nhưng ngược lại, ít người để ý đến tác phẩm này. Và trớ trêu hơn nữa khi Lord Byron ghét cay ghét đắng nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này vì mô tả gần như chính xác con người của chính nhà thơ lãng mạn của nước Anh. Tiếp đó cuốn The The Beetle (Bọ cánh cứng) phỏng theo phong cách kinh dị phương Đông của Richard Marsh cũng bị độc giả hờ hững và nhanh chóng chìm vào quên lãng. Cho tới năm 1897 khi Dracula (Ác quỷ Dracula) của tác giả Bram Stoker ra đời, ngay lập tức trở thành một hiện tượng và hình tượng ma cà rồng này còn ảnh hưởng tới tận ngày nay. 

Xuất xứ của dòng văn học Halloween  2
Dracula và The Castle of Otranto, hai tác phẩm kinh dị nổi tiếng của dòng văn học Halloween 

Cuốn tiểu thuyết kinh dị theo phong cách Gothic đầu tiên xuất hiện năm 1764 là The Castle of Otranto (Lâu đài Otranto) của Horace Walpole cũng gần như ngay lập tức có được thành công nhờ phỏng theo một sự kiện có thật. Tuy nhiên, lần tái bản thứ hai, Horace Walpole đã nói rằng tất thảy đều là tưởng tượng của ông và vì thế, doanh thu bán sách sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, di sản cho dòng tiểu thuyết kinh dị của Horace Walpole là vô cùng lớn. Nhà riêng của ông ở London đã được phục dựng thành Strawberry Hill House, một kiến trúc tân Gothic ấn tượng. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng những từ ngữ phổ biến trong văn học ngày nay như serendipity(Vận may), beefy (Lực lưỡng), malaria (Bệnh sốt rét), souvenir (Lưu niệm) cũng như cụm từ fairy tale (Câu chuyện cổ tích). 

Xuất xứ của dòng văn học Halloween  3
Strawberry Hill House, một kiến trúc tân Gothic ấn tượng - Nhà riêng của tác giả chuyên viết truyện kinh dị, Horace Walpole

Còn gì tốt hơn một câu chuyện ma đáng sợ cho dịp lễ Halloween? Hơn một thế kỷ qua, văn học Halloween đã trở thành một bản sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân thế giới. Bất chấp thời gian, những The Monkey's Paw (Bàn tay khỉ) của W. W. Jacobs (1902), The Beckoning Fair One (Phiên chợ mời chào) của Oliver Onions (1911) là những lựa chọn không tồi của người yêu văn học kinh dị và càng có giá trị hơn vào dịp lễ Halloween.