“Thương gia tử thần” Alfred Nobel và câu chuyện thay đổi số phận

Kachi, Theo Trí Thức Trẻ 00:11 10/11/2013

Hành động lên án “Thương gia tử thần” Alfred Nobel của báo chí Pháp đã tạo nên ngọn nguồn của một giải thưởng tôn vinh các nhân vật xuất chúng của nhân loại – Giải thưởng Nobel.

Nội tại của giải thưởng Nobel tồn tại những điều thú vị như nhà bác học Marie Curie giành vinh dự này tới hai lần ở hai ngành khoa học khác nhau, bà Aung San Suu Kyi , người đoạt giải duy nhất nhận được giải thưởng trong khi quản thúc tại gia hay Ernest Hemingway , người có bài phát biểu xứng đáng và đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, có một điều thú vị không kém những sự kiện trên là xuất xứ của giải thưởng danh giá bắt nguồn từ sự nhầm lẫn.

Năm 1888, khi một người Thụy Điển bình thường tên là Ludwig Nobel qua đời, báo chí Pháp đã có một nhầm lẫn chết người khi tưởng đó người chết là em trai của ông - Alfred Nobel, một doanh nhân Thụy Điển nổi tiếng cũng là người đã phát minh ra thuốc nổ. Bài báo gay gắt thông cáo cái chết của ông với cái title “Thương gia tử thần” đã trở thành một cú sốc tinh thần với Alfred Nobel, lúc này vẫn đang sống rất bình thường. Nén nỗi đau khổ, ông quyết tâm thay đổi câu chuyện số phận của mình trước khi quá muộn. 

“Thương gia tử thần” Alfred Nobel và câu chuyện thay đổi số phận 1
 Alfred Nobel, một doanh nhân Thụy Điển nổi tiếng cũng là người đã phát minh ra thuốc nổ

Ngày 27/11/1895, Alfred Nobel bắt đầu hành động. Ông tới một câu lạc bộ đồng thời là một quán bar mang tên Swedish Norwegian ở Paris (Pháp), bắt tay viết bản di chúc của mình và được 4 người đàn ông ngẫu nhiên có mặt ở đó chứng thực. Trong hơn 4 trang giấy, ngoài những di nguyện cho người thân (Alfred Nobel không có con cái) và các nhân viên của mình, ông muốn phần còn lại được đầu tư vào một quỹ cộng đồng với nguyên tắc: “Các khoản tiền được trao dưới hình thức giải thưởng hàng năm cho những ai đã có những đóng góp thiết thực cho nhân loại trong năm trước”. 

Cụ thể, toàn bộ bất động sản của Alfred Nobel sẽ được những người có trách nhiệm điều hành đầu tư vào chứng khoán an toàn, tạo thành một quỹ đầu tư để phân bổ cho giải thưởng hàng năm. Lãi suất của quỹ đầu tư được chia thành 5 phần cho một nhân vật xuất chúng không phân biệt quốc gia trong các lĩnh vực và tổ chức trao tặng tương ứng: Vật lý - viện Hàn lâm Thụy Điển, văn chương - viện Hàn lâm Stockholm, hóa học, sinh lý học -  y học - viện Caroline ở Stockholm. Trong đó nổi bật nhất là giải thưởng hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc Hội Na Uy bầu dành cho “Những người có đóng góp kết nối tình anh em giữa các quốc gia, bài trừ chiến tranh, thúc đẩy hòa bình”. 

“Thương gia tử thần” Alfred Nobel và câu chuyện thay đổi số phận 2
Di chúc viết trên 4 trang giấy của Nobel

Sau khi ông qua đời một năm sau khi viết bản di chúc, trợ lý Ragnar Sohlman đã bắt tay vào thực hiện di nguyện của Alfred Nobel. Chàng trai 25 tuổi đã đi khắp Paris trên chiếc xe ngựa kéo, thu gom tiền, giấy tờ và trái phiếu của các ngân hàng khác nhau. Anh đóng gói tất cả vào một chiếc hộp đăng ký làm hành lý ký gửi và đi từ trạm đường sắt Gare du Nord (Pháp) về Thụy Điển. Về tới quê hương, Ragnar Sohlman bắt đầu bán cổ phần của Nobel vì thế công ty của ông vẫn giữ được vị trí, không bị phá sản như các trường hợp khác. 

Tuy nhiên, kế hoạch của Alfred Nobel đã vấp phải cản trở đầu tiên đến từ gia đình ông. Họ không hề biết gì về di chúc của doanh nhân giàu có. Hoàng gia Thụy Điển cũng lên án Alfred Nobel không yêu nước khi thiết lập một quỹ giải thưởng quốc tế chứ không dành riêng cho người Thụy Điển. Ban tham mưu của giải thưởng Nobel thậm chí còn bị gây khó dễ trong các thủ tục hành chính và họ cho rằng Alfred Nobel đã không suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định này. 

“Thương gia tử thần” Alfred Nobel và câu chuyện thay đổi số phận 3
Biểu đồ kết quả của giải Nobel từ năm 1901 - 2012

Nhưng rồi Thế vận hội diễn ra ở Hy Lạp vào năm 1896 làm dấy lên không khí thế giới là một gia đình chung và cần tôn vinh những người có đóng góp lớn với nhân loại. Sự kiện này trở thành cơ hội để Ragnar Sohlman tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức liên quan, đẩy nhanh việc hoàn thiện Quỹ Nobel, thực hiện di nguyện cao cả mà Alfred Nobel đã phó thác. 5 năm sau đó, năm 1901, giải Nobel đầu tiên đã được trao tặng ở Thụy Điển và Na Uy. Một thế kỷ sau, Bảo tàng Nobel được mở cửa ở Stockholm (Thụy Điển). Di chúc của Alfred Nobel hiện vẫn được lưu giữ trong tầng hầm của tòa nhà thuộc Quỹ Nobel ở Stockholm (Thụy Điển) và từng được trưng bày công khai.

“Thương gia tử thần” Alfred Nobel và câu chuyện thay đổi số phận 4
Giải thưởng Nobel tôn vinh những cá nhân xuất chúng có đóng góp lớn lao cho nhân loại

Câu chuyện về Alfred Nobel và giải thưởng mang tên ông, ngày nay là giải thưởng danh giá bậc nhất trên thế giới cũng là một bài học trong việc chấn chỉnh, chứng thực thông tin để tránh những hiểu lầm, tổn thương cho nhân vật với giới báo chí.