Một thập kỷ mới chính thức bắt đầu và cái nhìn của cả thế giới về game, về eSports đã hoàn toàn thay đổi so với 10 năm trước. Và những người trẻ mê game là hư hỏng, không có tương lai… đã là định nghĩa lạc hậu như Internet Explorer vậy!

Dù xã hội đang ngày càng có cái nhìn thiện cảm hơn về game, về gamer… Nhưng để xóa bỏ hoàn toàn định kiến thì không chỉ bằng lời nói, hàng triệu game thủ đang chứng minh bằng những hành động thiết thực!

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 1.

Chuyện các bậc phụ huynh cấm con mình tiếp cận trò chơi điện tử không còn là điều quá mới mẻ. Nó đã bắt đầu từ thời "ông bà anh" khi mà những dịch vụ internet và trò chơi điện tử rục rịch bùng nổ ở xã hội hiện đại. Việc cấm cản con trẻ với trò chơi điện tử hay game lúc ấy là điều dễ hiểu bởi chẳng bậc làm cha mẹ nào muốn con mình xao nhãng chuyện học hành vào những trò chơi vô bổ, thậm chí còn là ảnh hưởng xấu từ những gì trò chơi điện tử đem lại. 

Khi người ta không hiểu, không giải thích được thì họ dễ đánh đồng với cái xấu. Có lợi ích gì khi thấy những người trẻ tuổi thay vì học hành, làm việc… thì lại cắm đầu trước màn hình máy tính hàng giờ thậm chí hàng chục giờ, chơi những trò chơi nhìn đâu cũng thấy bắn và giết? Và thật dễ dàng để họ quy chụp game gây ảnh hưởng xấu, là vô bổ, đầu độc giới trẻ…

Nhưng khi người ta hiểu nó hơn thì mọi thứ đã thay đổi. Thế hệ những game thủ đời đầu, "những đứa trẻ hư hỏng" ngày nào nay đã trưởng thành, trở thành những thương gia, kỹ sư, bác sĩ… đóng góp tích cực và làm chủ thời đại mới. Họ cùng thời gian đã minh chứng cho bố mẹ, họ hàng mình và cả xã hội thấy rằng: Mê game không đồng nghĩa với hư hỏng, và game có thể là niềm vui tiếp sức cho con đường họ đi chứ không hề là vật cản. 

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 2.

Game thủ cũng chứng tỏ được giá trị của mình đối với xã hội mà bằng chứng là vô số giải đấu lớn nhỏ được tổ chức ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới. Game thủ từ những cậu bé "đầu to mắt cận" dán mắt vào màn hình ngày nào giờ đã lập nghiệp trên chính niềm đam mê thuở nhỏ. Ngành công nghiệp tỷ USD này đã tạo ra thêm rất nhiều giá trị mới mẻ mà đi kèm cùng nó là những nghề nghiệp mới siêu hot: game thủ chuyên nghiệp, streamer… Đây cũng chính là những công việc mơ ước của biết bao bạn trẻ thuộc thế hệ GenY, GenZ đầy năng động. 

Nhưng việc định nghĩa lại về game, về game thủ vẫn chỉ đang ở những bước đi đầu tiên. Khi mà tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng tin về game đa phần vẫn là tiêu cực; thì hơn ai hết, từng game thủ vẫn phải chứng minh bằng những hành động thiết thực để bố mẹ, hàng xóm và cả xã hội thấy: "Tôi là game thủ, tôi chơi game vì đam mê nhưng đam mê đó chẳng có gì là xấu và nó không hề dẫn tôi đến những điều sai trái!".

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 3.

Bản chất thuần túy mà game hay trò chơi điện tử khi được tạo ra là để giải trí, nó không hoàn toàn là vô bổ mà ngược lại, còn đem tới nhiều lợi ích đặc biệt cho chính người sử dụng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những lợi ích của việc chơi game, đó là khả năng phối hợp nhịp nhàng và nhanh nhạy đến tuyệt vời giữa mắt thấy, tai nghe và tay phản xạ. 

Một công trình nghiên cứu của Đại học bang Michigan (Mỹ) trên 500 trẻ em đã chứng minh việc chơi game sẽ giúp tăng khả năng sáng tạo. Thống kê cũng chỉ ra sự vượt trội giữa khả năng sáng tạo của những trẻ chơi game và không chơi game. Những trò chơi đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo, những cách chơi, nhiệm vụ, hướng dẫn hay chính vì lý do muốn thắng cuộc chơi bắt buộc trẻ phải tìm tòi ra cách chơi cho mình, từ đó khả năng tư duy của phân tích của bộ não được tăng lên đáng kể.

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 4.

Nếu so về mặt lợi ích, trò chơi điện tử hầu như không hề thua kém bất kỳ bộ môn thể thao truyền thống nào khác. Bạn cần một phản xạ của một vận động viên thể thao, bạn cần 1 bộ não chiến thuật của những kì thủ đại tài và cả sự chính xác đến khó tin như một cơ thủ Bi-A nữa. Tất cả những yếu tố đó đều cần thiết để giành chiến thắng trong những trận đấu của trò chơi điện tử. Rõ ràng trẻ nhỏ chơi game không phải là vô bổ mà thậm chí nó còn vô cùng bổ ích nếu được sử dụng hợp lý. 

Nhà báo Trần Mai Anh - Nhà hoạt động xã hội và là người sáng lập Quỹ "Thiện Nhân và Những người bạn" cũng đã chia sẻ những quan điểm rất thẳng thắn về trò chơi điện tử: "Game cũng giống như phim ảnh, K-pop, Rap battle, Cosplay… những thứ được giới trẻ quan tâm và say mê. Nếu bạn không muốn con bạn chơi game. OK, hãy tạo ra niềm cuốn hút khác cho con bạn. Còn nếu bạn đã từng chơi game, hiểu về game thì bạn sẽ thấy game là một công cụ giải trí thú vị, làm tăng trí tưởng tượng và cách tính toán chiến lược.

Tôi là phụ nữ, nhưng khi còn trẻ, tôi cũng chơi game, từ chơi cờ caro online Gomoku, game bắn vịt, game Nintendo 4 nút đến những game các loại chiến thuật như Đế Chế… Tôi chơi game đến tận năm 30 tuổi, khi bắt đầu bận chăm con hút hết thời gian thì mới thôi. Game không hề độc hại nếu chơi đúng liều lượng, còn nếu dành quá nhiều thời gian để làm gì đó, ví dụ như học hành, thì cũng nguy hiểm kém gì game".

img
img
img

Chơi game cũng giống như một loại vitamin tốt cho sự phát triển của con trẻ. Các bậc làm cha mẹ cần giải quyết nhu cầu giải trí của con thật bài bản và khoa học thay vì cấm đoán dễ dẫn đến phản tác dụng. Nhưng cũng đừng vứt điện thoại, ipad để rảnh tay làm việc khác mà hãy chơi cùng con, hướng dẫn cho con cách chơi như một người bạn thực thụ. Thay vì bảo con "tắt máy, đừng chơi nữa", hãy thỏa thuận rằng "hết trận này thì ngừng nhé!" Đó là những cách giáo dục cho con trẻ chơi game có chừng mực và kiểm soát được con mình đang chơi game như thế nào.

Cũng theo nhà báo Trần Mai Anh: "Sở dĩ các bậc cha mẹ sợ game là do họ không hiểu game. Cũng như họ không hiểu tại sao con họ phát cuồng vì K-pop, sẵn sàng bỏ ăn, bỏ học để đi đón thần tượng. Nếu game độc hại và phá hoại việc học hành, làm hỏng nhân cách thì tại sao pháp luật không cấm và dẹp trừ? Rõ ràng, cái gì tồn tại cũng đều có lý do của nó.

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 6.
img
img
img
img
img

Hiện nay, người trẻ Việt đã xem việc chơi game là một nghề nghiệp thực thụ và là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Cơn sốt eSports đã thực sự được lan tỏa mạnh mẽ khi những người trẻ không hề sa đà vào game mà thay vào đó là sự nghiêm túc đến bất ngờ vào niềm đam mê này. Những hình ảnh game thủ tập trung cao độ trên khán đài mà ở dưới là hàng nghìn khán giả reo hò đã không còn xa lạ, thậm chí phía sau màn hình thi đấu còn là hàng triệu cặp mắt cũng đang dõi theo thông qua những luồng trực tiếp. Sức hấp dẫn của game đối với giới trẻ hiện nay chẳng thua kém gì bóng đá - môn thể thao được hàng triệu người Việt mê mẩn.

Những định kiến chưa tốt về game đã dần được tháo bỏ bởi những lợi ích mà nó mang lại. Ngoài giải trí, những trò chơi điện tử giờ đây đã trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD cùng những công việc được rất nhiều người trẻ ước mơ như streamer, game thủ chuyên nghiệp… Rất nhiều giải đấu có trị giá hàng triệu USD đã được tổ chức và trở thành tâm điểm của những người trẻ trên toàn thế giới.

SEA Games 30 mới đây được tổ chức tại Philippines cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thừa nhận của eSports nói riêng và game nói chung. Lần đầu tiên eSports đã trở thành nội dung thi đấu tính huy chương như bao môn thể thao truyền thống khác. Đây chính là sự thừa nhận xứng đáng nhất mà game và eSports bao năm qua đã mong chờ. Những đứa trẻ ngày nào cắm mặt vào màn hình máy tính, điện thoại đang gánh vác trọng trách mang huy chương thể thao quý giá về cho nước nhà!

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 8.

"Game tự có giá trị của nó. Rất nhiều tựa game đã được coi là nội dung thi đấu tại SEA Games, và một số sự kiện thể thao khác. Game không còn phương tiện giải trí mà là phương tiện kiếm tiền, quảng bá hình ảnh quốc gia hiệu quả.

Người ta biết Việt Nam có Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của Flappy Bird, tựa game gây sốt trên toàn thế giới cách đây vài năm. Giới game thủ Trung Quốc biết Chim Sẻ Đi Nắng, tay game Đế Chế khét tiếng. Họ đều kiếm rất nhiều tiền từ game vậy.

Bạn hãy hỏi giới trẻ đi, rất nhiều người trong số họ chọn và kiên định trên con đường với công việc "code game" đấy. Thế nên, game không bao giờ là "tội ác", cũng như khuyết tật cơ quan sinh dục không bao giờ "sự nhục nhã". Tôi một người mẹ từng chơi game vẫn cứ đeo đuổi môn game của riêng mình. Và đó là tại sao tôi coi Thiện Nhân chính là tựa game lớn nhất, cuốn hút nhất, khó khăn nhất của đời mình!" - Nhà báo Trần Mai Anh.

Cái cách mà game thủ đang thể hiện cho thấy họ đang rất có trách nhiệm đối với chính bản thân và cho cả cộng đồng. Trong mắt nhiều người, game thủ đã không còn là hình ảnh nhếch nhác mà đang ngày càng chứng minh được giá trị không thể phủ nhận của họ. Thông qua những chương trình ý nghĩa mang đậm tính gắn kết cộng đồng như PUBG MOBILE SPRINT, đó là những hình ảnh đẹp nhất mà game thủ gửi đến cho tất cả. Từ những giờ phút chạy bo trong game cho đến thử thách chạy bo 5 phút của những game thủ PUBG Mobile thu hút hàng nghìn game thủ tham gia đã quyên góp được hơn 350 triệu đồng. Số tiền này được chuyển vào quỹ "Thiện nhân & Friends" nhằm mục đích đem tới cơ hội phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục bẩm sinh hoặc do tại nạn cho những trẻ em Việt Nam không may bị khiếm khuyết. Đây là một hành động mang đầy tính nhân văn mà hàng nghìn game thủ Việt đã thực hiện được.

Chơi game ngày nay đã không còn giống ngày xưa và chính các game thủ cũng vậy. Họ đang mang lại những điều tích cực, giá trị cao đẹp cho xã hội. Những hình ảnh cậu bé, cô bé GenZ đang mải miết ôm smartphone sẽ sớm làm nên những điều kỳ diệu. Điều kỳ diệu cho chính họ, cho gia đình và cho cả Tổ quốc! 

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 9.
img
img

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 11.

Ngoài những tố chất mang tính cá nhân như phản xạ hay tư duy thì tính đồng đội là thứ không thể thiếu trong một tựa game eSports. Bạn không thể chiến thắng nếu chỉ ích kỷ nghĩ đến bản thân. Việc phải phối hợp cùng nhau từng chút một trong môi trường thời gian thực đòi hỏi sự ăn ý rất cao. Đó chính là sự phối hợp - thứ luôn được đặt lên hàng đầu ở bất cứ môn thể thao đồng đội nào chứ không riêng gì eSports.

Trong xã hội hiện đại, con người đang tự thu mình vào lớp vỏ bọc được cho là an toàn do chính bản thân họ tạo ra. Họ chọn nhắn tin thay vì nghe điện thoại, họ ngại giao tiếp trực diện với những người xung quanh, họ lười ra đường… bởi chính cảm giác xa lạ trong xã hội hiện đại này. Đây chính là lúc trò chơi điện tử trở thành cầu nối không thể tuyệt vời hơn để gắn kết con người lại với nhau.

Việc chơi game giờ đây cũng chẳng còn bó buộc về cả không gian lẫn thời gian. Với smartphone trong tay, bạn có thể chiến game ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào thay vì phải kè kè một chiếc màn hình kế bên. Đây chính là lúc dù ở bất cứ đâu bạn cũng có thể "kề vai sát cánh" cùng những chiến hữu trong tựa game mình yêu thích mà không hề bị bó buộc. Những phút giây ngắn ngủi sau giờ học tập, giờ làm việc căng thẳng chính là lúc để bạn thư giãn cùng bạn bè, đồng nghiệp để củng cố thêm những mối quan hệ khăng khít từ game đến ngoài đời.

Định nghĩa gamer 2020: Những đứa trẻ hư hỏng, không có tương tai, cắm mặt vào màn hình là ai? Chúng tôi không biết! - Ảnh 12.
img
img

Không dễ gì những ý tưởng lớn có thể gặp nhau ngay trong cùng 1 ván đấu ngẫu nhiên, và còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn có thể gặp họ ngoài đời thực. Các sự kiện offline luôn là điểm đến thú vị trong mỗi cộng đồng game thủ và PUBG Mobile Sprint là điển hình cho một sự kiện ý nghĩa như vậy. 

Kết nối cùng nhau, lan tỏa cùng nhau, các game thủ của PUBG Mobile đã chung tay tạo nên một hình ảnh đẹp chưa từng có bằng việc gây quỹ cho "Thiện Nhân và những người bạn". Đây là một hành động vô cùng ý nghĩa của cộng đồng game thủ. Nó không chỉ giúp nhân đôi niềm vui của họ sau mỗi ván đấu mà còn lan tỏa tình yêu thương đến những mảnh đời kém may mắn hơn. Tình đồng đội đôi khi không chỉ dành cho những người đã kề vai sát cánh trong mỗi trận đấu mà nó còn dành cho cả người đồng bào của mình. Con số hơn 350 triệu km đã chứng tỏ rằng chúng ta là một cộng đồng không hề ích kỷ, chỉ biết đắm chìm vào ảo mộng mà còn là cùng nhau lan tỏa tình yêu thương đến với mọi người.

Với những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ game thủ trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, chúng ta không ngần ngại góp chút sức mọn để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những mảnh đời còn thiếu thốn. Dù là bạn là bất kỳ ai, chơi tựa game nào, đều có thể bằng cách này hay cách khác, hãy tô điểm cho cuộc sống thêm phần đẹp đẽ. 

X
Minh thần kì
Theo Trí Thức Trẻ10.01.2019