Điện ảnh Việt lại xuất hiện "Chí Phèo", rốt cuộc ai là người cần giải cứu?

JC - Hằng Nga, Theo Helino 10:29 02/10/2019

Bộ phim độc lập ra rạp mới đây Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi thảm bại phòng vé đã khiến cả đạo diễn lẫn êkíp kêu cứu. Nhưng suy cho cùng đâu chỉ điện ảnh Việt mới người cần được cứu.

Từ đầu năm đến nay đã có 26 phim Việt ra rạp, riêng mùa phim hè (tính từ tháng 4 đến tháng 9/2019) có 13 phim, tuy nhiên trong số 13 phim chiếu dịp hè không một phim nào có lãi, thậm chí còn lỗ ít nhiều. Có phim được kỳ vọng thắng lớn nhưng lại "ngã ngựa" trên đường đua phòng vé. Phim thương mại đã không có cửa tính lãi, phim độc lập lại càng khó sống. Thậm chí mới đây đạo diễn Chung Chí Công của bộ phim Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi đã phải đăng đàn kêu cứu vì bộ phim có số lượng vé bán ra thấp ngoài sức tưởng tượng. Vậy, suy cho cùng ai mới là người cần cứu?

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 1.

Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi được nhiều người đăng "tút" kêu gọi cứu bộ phim.

Khi không kêu gào cần 150 ngàn vé để cứu phim, vậy ai sẽ "cứu" khán giả?

Không giống như quả dưa hay củ khoai lang, muốn cứu là có thể bỏ tiền ra cứu. Điện ảnh là món ăn tinh thần và đôi khi còn liên quan đến gu thưởng thức của từng người. Người ta có thể dễ dàng bỏ tiền ra cứu nông sản, không ăn thì đem cho, nhưng việc thuyết phục khán giả bỏ tiền bạc, thời gian để đến rạp thưởng thức một bộ phim lại là một câu chuyện phức tạp hơn nhiều.

Và thật không may, câu chuyện "doanh thu" của ekip trẻ mê làm phim độc lập được khơi màu bởi dòng trạng thái trên MXH của đạo diễn Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi. Tối ngày 28/9, bạn bè của đạo diễn Chung Chí Công không khỏi ngỡ ngàng khi đọc những lời tâm sự về bộ phim, tác phẩm sắp bị đưa ra khỏi hệ thống các cụm rạp vì ế người xem.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 2.

Sau đó là tấm hình được chia sẻ còn rầm rộ hơn, khi ekip làm phim Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi kêu gọi cần có 150 ngàn khán giả ra rạp thì bộ phim mới "sống" được tiếp tục. Động thái này khiến cho không ít người ngỡ ngàng, đặc biệt là với các khán giả yêu điện ảnh. Chẳng ai lại đặt gánh trách nhiệm lên mình người khác cả. Phim Việt "ăn vạ" không thiếu, nhưng công khai con số thế này quả là lần đầu tiên.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 3.

Nhưng kể cả có chạy truyền thông, PR nhiều đến mấy, có lẽ ekip Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi bỏ quên một người cũng cần được giải cứu, đó chính là khán giả. Từ lâu niềm tin của khán giả đã dần bị bào mòn khi bị bội thực với phim dở, mệt mỏi vì lắm "drama" chiêu trò. Tính ra phim Việt được sản xuất mới hàng năm vẫn chủ yếu lấy số lượng đè bẹp chất lượng, phim tốt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thành ra khán giả dần hình thành tâm lý hoài nghi hoặc tệ hơn thấy phim Việt là "auto" né.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 4.

Phim đã dở lại còn lắm chiêu trò đừng hỏi sao khán giả quay lưng.

Bài học về câu chuyện truyền thông mang tên mượn tình cảm trong Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con của An Nguy và Kiều Minh Tuấn là ví dụ điển hình. NSX cứ nói lên mạng luyên thuyên về việc bởi vì phim dính scandal tình ái thế nên bị thất thu. Nhưng bản thân họ, những người tạo nên bộ phim lại không ý thức được rằng mình đang tạo ra một tác phẩm dở. Bản thân khán giả, ngoài việc chán ghét scandal tình ái, họ chán ghét bộ phim hơn vì nó không hay. Xin các NSX hãy hiểu, phim dở - người hứng đầu tiên là khán giả.

Tự quảng bá "phim độc lập", kén khán giả từ đầu, đến khi lỗ lại đòi "giải cứu"?

Phim dở bị ghẻ lạnh vì scandal đã đành, riêng trường hợp của Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi vẫn bị khán giả thờ ơ? Không phải lúc nào cũng có thể đổ lỗi cho thị hiếu của khán giả được. Đầu tiên phải nói đến loại hình phim độc lập, nghĩa là không có ngôi sao, không có kỹ xảo hoành tráng, không có một kế hoạch quảng bá hay truyền thông rầm rộ. Vậy làm sao khán giả biết nó hay thế nào để đi xem? Đó là còn chưa kể, NSX và ekip liên tục quảng bá theo hướng đây là "phim độc lập", ai thích nghe nhạc indie xem sẽ rất thích. Ủa? Vậy với những người không biết khái niệm phim độc lập là gì, không thích nghe nhạc indie hay không hiểu khái niệm indie sẽ ra sao?

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 5.

Quảng bá kiểu này thôi khán giả chuyên nghe mainstream vừa xem trailer poster đã tự thấy không hợp? Khi không NSX lại tự gói gọn mình trong một cái kén?

Khán giả bây giờ không chỉ khó mà còn cực kỳ khó. Họ sẵn sàng quay lưng với phim dở, tẩy chay những drama chiêu trò, đồng thời cũng cần được tiếp cận thông tin rộng rãi với những bộ phim đáng xem.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 6.

Thông tin bộ phim Trời Đã Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi chưa đến được với đông đảo khán giả.

Đa số phim Việt thất bại gần đây khi ra rạp do khâu truyền thông quá tệ, thậm chí bị xem nhẹ. Toàn sát ngày ra rạp mới bắt đầu quảng bá mà còn quảng bá "trật" đối tượng thì ai biết, ai xem? Nhiều người trước đó thậm chí còn không biết đến bộ phim Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi và chỉ ngỡ ngàng khi những bài kêu gọi "cứu" bộ phim tràn ngập mạng xã hội.

Phim dở mà lỗ thì chẳng có gì phải bàn nhưng phim chỉn chu, tử tế mà lỗ thì một là do khâu truyền thông chưa tốt, hai là tầm đón đợi của khán giả vẫn chưa khớp với giá trị thẩm mỹ của bộ phim. Làm phim độc lập là chấp nhận phim kén khán giả. Công chúng cũng cần thêm thời gian, trải nghiệm để có thưởng thức được những đứa con tinh thần mà các đạo diễn "dứt ruột đẻ ra". Với loại hình phim độc lập, khán giả vẫn cần thời gian để có thể ngấm.

Cuộc chơi ngoài rạp chẳng có phân biệt indie và mainstream, chỉ có phim có người xem và phim không có ai coi!

Ai mà không biết chuyện khi bỏ ra một đồng là người ta chỉ muốn thu về hai, ba đồng, chẳng ai muốn thua lỗ. Tuy nhiên việc phim thua lỗ đã khiến không ít ekip bị "quáng gà" đến mức chẳng biết gì hơn ngoài việc lên Facebook than thở, thậm chí lập hẳn một nhóm chuyên seeding (mớm lời, ủng hộ kêu gọi xem phim) trên các group Facebook. Trong khi nếu ngay từ đầu, ekip chuẩn bị tử tế trước khi bắt tay vào làm phim và muốn nó có doanh thu thì tại sao không khảo sát thị hiếu khán giả trước? Để đợi đến khi phim có nguy cơ đá văng khỏi rạp, mất "bò" thì mới lo lên trang cá nhân kêu gọi 150 ngàn vé?

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 7.

Nhà sản xuất Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con từng kiện Kiều Minh Tuấn và An Nguy vì tội làm phim lỗ nặng.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 8.

Lời kêu gọi vô lí đến nực cười!

Đi đêm có ngày gặp ma, cứ "ăn vạ" rồi bị tẩy chay không chừng?

Làm phim là một cuộc chơi tốn kém và đầy rủi ro. Mỗi bộ phim được ra rạp là công sức của hàng trăm con người. Phim lỗ đương nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến chén cơm của họ. Đối với một người làm phim mà nói, một filmography với những bộ phim thất bại, dù là thất bại về nội dung hay doanh thu phòng vé cũng như những vết đen trong sự nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của họ sau này.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 9.

Những người làm phim non trẻ rất cần sự bao dung, nâng đỡ.

Một diễn viên liên tục xuất hiện trong những bộ phim thất bại sẽ bị coi là "thuốc độc phòng vé". Một đạo diễn với những bộ phim liên tục thất bại cũng sẽ mất điểm trầm trọng trong con mắt của những nhà đầu tư. Không ai muốn bỏ tiền ra để ăn chắc phần… lỗ.

Và bộ phận khán giả đã có sự khó chịu đầu tiên về lời kêu gọi của đạo diễn bộ phim, bằng chứng là những bình luận dưới đây:

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 10.
Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 11.

Những người "đi giải cứu" nói gì về trải nghiệm của họ?

Ở đâu cũng có người này người kia, bên cạnh những khán giả (thuộc về số đông) tỏ ra hờ hững với lời kêu gọi 150 ngàn vé, vẫn còn đâu đó tấm lòng của những người xem, đa số là anh em trong nghề hay khán giả đam mê điện ảnh Việt muốn góp một tay "giải cứu" Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi. Nhưng phản ứng chung của những người xem phần nhiều đều là thất vọng, bất chấp việc bản thân họ hoàn toàn "cảm thấy ổn" đối với thể loại phim được quảng bá là phim độc lập. Thậm chí còn có khán giả đã mua tận... 10 vé để ủng hộ đoàn làm phim. Nhưng rốt cuộc, từ hi vọng "giải cứu" phim để có những giây phút "giải trí" bỗng biến thành cực hình vì chẳng hiểu rốt cuộc câu chuyện mà đạo diễn muốn kể là gì.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 12.

Bên dưới, hàng loạt những bình luận đắng lòng vì trót đi giải cứu bộ phim:

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 13.
Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 14.

Xin hãy để tâm đến khán giả, người đang phải xem những bộ phim "kêu cứu"

Việc các phim Việt liên tục thất bại đã kéo theo bức tranh chung của điện ảnh ngày thêm ảm đạm, đi xuống. Một vài tia sáng le lói như Hai Phượng chưa đủ để làm nên một bức tranh muôn màu, rực rỡ. Nhưng để nền điện ảnh không tù túng, lung lay thì đòi hỏi phải có sự chung tay từ rất nhiều phía. Với tinh thần dân tộc, khán giả Việt vẫn sẵn sàng ủng hộ phim Việt nhưng không có nghĩa là phim nào họ cũng bỏ tiền ra mua vé nếu không có một lý do thuyết phục.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 15.

Tia sáng le lói như Hai Phượng có "cân" được cả bức tranh điện ảnh ảm đạm?

Bên cạnh đó phải kể đến sự sắp đặt của phía rạp chiếu phim. Họ sẽ ưu tiên những phim ăn khách, có tiềm năng thu về lợi nhuận cao và sẵn sàng cho những bộ phim vắng khách bay khỏi rạp chỉ sau vài ngày công chiếu. Điều này cũng khó có thể can thiệp được vì người làm kinh doanh phải đặt lợi nhuận lên hàng đầu.

Điện ảnh Việt lại xuất hiện Chí Phèo, rốt cuộc ai là người cần giải cứu? - Ảnh 16.

Đạo diễn Park Chan Wook giơ cao khẩu hiệu: "Không có hạn ngạch màn ảnh thì không có Oldboy".

Để điện ảnh Việt Nam có thể phát triển được, chưa nói đến cạnh tranh với nước ngoài thì cần có sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Gánh nặng này không thể đặt hết lên vai của những người làm phim. Các đạo diễn non trẻ sẽ khó có thể cựa mình trỗi dậy bứt phá khi họ không nhận được một chính sách hỗ trợ nào.

Việt Nam tham gia WTO nhưng lại quên chuyện bảo hộ điện ảnh. Ở Việt Nam không hề có hạn ngạch màn ảnh, đó là điều mà Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang làm để bảo vệ nền điện ảnh của đất nước họ, còn ở Việt Nam thì chưa biết đến bao giờ. Vậy cho nên, để tự bảo vệ mình, nhất là những ai đang làm phim "theo đam mê" đến khi mang ra rạp lại nói câu chuyện "tài chính" cần phải xem xét lại. Phải biết lựa chọn kịch bản dành cho số đông, làm phim chỉn chu, có kế hoạch PR đúng đắn thì khán giả mới đón nhận. Người Việt luôn thích xem phim Việt, chỉ là các bạn có làm đủ hay hay không thôi!

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về việc phim Việt kêu gọi giải cứu?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.