Điểm danh 4 món hủ tiếu mang âm hưởng của 4 vùng đất khác nhau ngay tại Sài Gòn

Quỳnh Đào, Theo Trí Thức Trẻ 14:55 10/06/2019

Cùng là hủ tiếu, nhưng do đến từ nhiều vùng khác nhau nên mỗi món đều có một nét đặc trưng rất riêng, không nơi nào giống nơi nào.

Một trong những điều kì diệu của ẩm thực là tuy món ăn được phân thành cùng một loại, song lại không món nào giống món nào. Ví dụ như cùng là hủ tiếu nhưng mỗi vùng mỗi khác, từ cách nấu nước dùng cho đến thành phần, kết cấu sợi hủ tiếu… Hãy cùng chúng mình khám phá các món hủ tiếu nổi tiếng đến từ những vùng đất khác nhau sau đây nhé:

Hủ tiếu Nam Vang

Nam Vang thực ra là một tên gọi khác của Phnom Penh – thủ đô Campuchia. Do vị trí địa lý kề cận nhau mà ẩm thực Việt Nam cùng ẩm thực Campuchia có thể xem như "thân thiết", các món ăn thường được người dân hai nước trao đổi qua lại và hủ tiếu Nam Vang mang âm hưởng xứ sở chùa tháp là một trong số đó. Điểm đặc trưng của hủ tiếu Nam Vang là cách nấu nước dùng rất công phu. 

Nước dùng được nấu bằng cách hầm xương ống cùng mực và tôm khô trên lửa nhỏ liu riu, liên tục vớt bọt để nước dùng không bị đục và giữ được sự trong veo, sạch sẽ. Hủ tiếu Nam Vang được nhiều người yêu thích là nhờ vị ngọt thanh đặc trưng từ xương hầm, mực và tôm khô. Ngoài ra, món này cũng thường được phân biệt nhờ combo các loại "topping" sau: thịt bằm, tôm, trứng cút. Đây là ba món mà lúc nào cũng phải có trong một tô hủ tiếu Nam Vang. Ngoài ra có thể thêm một số món như lòng lợn, tim, thịt nạc…

Địa chỉ: Đại Phát, Thành Đạt…

Giá cả: 35k – 45k

Tham khảo thông tin ngay tại GO-VIET.

NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN LÊN ĐẾN 50%. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG 5KM.

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu Sa Đéc là món hủ tiếu được sinh ra tại một trong những khu vực trồng lúa nước nổi tiếng nhất Việt Nam: Sa Đéc. Sợi hủ tiếu nơi đây được chế biến từ gạo của những thửa ruộng ở Đồng Tháp Mười, mang theo độ mềm, dài và hơi giòn. Sợi hủ tiếu Sa Đéc được phân biệt bằng kích cỡ to hơn so với nhiều loại khác và có màu trắng đục gần như bún. Đi kèm trong một tô hủ tiếu Sa Đéc là rau cần tây, hẹ, giá hoặc xà lách. Nước dùng của hủ tiếu Sa Đéc thường là loại nước dùng xương hầm cơ bản, với các thành phần như thịt nạc, tôm, lòng lợn…

Địa chỉ: Bà Hạt, Cô Út, Hủ tiếu Sa Đéc & Bánh xèo Nguyễn Gia Trí…

Giá cả: 25k – 30k

Tham khảo thông tin ngay tại GO-VIET.

NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN LÊN ĐẾN 50%. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG 5KM.

Hủ tiếu Mỹ Tho

Hủ tiếu Mỹ Tho có sợi hủ tiếu mang tính dai đặc trưng, chỉ có thể được làm nên từ loại gạo Gò Cát nổi tiếng thuộc tỉnh Tiền Giang. Sợi bánh của hủ tiếu Mỹ Tho dù đã chần qua nước sôi nhưng vẫn có thể giữ được độ dai. Ngoài ra, gia vị làm nên sự đặc trưng của hủ tiếu Mỹ Tho là tỏi phi thơm lừng. Ngoài ra thì cũng khá khó để phân biệt hủ tiếu Mỹ Tho từ những điểm khác, do món này cũng dùng nước nấu từ xương hầm, ăn cùng thịt nạc, lòng lợn, tim lợn, giá, hẹ… 

Địa chỉ: Thành Mỹ, Cả Cần, Chú Bảy, Cô Anh…

Giá cả: 25k – 35k

Tham khảo thông tin ngay tại GO-VIET.

NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN LÊN ĐẾN 50%. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG 5KM.

Hủ tiếu Hồ

Mới nhìn bát hủ tiếu Hồ, có lẽ bạn sẽ thấy rất lạ lẫm và thậm chí khó liên hệ nó với hai chữ "hủ tiếu", vì bánh hủ tiếu không phải dạng sợi mà là miếng to, mỏng, mềm. Theo nhiều người thì cái tên này được chia thành hai luồng ý kiến: Chữ hồ trong tên có thể là do nước súp mang tính sền sệt, kết cấu giống hồ dính do được thêm bột năng. Nhưng nhiều người khác lại tin rằng chữ "hồ" được lấy từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Một điểm đặc biệt khác của hủ tiếu Hồ là ngoài thịt nạc, lòng lợn, còn có cả huyết lợn. Nước dùng có vị thuốc bắc rất đặc trưng.

Địa chỉ: Hủ tiếu Hồ Đinh Hoà, Hủ tiếu Triều Châu…

Giá cả: 42k – 52k

Tham khảo thông tin ngay tại GO-VIET.

NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN LÊN ĐẾN 50%. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG 5KM.

Điểm danh 4 món hủ tiếu mang âm hưởng của 4 vùng đất khác nhau ngay tại Sài Gòn - Ảnh 9.