Đề thi Năng khiếu báo chí: Pháp luật không dành quyền ưu tiên cho bất kỳ cá nhân nào

Team Học Đường, Theo Trí Thức Trẻ 17:08 08/07/2018

Năm 2018 là năm thứ tư Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ thi Năng khiếu báo chí nhằm tìm kiếm những học sinh có tiềm năng, tố chất làm báo.

Trong hai ngày 8-9/7, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ thi Năng khiếu báo chí. Đây là kỳ thi bắt buộc dành cho các thí sinh đăng ký vào ngành báo chí với các chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử và Quay phim truyền hình.

Năm 2018 là năm thứ tư Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ thi Năng khiếu báo chí nhằm tìm kiếm những học sinh có tiềm năng, tố chất làm báo.

Chiều 8/7, hơn 2000 thí sinh thi vào các chuyên ngành Báo in, Báo truyền hình, Báo phát thanh, Báo mạng điện tử làm bài thi Tự luận trong 120 phút.

Đề thi Năng khiếu báo chí: Pháp luật không dành quyền ưu tiên cho bất kỳ cá nhân nào - Ảnh 1.
Đề thi Năng khiếu báo chí: Pháp luật không dành quyền ưu tiên cho bất kỳ cá nhân nào - Ảnh 2.

Các thí sinh thi vào khối nghiệp vụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm bài thi Năng khiếu báo chí với phần tự luận 7 điểm và phần trắc nghiệm 30 câu.

Phần thi trắc nghiệm đối với tất cả thí sinh, gồm 30 câu hỏi trong thời gian làm bài 30 phút nhằm kiểm tra kiến thức hiểu biết chung về các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân chủ yếu của chương trình lớp 12.

Đề thi Năng khiếu báo chí: Pháp luật không dành quyền ưu tiên cho bất kỳ cá nhân nào - Ảnh 3.
Đề thi Năng khiếu báo chí: Pháp luật không dành quyền ưu tiên cho bất kỳ cá nhân nào - Ảnh 4.
Đề thi Năng khiếu báo chí: Pháp luật không dành quyền ưu tiên cho bất kỳ cá nhân nào - Ảnh 5.
Đề thi Năng khiếu báo chí: Pháp luật không dành quyền ưu tiên cho bất kỳ cá nhân nào - Ảnh 6.