Tôi, bây giờ và ngày trước luôn tự nhận mình là một tín đồ mì gói. Tôi chết mê chết mệt mì gói từ cái thời còn cởi trần tắm mưa cho tới tận bây giờ. Dám cá là ai trong chúng ta cũng đã ăn mì gói nhiều hơn một lần, nhưng lại biết rất ít về món ăn mà ai-cũng- biết-là- món-gì- đó ra đời như thế nào.


img

ôi, bây giờ và ngày trước luôn tự nhận mình là một tín đồ mì gói. Tôi chết mê chết mệt mì gói từ cái thời còn cởi truồng tắm mưa cho tới tận bây giờ. Dám cá là ai trong chúng ta cũng đã ăn mì gói nhiều hơn một lần, nhưng lại biết rất ít về món ăn mà ai-cũng-biết-là-món-gì-đó ra đời như thế nào. Thành thật mà nói, tôi cũng giống bạn. Và chỉ sau khi biết được lịch sử ra đời thì tôi cũng như rất nhiều người đã nhìn gói mì ăn liền bằng một con mắt khác.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 3.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 4.

Sau chiến tranh thế giới thứ II:

Do thiếu thốn thực phẩm nên quân đội Mỹ đã cung cấp cho người Nhật các túi bột mì và khuyến khích họ làm bánh mì. Khi đó có một người đàn ông người Nhật không hiểu vì sao họ phải làm bánh mì thay vì mì sợi thứ mà đã trở thành một nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Trong một ngày đi bộ trên phố, chứng kiến cảnh những người dân phải đứng chờ khá lâu cho một bát mì ramen tươi đã thúc đẩy người đàn ông đó gợi lên ý tưởng về một món ăn tiện lợi, nhanh chóng có thể giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là Ando Momofuku-trước đó là giám đốc một công ty dệt kim ở Osaka.

Ban đầu việc chế tạo mì ăn liền rất khó khăn, đặc biệt trong khâu bảo quản. Những sợi mì lúc đó rất dễ bị mốc bởi quá trình tách nước và giữ cho sợi mì khô là một vấn đề khiến ông Ando đau đầu. Mọi việc thay đổi khi ông Ando tình cờ thả một vắt mì vào chảo dầu sôi mà vợ ông đang chuẩn bị để nấu bữa tối. Và ông đã khám phá ra rằng, dầu chiên không chỉ tách hết nước trong vắt mì mà còn tạo ra những lỗ nhỏ trong mỗi sợi mì, giúp mì nhanh chín hơn khi chế nước sôi.

Năm 1958

Gói mì ăn liền đầu tiên trên thế giới được ra đời. Song ban đầu người Nhật cho rằng sản phẩm này chẳng có tương lai. Nhưng thời gian đã chứng minh điều ngược lại. Phát minh ra mì gói của ông Ando nhanh chóng được nhân rộng trên phạm vi toàn cầu và ông đã trở thành một tấm gương phấn đấu của giới doanh nhân Nhật Bản.

Năm 1966

Trong một lần đến Mỹ, ông Ando đã phát minh ra mì ăn liền dạng cốc, được lấy cảm hứng từ những cốc cà phê take away.

Năm 2000

Trong cuộc khảo sát của viện nghiên cứu Fuji, vượt lên trên cả những thành tựu phát minh về thiết bị điện tử, công nghệ (karaoke, phát minh về thiết bị nghe nhạc cá nhân…) mà người Nhật đã cống hiến cho thế giới thì họ thực sự tự hào và coi mì ăn liền là một phát minh quan trọng nhất và vĩ đại nhất của đất nước Mặt trời mọc trong thế kỷ XX.

Mì ăn liền có sức lan tỏa kỳ lạ nhờ tính tiện dụng, giá rẻ và sự hữu ích của nó. Công nghệ sản xuất mì ăn liền không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của nước Nhật mà còn là nhân tố chủ lực trong ngành công nghệ thực phẩm ở nhiều nước. Những gói mì có mặt khắp 5 châu, từ những cường quốc kinh tế như Mỹ, Đức, Canada, Úc hay những nước nghèo ở Châu Phi như Nigeria, Ethiopia…  Không phân biệt quốc gia, độ tuổi, giới tính, mì ăn liền được yêu thích như một "thực phẩm toàn cầu"

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 5.

Sau hơn 5 thập kỷ xuất hiện, từ một sản phẩm mang tính địa phương, giờ đây mì ăn liền đã trở thành loại thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới. Phải công nhận rằng những tô mì thơm ngon, tiện dụng vẫn ăn hàng ngày không chỉ đơn thuần là một món ăn nhanh nữa, đó còn là một phát minh vĩ đại với một tấm lòng lớn. Món ăn bắt nguồn từ sự quan tâm sâu sắc và trái tim biết đồng cảm hướng về đời sống của mọi tầng lớp xã hội.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 6.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 7.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, thị trường Việt Nam đã xuất hiện những gói mì ăn liền đầu tiên. Và điều đặc biệt là khi ấy, mì ăn liền được coi là món ăn của nhà giàu. Khi ấy, với những đứa trẻ nhà nghèo, có một tô mì ăn liền là cả một niềm hạnh phúc. 

Từ những năm 2000 mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam gia nhập thị trường Việt và nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng, trở thành sản phẩm quen thuộc ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Những gói mì đầu tiên với mức giá chỉ 1.000 đồng với vị gà, vị sa tế hành hay vị chua cay đã mở đầu cho giai đoạn hàng loạt thương hiệu mì ra đời tại Việt Nam. Cũng theo thời gian, khi mức sống khá hơn, đòi hỏi cao hơn về an toàn sức khỏe thì chất lượng mì gói cũng không ngừng nâng cao. Hệ thống sản xuất công nghệ tiên tiến cũng được nhiều thương hiệu lớn đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đưa mì ăn liền trở thành bữa ăn dinh dưỡng và trở thành một phần hơi thở của cuộc sống hiện đại.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 8.

Bạn có biết mì gói được "hâm mộ" nhiều như thế nào không? Việt Nam xếp thứ 4 về tiêu thụ mì trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản với 4,920 tỷ gói năm 2016 (theo số liệu từ Hiệp hội mì ăn liền thế giới WINA). Như vậy, ước tính trung bình, mỗi người dân Việt Nam ăn khoảng 52 gói mì/năm, tương ứng với 01 gói/tuần.

Sự cởi mở trong giao lưu văn hóa ở Việt Nam có thể được nhìn thấy rõ nét trong ẩm thực với rất nhiều món ăn mới lạ đến từ khắp nơi trên thế giới đã xuất hiện liên tục để đáp ứng thị hiếu và được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Nhưng, nếu phở được coi là món ăn "quốc hồn quốc túy" của người Việt thì sẽ không có món nào xứng đáng với danh xưng "món ăn quốc dân" hơn mì ăn liền.

Hội tụ đủ các yếu tố: ngon, tiện dụng, dễ sử dụng, giá rẻ, tiết kiệm thời gian và dinh dưỡng. Chỉ vài nghìn đồng đã có một tô mì thơm ngon đủ no bụng, với các dưỡng chất như tinh bột mì, chất đạm, chất béo nguồn gốc thực vật… Nhiều loại mì còn có thêm gói rau, thịt… chế biến sẵn, gói gia vị rất quyến rũ người thưởng thức. Bởi vậy, mì ăn liền nhanh chóng trở thành "món ăn của mọi nhà" vô cùng tiện lợi: ăn sáng, ăn chính, ăn khuya hay ăn chơi đều được. Không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, dân lao động hay giới trí thức, mì ăn liền hiện diện khắp nơi từ những bàn ăn đạm bạc cho đến những bữa tiệc thịnh soạn, từ những căn nhà lá đơn sơ đến những cao ốc văn phòng hiện đại. Mì ăn liền là món ăn xóa nhòa ranh giới về sự giàu nghèo, đây là một giá trị rất lớn mà một sản phẩm nhỏ bé như mì ăn liền đã mang lại cho xã hội.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 9.

Tôi nghĩ, để nói về gói mì ăn liền thì mỗi người đều có ít nhất một câu chuyện "tủ" để kể. Ròng rã bao nhiêu năm khi còn nhỏ, bữa sáng của tôi gần như luôn luôn là mì gói. Bữa nào có mẹ ở nhà, sẽ "phải" ăn một tô mì tử tế thế này: chế nước sôi, đập thêm quả trứng gà, nếu vẫn còn đói thì được khuyến mãi thêm thìa cơm trộn ăn cùng. Bởi thế, chỉ mong không có mẹ ở nhà để được bóp mì thật nhỏ, trộn thêm gói gia vị rồi ăn sống, đây là cách mà đám con nít chúng tôi thích mê trong cái thời ấy. Giòn giòn, ngon ngon không giống như ăn sáng mà giống như đang được ăn một bịch snack "đặc biệt" vậy.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 10.

Đến khi đi học xa nhà, mì gói được mệnh danh là "ngon - bổ - rẻ" và là món "tủ" của đám sinh viên chúng tôi.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 11.

Có lẽ, tới giờ nghĩ lại quãng thời sinh viên, rất nhiều người vẫn không thể hiểu nổi vì sao lại có thể ăn mì gói nhiều đến thế. Ôn thi ăn mì, lúc thi bận quá cũng ăn mì, rồi cuối tháng cũng mì. Dám cá là lúc ấy, đứa nào cũng biết cả "dòng họ" nhà mì: mì tôm, mì lẩu thái, mì sa tế, mì thịt bằm, mì xào khô, mì bò hầm, mì gà ngũ vị… 

Bây giờ người ta nói nhiều về giấc mơ Mỹ cách đây nửa vòng trái đất còn thời ấy chúng tôi có những mối lo khác, sống trong một nếp sinh hoạt khác và ước mơ theo cách khác. Sài Thành luôn là vùng đất hứa, nơi cơ hội cho mỗi người chia đều theo khả năng. Rời quê nhà lên thành phố học, chúng tôi gói gém theo cả những giấc mơ đổi đời của chính mình và của cả ba mẹ. Trong những buổi tối của tuổi 20, tôi ngồi trong căn phòng trọ của mình, ăn nốt gói mì Hảo Hảo rồi học bài. Những ước mơ, dự định trong tương lai của những người trẻ trong tôi lẫn vào trong bát mì mà lớn dần lên. Chẳng hiểu vì sao, hồi ấy đám sinh viên chúng tôi ngồi ăn mì và nói về những thứ lớn lao thế. Chỉ biết mì gói chứa đựng một phần ký ức đẹp đẽ của những tháng ngày vô định của tuổi trẻ.

Thời ấy chúng tôi là như vậy. Thiếu thốn nhưng rực cháy. Mệt mỏi nhưng đầy nhiệt huyết. Háo hức đón chờ tương lai. Chúng tôi với trái tim đầy nhiệt huyết và không nỗi sợ nào lấn át. Tôi vẫn muốn cảm ơn những năm tháng học xa nhà sống cùng mì gói ấy, thiếu thốn nhưng lại sục sôi sức sống của tuổi trẻ, đã vun đắp đầy thêm những ước mơ trong tôi. Người ta không ăn một món ăn vì ngon hay dở, người ta muốn nghe một người bạn cùng thế hệ kể lại câu chuyện tuổi trẻ cho chính mình. Thỉnh thoảng, khi ăn một gói mì Hảo Hảo, nó gợi cho chúng tôi nhớ về một thời thiếu thốn, chênh vênh nhưng tràn đầy nhiệt huyết. Cuộc đời chúng ta ngẫm cho cùng, điều còn đọng lại chính là những kí ức đẹp và sống động nhất còn vương lại trong tâm trí về một thời đã qua. Cái thời tuổi trẻ sáng lên giảng đường chiều về làm thêm, chia nhau từng gói mì.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 12.

Tôi nghĩ rằng sẽ không quá lời khi nói rằng mì gói đã vượt ra khỏi chức năng của một sản phẩm thực phẩm thông thường để trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo mang tính xã hội cao. Tự mì gói viết nên một câu chuyện ẩm thực - văn hóa riêng của mình.

img
img
img
img
img

Một hình ảnh quá quen thuộc, cứ sau mỗi đợt thiên tai, bão lũ, càn quét, trên các nẻo đường, những chuyến xe cứu trợ mang theo những thùng mì chứa chan tình yêu thương, tấm lòng chia sẻ của cả nước tới đồng bào miền lũ. Không chỉ tại Việt Nam, mì ăn liền là món ăn cứu đói của hàng triệu triệu người dân, từ Nhật Bản, Đông Nam Á, châu Phi đến tận châu Âu, châu Mỹ sau mỗi đợt thiên tai dịch họa như động đất, núi lửa, bão lũ,…Với ưu điểm được sản xuất công nghiệp qua công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, sản phẩm mì ăn liền luôn đảm bảo hoàn toàn 100% an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng đồng nhất và ổn định, có thể bảo quản một cách dễ dàng trong một thời gian dài. Bởi thế, mì ăn liền trở thành thực phẩm dự trữ của nhiều quốc gia, mang theo mình "nhiệm vụ" tiếp tế, cứu trợ.

Đã bao giờ bạn tự hỏi về lịch sử của mì ăn liền? - Ảnh 14.

Trước đây, tôi cứ nghĩ rằng chỉ những món ăn đẹp mắt và tinh tế như một tác phẩm nghệ thuật thì mới xứng đáng đại diện cho nền ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng xưa nay. Thế nhưng, mì ăn liền – một món ăn tưởng chừng vô cùng đơn giản, không hoa mĩ, cầu kì, lại mang trong mình một giá trị nhân văn cao cả tới như vậy. Tự nó đã rất xứng đáng là một món ăn tiêu biểu vượt qua phạm trù "ngon", tức là nếu chỉ cảm thấy ngon thôi chưa đủ, nó còn là cả một câu chuyện dài về lịch sử và những thay đổi của thời đại. Và qua những ảnh hưởng mạnh mẽ trên, có lẽ không thể không công nhận rằng phát minh mì ăn liền như một cống hiến vĩ đại của người Nhật đã làm thay đổi thói quen ẩm thực của cả thế giới.


Trang Nguyễn
Trịnh Ngọc Cương
AceCook
Theo Trí Thức Trẻ10/01/2018