Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là "đón" rác vào nhà

Minh Nhân, Theo Trí Thức Trẻ 07:15 07/08/2018

Dưới chân cầu Long Biên rất đẹp và thơ mộng là khu "ổ chuột", tập hợp dân lao động nghèo khổ của Thủ đô. Cuộc sống của họ bị bủa vây bởi rác thải, đủ mọi loại từ phế liệu đến cả chất thải rắn, từ cái bát hương đến chậu rửa mặt.

Dưới chân cầu Long Biên từ nhiều năm nay là nơi sinh sống của một dãy trọ tập hợp toàn dân ngụ cư. Họ gồm những người từ quê lên Hà Nội lập nghiệp, chủ yếu làm vài ba công việc buôn bán ngay trong chợ. Khu xóm trọ này lâu nay được biết đến như "vựa" rác thu nhỏ của Thủ đô. Bởi cứ có bao nhiêu rác thải từ chợ, từ nhà dân, thậm chí từ đâu đâu theo đường cống đổ về làm ngột ngạt cả không gian sống.

Người dân nơi đây sợ đến nỗi, họ hạn chế ra khỏi nhà nếu không có việc gì quá cấp bách. Tốt nhất cứ "trốn", hoặc nếu phải ra ngoài thì bịt mũi chạy thật nhanh.

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là "đón" rác vào nhà. Thực hiện: Minh Nhân.

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 2.

Cây cầu Long Biên nổi tiếng của Thủ đô...

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 3.

... nhưng ít ai biết dưới gầm cầu là xóm trọ xập xệ của dân ngụ cư.

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 4.

Cái xóm bé tí nhưng rác thải thì chất đầy.

Cuộc sống của người dân nơi "vựa" rác dưới chân cầu Long Biên

Sau nhiều đợt mưa lớn "dội" xuống Hà Nội, nắng lên, rác thải ở khu vực cầu Long Biên được dịp bốc mùi hôi thối. Khắp mọi ngóc ngách la liệt hoa quả thối, rác thải sinh hoạt, túi nilon, hộp nhựa dùng một lần. Dòng nước cống chạy ngang xóm đen ngòm, ruồi nhặng bu đầy và cực bốc mùi. 

Từ đầu con đường dẫn vào xóm trọ dựng ngay cái biển với dòng chữ đỏ chói: "Khu dân sinh tổ 7 cụm 2 cam kết không xả rác xuống kênh mương". Đi thêm vài bước nữa lại thấy cắm biển cảnh báo: "Xả rác văn minh đẹp xinh đô thị". Xa xa cuối con mương, "Vì môi trường xanh sạch đẹp xin đừng vứt rác". Ấy thế mà, đi đến đâu rác nằm la liệt ngay dưới bàn chân.

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 5.

Trong xóm trọ có nhiều dãy nhà, mỗi phòng chỉ tầm từ 6 đến 10m2.

Những tấm biển thông báo được dựng lên nhưng hoàn toàn vô tác dụng. 

Hầu hết các hộ dân tại đây thuê nhà với giá rất rẻ. Những căn phòng 10 m2 bé tí luân hoàn từ tay chủ này tới chủ khác. Họ sống theo kiểu tạm bợ, không cố định. Nhà cửa không những tồi tàn, mà hễ mở cửa ra là "đón" rác vào nhà.

Bà Kim (60 tuổi) sống một mình trong căn phòng nhỏ, bức bí và ngay trước bãi rác lộ thiên. Bà ngồi ăn cơm trước cửa phòng, xung quanh nào rác, nào mấy con chó chạy lông bông. "Tôi mới chuyển đến đây sống có mấy tháng thôi mà không thể chịu nổi sự hôi thối, nói gì đến những hộ đã sống lâu năm. Nhưng giờ chẳng còn cách nào khác, nhà nghèo nên chỉ thuê tạm được căn phòng như này thôi". 

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 7.

Rác thải tại xóm trọ nhìn từ trên cầu Long Biên.

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 8.

Rác thải khắp mọi ngóc ngách.

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 9.

Cảnh ngổn ngang phế thải dưới chân cầu.

Theo bà Kim, dù đã có rất nhiều biển báo nhắc nhở dọc con kênh nhưng hình như chẳng ai quan tâm tới chúng. Người dân cứ thản nhiên ném rác xuống, có người thậm chí còn đứng từ trên cầu phi túi rác đánh uỵch. "Đủ mọi loại rác, từ phế liệu đến cả chất thải rắn, từ cái bát hương đến chậu rửa mặt cũng có ở đây" - bà Kim ngán ngẩm.

Hằng năm cứ đến mùa nước rút thì con kênh quanh xóm trọ lại chất đống rác. Đợt mưa lũ nhiều ngày qua tại miền Bắc khiến mực nước sông Hồng dâng cao. Theo dòng nước, các loại rác thải bị ùn ứ dưới chân cầu. Mặc dù mỗi tuần, phường Phúc Xá đều ra quân 2 lần thu gom, tiêu hủy rác nhưng dường như không ăn thua. Rác vẫn chồng chất rác. Cũng đã có trường hợp bị sốt huyết phải nằm viện.

Đủ loại rác thải từ phế liệu đến cả chất thải rắn, từ cái bát hương đến chậu rửa mặt.

"Ngày nóng hầu như không đi, đi ra mà chết!"

Có những ngày Hà Nội nắng 40 độ C, cái nóng "đốt cháy" rác thải vô tình biến cả xóm trọ như một chảo lửa đúng nghĩa. Dù chiều nào cũng có xe gõ kẻng đến thu rác, nhưng có người lười, cứ ở mãi trong nhà. Ban đêm mát mẻ hơn, họ mang rác ra "vứt tạm" dưới con kênh. 

Bên kia bờ mương là một túp lều của ai đó. Người dân trong khu gọi là "căn nhà rác" vì hoàn toàn nó được dựng lên từ rác thải xung quanh dưới chân cầu. Trong tình trạng rác bủa vây tứ phía, không ai hiểu nổi vẫn có người chấp nhận sống trong điều kiện như thế. 

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 11.

Bên kia kênh có "căn nhà rác".

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 12.

Rác thải chất đống từ cửa vào tận trong nhà.

Cô Lan (45 tuổi) cũng là một hộ dân mới chuyển đến đây sinh sống. Cách để cô có thể trụ vững ở cái khu này, là hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết. Cô Lan bán hàng trong chợ, nhưng mùa hè cô ít khi ra khỏi nhà lắm. 

"Ngày nóng quá hầu như cô không đi, đi ra mà chết à, mùi hôi lắm" - cô Lan cau mày. 

Nhiều người dân cười đùa, gọi xóm trọ tuềnh toàng này là cái khu "ổ chuột". Dù phía trên là cây cầu Long Biên rất đẹp và thơ mộng, nhưng mỗi khi đi ngang qua dừng chân hóng gió, nhìn xuống dưới là cả một bãi rác thu nhỏ của Thủ đô.

Cuộc sống của dân ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: Hễ mở cửa là đón rác vào nhà - Ảnh 13.

Kênh mương chất đống rác, bốc mùi hôi thối cực khó chịu.

Nước thải chảy ra từ mương thoát nước chợ đầu mối Long Biên đổ thẳng ra sông Hồng