Cú đêm trước ngày thi, tưởng lợi hóa ra lại hại không tưởng!

Đặng Nghiêm, Theo Helino 00:15 11/03/2018

Giấc ngủ mới chính là "vũ khí" lợi hại nhất trong quá trình ghi nhớ của con người cơ.

Việc ráo riết học, ôn bài thi quên cả ngủ trước ngày kiểm tra đã quá phổ biến với chúng ta khi còn đi học. Các chuyên gia đã khuyến cáo để ghi nhớ lâu, nạp được nhiều thông tin hơn, chúng ta nên chăm sóc cho giấc ngủ của mình hơn cả.

Theo một số nghiên cứu trước đây, kết quả cho thấy thông tin được phục hồi và lưu lại lâu hơn nhờ vào hoạt động xử lý thông tin của não bộ khi chúng ta ngủ.

Cú đêm trước ngày thi, tưởng lợi hóa ra lại hại không tưởng! - Ảnh 1.

Từ những kết quả trên, các chuyên gia đã tìm ra được phương thức hoạt động của não bộ trong quá trình phục hồi thông tin. 

Và rất có thể điều này sẽ được áp dụng để giúp con người cải thiện khả năng ghi nhớ của bản thân trong tương lai.

Trong quá trình phục hồi ghi nhớ được diễn ra tự nhiên khi ta ngủ. Những thông tin được ghi nhận sẽ chuyển từ trung tâm ghi nhớ ngắn hạn (short-term memory) ở vùng hải mã, sang vùng tân võ não (neocortex) có chức năng lưu trữ thông tin dài hạn.

Cú đêm trước ngày thi, tưởng lợi hóa ra lại hại không tưởng! - Ảnh 2.

"Chúng ta đều biết rằng, thông tin sẽ được phục hồi trong quá trình ngủ, nhưng chưa hề biết rằng chính hoạt động chuyển giao thông tin sang vùng lưu giữ trí nhớ dài hạn góp một phần rất quan trọng cho cả quá trình ghi nhớ." – theo bác sĩ Scott Cairney, Đại học York cho biết.

Dựa trên nghiên cứu trên động vật, những đợt sóng não trong lúc ngủ được cho là có liên quan đến quá trình lưu trữ thông tin. 

Để làm rõ hơn vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm trên những người tình nguyện, với mục đích theo dõi hoạt động của não bộ khi ngủ và quá trình xử lý bộ nhớ.

Cú đêm trước ngày thi, tưởng lợi hóa ra lại hại không tưởng! - Ảnh 3.

Sóng điện não có chu kì từ 0.5 đến 2 giây, với tần số từ 10 - 16Hz, xuất hiện trong giai đoạn ngủ không chuyển động nhãn cầu (non-rapid eye movement)

Tình nguyện viên sẽ phải ghi nhớ 100 tính từ và 100 bức hình về vật hay cảnh quan khác nhau, chẳng hạn như "America" hay hình quả chuối. Sau đó, các nhà khảo sát sẽ yêu cầu họ nhớ lại những bức hình ấy ngay lập tức.

Kết quả, tình nguyện viên chỉ có thể nhớ không quá 50% số hình được cho. Nhưng khi họ được nằm ngủ sau khi đọc xong trong vòng 90 phút (vừa đúng với thời gian cho 1 chu kỳ ngủ), số hình được ghi nhớ lại được tăng lên đáng kể.

Một ngày sau, 94% lượng hình ảnh và từ vựng được ghi nhớ đến từ những người đi ngủ đầy đủ. Còn với những "cú vọ" học từ và hình thâu đêm, con số này chỉ dưới 83%.

Cú đêm trước ngày thi, tưởng lợi hóa ra lại hại không tưởng! - Ảnh 4.

Theo ghi nhận của sóng điện não, tốc độ sóng ở tình nguyện viên ngủ đủ giấc nhanh hơn so với người thiếu ngủ. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của sóng điện não trong lúc ngủ để quy hồi được thông tin đã được ghi nhận tại não bộ.

Bác sĩ Cairney cho biết thêm: "Quá trình ghi nhớ sẽ diễn ra trong lúc bạn thức, còn khi bạn ngủ, thông tin sẽ được xử lý để hằn sâu vào trí nhớ của bạn. Vì vậy giấc ngủ đóng một vai trò chủ chốt để bạn nhớ được thông tin cần thiết."

"Điều này thực sự quan trọng trong việc điều chỉnh lại cách ta ghi nhận thông tin, đồng thời chỉ ra cách giúp bộ nhớ hoạt động hiệu quả hơn."

Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Current Biology.

Nguồn: Dailymail