Còn thức sau 11 giờ đêm thì đừng hỏi vì sao cơ thể mắc cả đống bệnh này

Lệ Ngân, Theo Trí Thức Trẻ 14:34 04/05/2017

Đừng chủ quan thức khuya mỗi ngày để rồi mang “cả tá” mầm bệnh sau trong người nhé!

Cùng với guồng quay của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ ngày nay đã không còn giữ được thói quen đi ngủ sớm như thế hệ cũ. Bên cạnh đó, việc làm thêm giờ, học tập, giải trí và các công việc khác khiến đi ngủ sớm trở thành 1 khái niệm vô cùng "xa xỉ".

Dù với lối sống hiện đại, 12 giờ đêm vẫn chưa phải là khuya nhưng dựa trên góc độ sinh học, đây được coi là thời điểm "chết chóc" với cơ thể bởi bạn đã bỏ qua 1 giờ để gan đào thải chất độc.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, toàn bộ hoạt động tự phục hồi của cơ thể đều được thực hiện từ 11 giờ đếm đến 3 giờ sáng. Còn nếu bạn là một người luôn luôn thức khuya sau 11 giờ, thậm chí là thức đến 2 - 3 giờ sáng thì hãy sẵn sàng đối mặt với 6 vấn đề sức khỏe sau đây.

Tổn thương da

Trong khi bạn ngủ, da sẽ được bảo trì và tái tạo. Nếu bạn thức đêm, các tuyến nội tiết dễ bị rối loạn, từ đó gây ra tình trạng khô da, giảm đàn hồi, xỉn màu, thâm sạm da, chưa kể đến nguy cơ nổi mụn trứng cá, tàn nhang, bọng nước và các vết nhăn lão hóa.

Còn thức sau 11 giờ đêm thì đừng hỏi vì sao cơ thể mắc cả đống bệnh này - Ảnh 1.

Giảm trí nhớ

Khi bạn thức khuya, hệ thần kinh giao cảm sẽ duy trì trạng thái hưng phấn để tỉnh táo. Tuy nhiên, điều này làm ngày hôm sau của bạn dễ rơi vào trạng thái làm việc quá sức, cạn kiệt. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung. Đây là những dầu hiệu đầu tiên cho chứng mất ngủ và các bệnh suy nhược thần kinh khác.

Bệnh tim

Thức khuya khiến cơ thể không phân giải được leptin gây ra các bệnh đường huyết, béo phì. Cùng với đó, các cơ quan nội tạng không được phục hồi, chất lượng máu giảm sút. Lâu dần dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Còn thức sau 11 giờ đêm thì đừng hỏi vì sao cơ thể mắc cả đống bệnh này - Ảnh 2.

Bệnh dạ dày

Nhân tế bào biểu mô dạ dày tái thiết 2 - 3 ngày/lần và diễn ra vào ban đêm. Việc thức khuya đi kèm với thói quen ăn đêm sẽ tạo ra gánh nặng cho đường tiêu hóa, làm quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày bị trì trệ, thúc đẩy tiết dịch dạ dày bất thường, từ đó gây ra kích ứng dạ dày, viêm loét và các bệnh tiêu hóa khác.

Viêm gan

Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc và bài tiết độc tố. Nếu bạn không ngủ sâu giấc trong giai đoạn này thì dễ gây ra thiếu hụt lượng máu trong gan, gan không đủ điều kiện làm việc, chất độc hại không được loại bỏ, các tế bào tổn thương không được khắc phục. Là bộ phận quan trọng của cơ thể, nếu gan bị viêm, ngay lập tức sức khỏe tổng thể của bạn sẽ bị đe dọa.

Còn thức sau 11 giờ đêm thì đừng hỏi vì sao cơ thể mắc cả đống bệnh này - Ảnh 3.

Ung thư

Đa số các yếu tố miễn dịch của cơ thể được hình thành trong giấc ngủ. Việc thức khuya khiến khả năng miễn dịch của bạn bị suy giảm dễ dẫn đến dị ứng phát sinh bất ngờ. Khi hệ thống rào cản tự nhiên của cơ thể bị suy yếu, tỉ lệ mắc các bệnh ung thư sẽ gia tăng, đặc biệt là ung thư vú và ung thư ruột kết.

- Từ 21 - 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc).

- Từ 23h - 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan.

- Từ 1h - 3h sáng là thời gian bài độc của mật.

- Từ 3h - 5h sáng là thời gian bài độc của phổi.

- Từ 5h - 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc.

- Từ 7h - 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.