Con người đã từng đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng?

Đức Khương, Theo Trí Thức Trẻ 23:10 13/01/2020

Tất cả những sinh vật tồn tại trên Trái Đất đều có nguy cơ hoặc từng có nguy cơ tuyệt chủng và ngay cả con người cũng không phải là ngoại lệ.

Nhân loại sẽ tuyệt chủng? Nhiều người dường như sẽ gạt bỏ luôn câu hỏi này ra khỏi đầu vì họ cho rằng điều này là không thể. Nhưng trong lịch sử tiến hóa, nhân loại đã từng phải trải qua những cuộc khủng hoảng dân số khiến cho loài người phải đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Nhà sinh vật học Gould từng nói: "Nếu lịch sử lặp lại, khả năng xuất hiện của con người gần như bằng không".

Còn khi nói về khái niệm chủng tộc, có thể chúng ta sẽ nghĩ tới sự phân chia theo màu da, nhưng thực sự đây không phải là một cấu trúc sinh học hoàn toàn đúng bởi nó chỉ phản ảnh về sự khác biệt địa lý và khí hậu qua tính trạng bên ngoài.

Trên thực tế, chỉ mất vài ngàn năm để màu da của con người thay đổi. Các nhà khoa học từng phỏng đoán rằng sự khác biệt chủng tộc đã đi theo tốc độ của dòng chảy dân số và xu hướng kết hôn ngày nay mà không còn được phân chia một cách rõ ràng như trước.

Con người đã từng đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng? - Ảnh 1.

Tính đến tháng 4 năm 2019, dân số thế giới đã vượt mốc 7,7 tỷ. Xét về số lượng thì nhân loại đang đứng ở vị trí quán quân khi so với những loài động vật có kích cỡ lớn loài chuột.

Tuy nhiên, từ góc độ di truyền thì sự đa dạng sinh học của nhân loại không hề cao, nói một các khác thì tất cả chúng ta đều rất giống nhau về mặt di truyền.

Cơ thể của chúng ta được tạo thành từ 3 tỷ cặp cơ sở, nhưng chỉ một phần rất nhỏ trong số đó là duy nhất đối với chúng ta. So sánh ngẫu nhiên hai người qua đường, họ có độ tương đồng về mặt di truyền là 99,9%.

So với các loài linh trưởng khác, con người hiện đại giống nhau hơn ở cấp độ di truyền, mặc dù các đặc điểm tính trạng (vẻ bề ngoài) của chúng trông rất khác nhau. Người ta ước tính rằng chỉ một nhóm nhỏ tinh tinh đã có sự đa dạng di truyền hơn tất cả nhân loại đang sống ngày nay.

Con người đã từng đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng? - Ảnh 2.

Sự đa dạng di truyền thấp như vậy cũng có nghĩa là số lượng khổng lồ của nhân loại hiện tại thực sự có thể được truy nguyên từ một số lượng người cực kỳ nhỏ trong lịch sử tiến hóa của loài người. Nói cách khác 7,7 tỷ người trên thế giới ngày nay thực sự có nguồn gốc từ số ít những người còn sống sót trong lịch sử tiến hóa.

Về việc có bao nhiêu trong số những người sống sót này, các nhà khoa học cũng đã đưa ra một số ước tính dựa trên sự khác biệt di truyền ở người hiện tại. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có 500 đến 3.000 phụ nữ Homo sapiens có thể có con. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong đó chỉ còn 40 đến 600 phụ nữ Homo sapiens sống sót và có khả năng di truyền cho các thế hệ sau.

Và điều đó đồng nghĩa với việc trong lịch sử con người đã từng đứng trước bờ vực tuyệt chủng với số lượng không vượt quá một thị trấn nhỏ ngày nay.

Con người đã từng đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng? - Ảnh 3.

Với một số lượng nhỏ như vậy thì chỉ cần một đợt dịch bệnh hay thảm họa tự nhiên, xung đột môi trường cũng có thể xóa sổ hoàn toàn nhân loại trên Trái Đất.

Cùng với việc khuyết thiếu nền y học hiện đại ở thời bấy giờ, tuổi thọ của con người chỉ là 30 đến 40 năm, nhưng bằng một cách "thần kỳ" nào đó mà con người đã có thể nhanh chóng phục hồi quần thể nhờ vào những lợi thế đặc biệt so với các loài động vật khác, và chỉ với một nhóm nhỏ những người còn sống sót, họ đã trở thành tổ tiên của gần 8 tỷ người trên hành tinh của chúng ta ngày nay.

Tuy nhiên, ngay cả khi số lượng dân số tăng lên, sẽ có sự mất mát nghiêm trọng về đa dạng di truyền của con người. Đây còn được gọi là "hiệu ứng thắt cổ chai", trong đó đề cập đến cái chết của một số lượng lớn cá nhân và sự mất mát nghiêm trọng của biến thể di truyền trong dân số do nhiều lý do.

Ngay cả khi dân số được lọc bởi "nút cổ chai" và mở rộng trở về kích thước ban đầu hoặc thậm chí vượt quá kích thước ban đầu, mức độ biến đổi di truyền của dân số vẫn sẽ không được cải thiện, do đó chúng ta vẫn không thể khôi phục sự đa dạng di truyền đã cạn kiệt nghiêm trọng trong quá khứ.

Con người đã từng đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng? - Ảnh 4.

Vì vậy, chính xác những gì tổ tiên của chúng ta đã trải qua vào thời điểm đó dẫn đến rất ít người sống sót? Trong những phỏng đoán của các nhà khoa học thì có lẽ lỹ thuyết về thảm họa Toba được cho là có tính thuyết phục nhất. Thảm họa Toba được coi là một trận phun trào núi lửa mạnh và khéo dài nhất trong lịch sử, nó được coi là trận phun trào dẫn tới thảm họa toàn cầu.

Con người đã từng đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng? - Ảnh 5.

Thảm họa Toba hay sự kiện siêu phun trào Toba là vụ phun trào siêu núi lửa đã xảy ra tại vị trí ngày nay là hồ Toba ở Sumatra, Indonesia, vào thời gian giữa 69 và 77 ngàn năm trước đây. Đây là một trong những vụ phun trào lớn nhất được biết đến của trái đất, và là sự kiện phun trào siêu núi lửa được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.

Giả thuyết Thảm họa Toba cho rằng sự kiện này gây ra một mùa đông núi lửa toàn cầu dài cỡ 6-10 năm và có thể tiếp theo là thời kỳ suy giảm nhiệt độ dài cỡ 1.000 năm.

Con người đã từng đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng? - Ảnh 6.

Người ta suy đoán rằng vụ phun trào núi lửa đã phun trào tới 2.800 km khối dung nham nóng và tro núi lửa trong một khoảng thời gian ngắn, với khối lượng tương đương với 19 triệu Tòa nhà Empire State.

Khối lượng phun trào này lớn gấp 100 lần khối lượng của vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử gần đây, đó là phun trào núi Tambora ở Indonesia năm 1815, là vụ phun trào đã khiến năm 1816 thành "năm không có mùa hè" ở Bắc bán cầu.

Giả thuyết này tin rằng tro núi lửa đã bao phủ bầu trời và ngăn chặn một lượng lớn bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất gây ra "mùa đông núi lửa" và đẩy Trái Đất rơi vào tình trạng suy giảm nhiệt độ trong hàng ngàn năm. Tổ tiên của loài người thời đó đã trải qua sự suy giảm mạnh về quy mô dân số trong thảm họa môi trường này.

Con người đã từng đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng? - Ảnh 7.

Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng sau đó lại bác bỏ lý thuyết thảm họa Toba. Bằng chứng khảo cổ học cũng chỉ ra rằng việc săn bắn và hái lượm tại các khu định cư của con người ở Ấn Độ không hề bị ảnh hưởng nhiều bởi vụ phun trào núi lửa.

Các trầm tích của hồ Alawi ở Đông Phi cũng cho thấy Trái Đất cũng không hề bị tụt giảm nhiệt độ quá mạnh vào thời điểm đó. Bởi vậy rất khó để có thể khẳng định trận phun trào núi lửa Toba đã khiến cho nhân loại đứng trước bờ vực tuyệt chủng.

Nhưng đánh giá bằng sự khác biệt về mức độ di truyền, nút cổ chai khổng lồ này vẫn tồn tại và tổ tiên của chúng ta thực sự chỉ có một số lượng rất nhỏ vào thời điểm đó. Và có lẽ điều khiến cho dân số loài người trong quá khứ bị tụt giảm nghiêm trọng như vậy có thể là do dịch bệnh hoặc xung đột giữa người với thú, hay chiến tranh giữa người với người, hoặc tất cả chúng.