Có một ngôi làng mà ở đó, bù nhìn còn đông hơn người, đi qua thôi cũng thấy... rợn tóc gáy

Diệu Quí, Theo Nhịp Sống Việt 10:37 19/09/2019

Nơi đây có "cư dân" bù nhìn đông gấp 10 lần so với số dân trong làng. Điều gì lại khiến cho ngôi làng này trở thành như vậy?

Nhật Bản đã quá quen thuộc với du khách quốc tế ở những địa điểm du lịch nổi tiếng xinh đẹp và thu hút như những ngôi chùa cảnh đẹp và thanh bình, tiệm cà phê cú, bảo tàng ngoài trời, những ngôi đền cổ kính, núi Phú Sĩ... Du khách tìm Nhật để tận hưởng những nét văn hóa độc đáo của xứ sở hoa anh đào, thăm thú những nơi đẹp đẽ và ăn các món đặc trưng của Nhật. Tuy nhiên, ở đất nước này có một nơi khá độc đáo và thu hút không kém, đó chính là ngôi làng Nagoro, được mệnh danh là ngôi làng bù nhìn vì "quân số" bù nhìn chiếm rất đông.

Nằm sâu trong thung lũng Shikoku, làng Nagoro là một trong những địa điểm hẻo lánh và khó tới nhất ở Nhật Bản. Chuyện kể rằng cách đây gần 20 năm, một người phụ nữ tên Tsukimi Ayano tìm về quê hương của mình là ngôi làng Nagoro. Khi bà trở về cảm thấy nơi này quá hiu quạnh nên quyết định làm những con bù nhìn vải với kích thước như người thật và đặt ở khắp nơi để bớt trống trải hơn. 

Có một ngôi làng mà ở đó, bù nhìn còn đông hơn người, đi qua thôi cũng thấy... rợn tóc gáy - Ảnh 1.

Ban đầu Ayano làm hình nhân để giữ vườn và cũng để tưởng nhớ người cha quá cố của mình. Từ sau tác phẩm đầu tiên đó, bà Ayano không ngừng làm những con bù nhìn tiếp theo.

Có một ngôi làng mà ở đó, bù nhìn còn đông hơn người, đi qua thôi cũng thấy... rợn tóc gáy - Ảnh 2.

Bù nhìn vải xuất hiện khắp nơi trong làng, từ hồ câu cá đến cánh đồng, từ bến xe bus đến lớp học và trong các căn nhà. Người dân coi những hình nhân như thành viên trong làng.

Những bù nhìn thường có hình thức giống người trẻ đã rời làng ra đi hoặc ai đó đã qua đời. "Chúng được tạo ra theo yêu cầu của những người đã mất ông bà. Bù nhìn rơm là thứ gì đó cần thiết để mang kỷ niệm cũ quay về" - Osamu Suzuki, một cư dân 68 tuổi cho biết.

Cuộc sống của người  trong làng đỡ vắng vẻ hơn do có sự xuất hiện của nhiều "cư dân" này. 

Có một ngôi làng mà ở đó, bù nhìn còn đông hơn người, đi qua thôi cũng thấy... rợn tóc gáy - Ảnh 5.

Bà Ayano đang chỉnh sửa trang phục cho bù nhìn rơm được tạo hình giống cha bà tại làng Nagoro.

Những con bù nhìn xua tan cuộc sống hiu quạnh tại vùng đồng quê hẻo lánh nhưng không phải ai cũng thích ý tưởng này. Nhiều người cho rằng những con bù nhìn trở nên đáng sợ, đặc biệt khi trời tối.

Có một ngôi làng mà ở đó, bù nhìn còn đông hơn người, đi qua thôi cũng thấy... rợn tóc gáy - Ảnh 7.

Ngôi làng chỉ có 35 người, nhưng có tới 350 hình nhân.

Sau khi câu chuyện về những con bù nhìn lan truyền khắp nơi, làng Nagoro trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều khách du lịch tới thăm. Họ bị thu hút bởi đoàn "đại biểu" bất động đứng dọc con đường dẫn tới làng, cạnh tấm biển đề chữ "Làng bù nhìn". 

Có một ngôi làng mà ở đó, bù nhìn còn đông hơn người, đi qua thôi cũng thấy... rợn tóc gáy - Ảnh 8.

Bù nhìn đôi khi được làm để tái hiện những người trong làng đã qua đời hoặc bỏ nơi này tới các thành phố làm việc.

Có một ngôi làng mà ở đó, bù nhìn còn đông hơn người, đi qua thôi cũng thấy... rợn tóc gáy - Ảnh 9.

Bù nhìn tại Nagoro trong vai những người nông dân thực thụ. Ngôi làng nhỏ hiện là điểm dừng chân thú vị đối với những du khách ưa khám phá.