Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan

Alicia Oanh Lê (Dịch), Theo Helino 22:17 13/03/2019

Trong mắt người Đài Loan, Hương Cảng (Hồng Kông) có lẽ là một thành phố tràn ngập mĩ cảm điện ảnh. Bởi, tôi lớn lên với những bộ phim của Châu Tinh Trì, yêu thích Lưu Đức Hoa và mơ ước một ngày có thể cùng người yêu đứng trên đỉnh Thái Bình Sơn ngắm nhìn cảng Victoria rực rỡ...

Hiếm có nơi nào kì lạ như Hong Kong. Bạn có thể chưa từng đặt chân đến đây bao giờ nhưng vẫn dễ dàng có cảm tình với nó. Qua những thước phim điện ảnh hay những bộ phim truyền hình dài tập, vùng đất này luôn được nhớ đến bởi sự hiền hoà nhưng không kém phần náo nhiệt, con người thì thân thiện, hào sảng, còn cảnh vật thì lúc nào cũng đẹp tựa như phim.

Dưới đây là một bài viết ghi lại hành trình khám phá Hong Kong của nhiếp ảnh gia người Đài Loan tên Ka Sim Lam trên trang Lomography HK. Bằng góc nhìn của một người yêu nghệ thuật, anh đã cho người đọc thấy được một không gian rất khác, những lát cắt mới lạ mà tưởng chừng như đa phần chúng ta đều bỏ quên đâu đó ở vùng đất này. Nếu đã và đang là một người trót đem lòng yêu Hong Kong thì hãy đọc để tìm thấy một cái nhìn đầy mĩ cảm về nơi này này nhé!


Chúng tôi lớn lên với những bộ phim của Châu Tinh Trì, đến khi học trung học đã có thể nói tiếng Quảng Đông kha khá. Yêu thích Lưu Đức Hoa, mơ ước một ngày có thể cùng người yêu đứng trên đỉnh Thái Bình Sơn ngắm nhìn cảng Victoria về đêm lung linh rực rỡ; hy vọng được tận mắt nhìn thấy xe điện dingding; hy vọng ăn được hết những món điểm tâm đủ loại đủ vị đúng "chất" Hương Cảng (Hong Kong).

Vậy đến lúc thật sự đặt chân đến Hong Kong rồi thì sẽ cảm thấy thế nào?

Nói về Hương Cảng (Hong Kong)

Lần đầu tiên tôi đến Hương Cảng là hơn hai năm về trước. Ấn tượng của tôi về thành phố chính là vừa nóng vừa đông đúc, khi ăn cơm ngoài tiệm phải ngồi ghép chung bàn với rất nhiều người lạ là điều đương nhiên.

Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 2.
Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 3.

Nguồn: a9384c83

Ở đây không hề có nóc nhà, đứng trên sân thượng nhà người này nhìn sang sẽ thấy nóc nhà người khác. Không khó tưởng tượng ra tại một nơi nhỏ hơn thành phố Đài Bắc thế này mà có hơn 700 vạn người cùng chen chúc thì cảm giác sẽ thế nào, kể cả người bán hàng vỉa hè cũng phải xếp đồ vật lên cao, ở đây có chỗ đặt một chiếc đại dương cầm thật sự rất xa xỉ.

Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 4.
Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 5.

Nguồn ảnh: a9384c83

Toà nhà Hải Sơn

Oceanic Building (Toà nhà Hải Sơn) ở Quarry Bay không chỉ nổi tiếng là một trong những bối cảnh quay của bộ phim Transformers: Age of Extinction, mà còn là nơi rất nhiều du khách muốn đến chụp những tấm ảnh hướng từ dưới nhìn lên cao.

Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 6.

Monster Building là cụm 5 toà nhà chung cư cũ gồm Oceanic Mansion, Fook Cheong Building, Montane Mansion, Yick Cheong Building và Yick Fat Building.

Ở lầu 1 có nhiều cửa hàng nhỏ, đến đây thường thấy trẻ con lấy thùng giấy cũ chồng lên nhau làm đồ chơi hoặc làm sân đá bóng. Tôi đứng gần đấy quan sát một lúc, thật không hiểu quy tắc trò chơi của các em. Có lẽ mỗi lần chơi luật lệ đều không giống nhau, nhưng dù có hay không thì mỗi lần đều chơi vui là đủ rồi. Quy tắc thật ra là một phương thức để kiềm chế người lớn, không hề phù hợp với những đứa trẻ ngây thơ chân chất dùng thùng giấy làm đồ chơi.

Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 7.

Các em nhỏ sống ở Sơn Hải Lầu dùng hộp giấy bỏ đi làm đồ chơi.

Toà nhà Hải Sơn Lầu là nơi ở của hơn vạn dân cư, trên nền bục xi măng ở giữa có ghi rõ: "Vui lòng không trèo lên, không nghịch phá, đùa giỡn,...". Vậy mà các chàng trai cô gái chuyên “sống ảo” trên mạng vẫn cứ trèo lên nhảy nhảy múa múa nhằm chụp được những bức ảnh đẹp đăng lên Instagram. Hy vọng lúc họ đăng hình lên mạng nhớ đăng hình có cả chiếc bục dưới đất, không thì thật là phí phạm mà!

Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 8.

Các bạn trẻ thi nhau đến đây chụp hình.

Khu chợ trời Thâm Thuỷ Bộ

Thâm Thuỷ Bộ là nơi tập trung các chợ trời và hàng quán vỉa hè, cũ mới đều có. Hai bên đường còn có nhiều quán bán thịt quay Quảng Đông. Đến đây, mua được món ngon hay không ngon còn phụ thuộc vào may mắn của bạn, giá cả đều không đắt lắm, một hộp đồ ăn cũng chỉ trên dưới 30 Cảng Tệ thôi.

Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 9.
Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 10.

Một tiệm bán thịt ở Hong Kong.

Ăn một lúc, bạn sẽ có cảm giác mình cũng đã có chút hoà nhập với khung cảnh. Ở đây thịt rẻ hơn rau, nên rau trong hộp cơm thường chỉ có hai cọng. Rau Hương Cảng chủ yếu phải nhập khẩu, cùng giá đó có thể mua được thịt. Dân lao động đa số đều ăn những món này để no bụng, cùng một số tiền có thể mua được nhiều thịt hơn, thành ra thói quen lâu dài ăn gì cũng không có rau. Về đến Đài Loan rồi tôi vẫn còn nhớ mãi hộp cơm ở đây.

Ở Hong Kong, các món điểm tâm ngon đến không nói nên lời!

"Ha gou ah pang you, bingor yiu hargao" - "Há cảo đây, ai há cảo không?"

Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 11.

Tiệm điểm tâm Sun Hing rất nổi tiếng ở Quận phía Tây Đảo Hong Kong, bán từ những năm cuối thập niên 80. Mỗi ngày tiệm mở cửa lúc 3 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Đến Hong Kong, bạn sẽ khó lòng ngó lơ tiếng rao thân thuộc ấy. Ở Kennedy Town có tiệm Sun Hing từ 3 giờ sáng đã bắt đầu mở cửa bán dimsum trứ danh đất Cảng. Trong hình chụp là ông chú đang cầm chiếc dao lưỡi dài ép xuống miếng bột làm bánh cuốn sốt tương, phần vỏ ép xong còn đẹp hơn cả bột trộn làm mì dùng cây lăn bột ép. Chú trong bếp mỗi khi điểm tâm xuất lò sẽ la lên: "Xíu mại đây, xíu mại đây các bạn ơi…" bằng cả tiếng Quảng Đông lẫn tiếng Phổ thông, nghe đến đây ai cũng muốn lấy ngay một lồng.

Có một Hong Kong tràn ngập mĩ cảm điện ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Đài Loan - Ảnh 12.

Australia Dairy Company là một trong những tiệm Cha chaan teng lâu đời và nổi tiếng nhất tại Hong Kong, có thể xem là một biểu tượng của thành phố. Tiệm được thành lập từ 3/7/1970.

Chị đại ở ngoài cửa thấy chúng tôi là du khách liền dắt ngay đến khu vực nào lồng nào bát để chọn món, nào là xíu mại hoàng, há cảo hoàng, phùng trảo, lưu sa bao (bánh bao kim sa), chọn liền mấy lồng đưa cho tôi.

Đặc biệt, món chân gà ở đây ngon đến nỗi không nói nên lời. Khi ăn xương không cần dùng lực mạnh, thịt và xương đều tự mình tách rời nhau trong miệng luôn. Vừa ăn vừa uống trà, khi uống hết rồi tôi còn cố mở nắp xin châm thêm nước, hy vọng lưu lại chút ít cảm giác mà thôi.

Mỗi ngày tiệm mở cửa lúc 3 giờ sáng và đóng cửa lúc 4 giờ chiều. Địa chỉ: Sun Hing Restaurant, Shop C, G/F, 8 Smithfield Road, Kennedy Town, Western District (ND).