"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử

AAmellus, Theo Trí Thức Trẻ 16:35 23/01/2015

Có khá nhiều các tình tiết trên phim "Võ Mị Nương Truyền Kì" không có thực so với các bản ghi chép trong lịch sử.

Bộ phim Võ Mị Nương Truyền Kì hiện vẫn đang đứng đầu rating xứ đại lục. Tuy nhiên các tình tiết trong phim hiện đang gây rất nhiều tranh cãi vì hư cấu khá nhiều so với lịch sử. 

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 1

Đầu tiên, nhân vật Lý Mục (Lý Thần), chàng trai được đính ước từ thuở thiếu thời cùng Mị Nương (Phạm Băng Băng), là một nhân vật không có thật. Có lẽ đây là kết quả lời mời của Phạm Băng Băng gửi đến người yêu hiện tại của cô là Lý Thần. Vì vậy nên vai Lý Mục nghĩa đậm tình thâm, mối duyên đầu với Võ Mị Nương, người sống chết chỉ nghĩ đến nàng, trải qua bao nhiêu cửa thành mới vào được cung triều tiếp cận. Lý Mục hi sinh trên chiến trường không vì Hoàng thượng, không vì Đại Đường. Chàng chấp nhận hi sinh vì Mị Nương, vì lòng chỉ muốn Như Ý (thân phận Võ Mị Nương trước khi được Lý Thế Dân ban tên Mị Nương) được hạnh phúc. 

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 2

Vi Quý phi trong phim không thể hạ sinh được con, từ đó mang lòng thù hận, hại các phi tần khác trong cung triều. Tuy nhiên điều này không khớp với lịch sử. Vi Quý phi này theo sử sách đã cùng Lý Thế Dân có đến hai người con, bà thọ 69 tuổi và mất chứ không phải chọn con đường tự vẫn trong cửa ngục.

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 3
Vi Quý phi tàn độc, đa mưu trong phim

Về Từ Hiền phi (còn gọi là Từ Huệ), cách xây dựng nhân vật Từ tỉ tỉ những ngày đầu ngây thơ, trọng nghĩa và hiền lành sau đó trở nên thủ đoạn và cuối cùng bị đày vào cấm cung là hư cấu. Cả việc Từ phi treo cổ tự vẫn sau khi Hoàng đế Lý Thế Dân băng hà cũng được cho rằng sai lịch sử. Từ Phi theo sử sách ghi lại là một vị phi được vua rất mực sủng ái. Bà nổi tiếng tài sắc vẹn toàn, tâm tư đức độ và đóng góp nhiều ở cung triều. Sau khi vua băng hà, Từ phi vì không chịu uống thuốc, ngày đêm đau khổ mà qua đời. 

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 4

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 5

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 6
Từ Huệ

Chi tiết Mị Nương mang thai khi vào chùa là chi tiết gây tranh cãi nhất phim đến thời điểm này. Theo kịch bản, ngay sau khi Hoàng đế Thế Dân băng hà, Mị Nương phát hiện ra cô mang thai con của Lý Thế Dân. Nhưng tập 57 phát sóng khiến không ít người ngạc nhiên khi ni cô Mị Nương nói: "Ta không thể cho ai biết đứa trẻ là con Trĩ Nô (Lý Trị - vua con)". Để giải thích điều này, có thể xâu chuỗi dữ kiện ban đầu, vốn từ đầu kịch bản có nội dung Mị Nương mang thai con Hoàng đế Thế Dân, nhưng tổng cục phát thanh truyền hình cho rằng đây là nội dung trái luân thường đạo lý và xuyên tạc lịch sử, nên đã yêu cầu cắt bỏ và buộc phải cho một câu thoại thiếu logic vào đoạn phim trên. Theo lịch sử ghi nhận, Võ Tắc Thiên chưa từng mang long thai từ vua Lý Thế Dân, đứa con đầu của vị nữ Hoàng đế này là với vị Thái Tử Trĩ Nô. 

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 7


Bên cạnh đó, việc Mị Nương rời cung theo chân Hoàng đế Lý Thế Dân ra chiến trường cũng được cho là khá "ảo". Theo quy định thời bấy giờ, các cung tần, mỹ nữ hậu cung tuyệt đối không được theo vua ra chiến trường. Nữ nhân nào trái quyền sẽ lãnh tội chết.

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 8

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 9

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 10

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 11

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 12

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 13

Trong phim còn có cảnh thuần ngựa được hư cấu, Mị Nương vì muốn cứu Trĩ Nô khỏi lao xuống vực đã dùng dao găm đâm chết con ngựa Sư Tử Thông khiến chú ngựa nằm chết với thân ngựa bê bết máu. Thật ra, theo những gì được ghi lại, vua Lý Thế Dân hỏi các cung tần mỹ nữ làm thế nào để trị con ngựa hung hăng mà Tây Vực hiến tặng, Mị Nương khi đó đã đáp: "Dùng roi sắt đánh nó bắt khuất phục, nếu không chịu thì dùng búa sắt đánh vào đầu nó, còn nếu dùng búa sắt đánh vẫn không được thì dùng dao đâm chết nó đi". Vua bèn hoảng hốt bảo như thế là quá ác độc, bèn hạ lệnh không thuần ngựa nữa. 

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 14
 
Siêu phẩm truyền kì lần này thật sự "vẽ" nên rất nhiều tình tiết ảo mộng xoay quanh chuyện tình giữa Mị Nương và vua già Lý Thế Dân. Có lẽ, đóng vai trò là nhà sản xuất, Phạm Băng Băng có ý muốn khai thác nhiều kỉ niệm ở mối quan hệ vua tôi tri kỉ này. Tuy nhiên, vì đây cũng là một tình tiết quá khác với lịch sử nên các cảnh thân mật của Mị Nương và Lý Thế Dân (Trương Phong Nghị) không được phát sóng do Tổng cục không duyệt. Trong sử sách vốn chỉ ghi lại rằng thời gian Võ Như Ý tiếp xúc với Lý Thế Dân rất ít, cô tiến cung từ năm 14 tuổi nhưng không được Hoàng đế sủng ái như trong phim. Về điểm này, tuy các khán giả truyền hình cảm thấy tiếc nuôi vì không xem được các cảnh thân mật công phu của cặp đôi màn ảnh Băng Băng - Phong Nghị, nhưng cũng tỏ vẻ đồng tình. Phần lớn cho rằng việc cắt cảnh này là hợp lý.

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 15

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 16

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 17

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 18

Cao Dương công chúa (Mễ Lộ) là nhân vật can thiệp khá nhiều và mối tình Lý Trị - Mị Nương trong những tập phim mới đây của Võ Mị Nương Truyền Kì. Theo phim, vị công chúa này là người âm thầm ra tay sát hại đứa con trong bụng Mị Nương, khiến đứa bé chết yểu. Tuy vậy, theo lịch sử ghi lại có hai nguyên nhân khiến con của Võ Tắc Thiên qua đời, hoặc bà tự tay giết con rồi đổ cho Hoàng hậu, hoặc là đứa trẻ mệnh yểu, vừa ra đời đã không sống được.
 
"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 19

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 20
Cao Dương công chúa

Tuy gây nhiều tranh cãi, bộ phim vẫn dẫn đầu về mức độ quan tâm của công chúng xứ đại lục. Có nguồn tin cho rằng phim được kéo dài thành 103 tập, khác với 80 tập ban đầu dự kiến. 

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 21

"Võ Mị Nương Truyền Kì" và những chi tiết không có thật trong lịch sử 22

Siêu phẩm cổ trang Võ Mị Nương Truyền Kì hiện được phát sóng tại đài Hồ Nam, Trung Quốc với tần suất 3 tập/ ngày.

Tổng hợp SX