Top 10 drama được chuyển thể từ manga hấp dẫn nhất xứ Nhật

Mèo 3 Chân (Tổng hợp), Theo 14:00 23/03/2010

Hana Kimi, Liar Game, Honey and Clover, ROOKIES... là những cái tên đình đám trong Top 10 drama được chuyển thể từ manga đó. Điều bất ngờ nhất chính là cái tên Boys Over Flowers không được lọt vào trong danh sách này.<img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Hàng loạt những tên tuổi lớn xuất hiện nhưng thứ hạng của chúng thì quả là bất ngờ. Top 10 thậm chí còn vắng bóng tên tuổi nổi bật nhất trong thể loại phim chuyển thể từ truyện tranh.




Nodame Cantabile từ truyện tranh tới phim ảnh.

Trong ấn phẩm mới nhất của tạp chí Oricon Style, người ta đã giới thiệu đến cho khán giả những live-action mới nhất sắp ra mắt như là Kaibutsu-kun hay là tác phẩm kinh điển GANTZ. Và cũng trong số tạp chí này, Oricon đã có một bài tổng kết lại câu chuyện về "cơn đại hồng thủy" của live-action trong thời gian qua.




Live-Action của truyện ROOKIES.

Một phần trong chủ đề bài viết này chính là việc công bố kết quả khảo sát về tác phẩm truyền hình ăn khách nhất được chuyển thể từ manga, ra mắt trong hai năm trở lại đây. Cũng chính vì lí do này, live-action đình đám nhất mọi thời đại là Hana Yori Dango (hay Boys Over Flowers) đã "mất tích" khỏi bảng xếp hạng khi mà phim truyền hình của nó lại ra mắt vào năm 2007, dù rằng phiên bản màn ảnh rộng đã rất thành công trong năm 2008. Vậy thì tên tuổi nào sẽ thay thế Hana Yori Dango cho vị trí đứng đầu kết quả khảo sát lần này? Kênh 14 sẽ giúp bạn khám phá điều đó ngay bây giờ.

1. Nodame Cantabile

Nodame Cantabile trong hai năm trở lại đây chỉ cho ra mắt hai phiên bản truyền hình vào năm 2008. Thú vị là ở chỗ, đó chỉ là hai tập phim đặc biệt (Special Drama) có thời lượng ngắn như một movie nhưng được chiếu trên màn ảnh nhỏ. Ấy thế mà Nodame Cantabile vẫn hiên ngang về đầu trong bảng bình chọn lần này của Oricon. Điều đó chứng tỏ sức ảnh hưởng của bộ phim âm nhạc này là vô cùng lớn.









Nodame Cantabile là câu chuyện tình cảm của hai nhân vật Noda Megumi (Ueno Juri) Chiaki Shinichi (Tamaki Hiroshi), được đặt giữa niềm đam mê và khát vọng theo đuổi đỉnh cao của âm nhạc cổ điển cùng câu chuyện về những người bạn theo học tại trường nghệ thuật của hai người. Thứ âm nhạc "cao học" của Nodame Cantabile được trộn với không khí hài hước không thể nhịn cười của tuyến nhân vật đã mang đến cho người xem một tác phẩm tuyệt vời.





Phần một phiên bản điện ảnh của Nodame Cantabile vừa mới ra mắt vào cuối năm ngoái và cũng gặt hái được thành công đáng nể. Phim đứng hiên ngang ở vị trí thứ hai bảng xếp hạng doanh thu phòng vé Nhật Bản suốt 5 tuần liên tiếp, chỉ chịu xếp sau Avatar mà thôi.



2. ROOKIES

Ra mắt khán giả vào hè năm 2008, bộ phim truyền hình ROOKIES gặp vô vàn khó khăn khi 2 lần phim phải chiếu lùi tuần do trùng với những buổi tường thuật trực tiếp Thế vận hội Bắc Kinh diễn ra cùng thời điểm. Bên cạnh có, ROOKIES còn bị cạnh tranh dữ dội với Gokusen 3 – một bộ phim có đề tài gần tương tự nhưng lại sở hữu một dàn sao lớn cùng thành công của 2 phần Gokusen trước đó. Thực tế cho thấy là rating của ROOKIES chỉ bằng 2/3 so với con số ngất ngưởng trên 20% của Gokusen 3, vậy mà ấn tượng của bộ phim dành cho khán giả thì lại sâu đậm hơn hẳn. Vị trí thứ hai trong bảng khảo sát lần này của Oricon là một minh chứng cho điều đó.





Giữ theo nguyên bản truyện tranh, ROOKIES có môtíp quen thuộc vốn đã trở nên vô cùng ăn khách đối với khán giả Nhật Bản. Đó là câu chuyện về những học sinh có vấn đề cùng một ông thầy cũng… vấn đề không kém. Nhưng cũng chính từ đấy, trái tim và tâm huyết của người làm nghề giáo đã đưa những đứa trẻ bất thường trở lại với đúng tuổi trẻ của mình. ROOKIES ấn tượng hơn đối với khán giả là ở câu chuyện học đường gắn liền với bóng chày – một bộ môn thể thao được yêu thích vô cùng ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, ý tưởng biến ROOKIES trở thành một tác phẩm đặc biệt chính là hệ thống nhân vật ngố ơi là ngố từ trò cho đến… thầy. Đội bóng chày trong tác phẩm vì thế được mệnh danh là "quân đoàn ngốc xít"!!!





Thành công của ROOKIES phiên bản truyền hình đã kéo theo sự ra mắt của phim điện ảnh ROOKIES ~the graduation~ trong năm 2009 và trở thành nhà vô địch doanh thu phòng vé của năm.

3. Liar Game

Liar Game là một đại diện điển hình cho những bộ phim chuyển thể thành công khi nguyên tác truyện tranh vẫn chưa kết thúc. Mặc dù bộ truyện Liar Game mới chỉ phát hành được 11 tập và vẫn còn đang ra mắt khán giả, live-action của nó đã ra mắt thành công hai phiên bản truyền hình vào năm 2007 và 2009. Phiên bản điện ảnh của bộ phim này cũng mới công chiếu được vài tuần và vẫn còn đang tung hoành trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé.





Chuyện phim kể về cô nàng Kanzaki Nao (Toda Erika) thật thà cả tin và không bị đồng tiền làm cho bị lụy. Tuy nhiên, cô ấy lại bị lừa trở thành nạn nhân trong một trò chơi mà con người phải đánh lừa đối thủ cho bằng được. Nao có lẽ đã trở thành con nợ của người chủ trò chơi ấy nếu như không có sự giúp đỡ của một tên tội phạm cực kỳ đầu óc vừa mới được phóng thích Akiyama Shinichi (Matsuda Shota). Càng tiến sâu vào trong, những cuộc cân não của Liar Game càng trở nên khốc liệt. Bí mật về quá khứ của Shinichi dần dần được kẻ chủ trò hé lộ. Akiyama Shinichi mới là kẻ thật sự bị Liar Game coi là đối thủ.





Liar Game 2 ra mắt năm 2009 vừa qua còn có sự góp mặt của nữ diễn viên Kikuchi Rinko nổi tiếng với bộ phim Babel vốn được đề cử Oscar năm 2006.



4. Gokusen

Loạt phim chuyển thể từ manga học đường nổi tiếng Gokusen đã kết thúc sau bảy năm trời với 3 phiên bản màn ảnh nhỏ năm 2002, 2005 và 2008 cùng Gokusen: the Movie năm 2009. Loạt phim truyền hình Gokusen đã thu về những thành công vô cùng to lớn khi phần nào cũng nằm trong top những bộ phim truyền hình có tỉ suất bạn xem đài cao nhất.





Gokusen là câu chuyện về một nữ chủ mafia yêu nghiệp giáo - Yamaguchi Kumiko (Nakama Yukie). Đam mê của Kumiko là được gắn bó với sự nghiệp truyền dạy kiến thức và cả nhiệt tình tuổi trẻ cho lũ học trò, được gắn bó với những đứa trẻ thông minh sáng dạ và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, ông trời lại luôn "bất công" tống cổ Yankumi vào một lớp 3-D bất trị luôn bị gọi là "cặn bã" của xã hội. Không chịu khuất phục vì những trò quậy phá lên trời của học sinh, Kumiko đã dần dần cảm hóa chúng bằng một trái tim chân thành và đem lại niềm tin về tương lai cho lũ trẻ.



5. Hanazaki no Kimitachi E

Nghe cái tên phim dài và khó nhớ thế kia hẳn độc giả không ít người cảm thấy thật choáng váng và… lạ hoắc. Tuy nhiên, vị trí thứ 5 này không gì khác chính là Hana Kimi, một tác phẩm kinh điển với môtíp nhân vật nữ chính với can đảm cực kì đã giả nam và sống hòa đồng trong tập thể lớp, trải qua những kỉ niệm học đường đáng nhớ trước khi sự thật về thân phận bị lật tẩy.





Năm 2008, Hana Kimi chỉ cho ra mắt một tập phim đặc biệt dài hơn 70 phút là câu chuyện hồi tưởng của Sano Izumi (Oguri Shun)Nakatsu Shuichi (Ikuta Toma) về những ngày tháng trường học còn có bóng dáng của cô gái giả nam Ashiya Mizuki (Horikita Maki).





Phong cách hài hước đến chảy nước mắt của Hana Kimi vẫn được thể hiện trọn vẹn trong tập phim đặc biệt này và vị trí thứ 5 lần này là hoàn toàn xứng đáng khi tác phẩm này là cái tên đầu tiên trong bảng bình chọn không có một phiên bản điện ảnh ăn theo đó.


Hana Kimi là một drama vô cùng dễ thương.

Sau Hana Kimi, vị trí từ thứ 6 cho đến thứ 10 mà Oricon công bố thuộc về những tên tuổi cũng chẳng xa lạ gì với độc giả khi mà SushiF đã từng đề cập đến không ít trước đây.

Top 10 drama Nhật hấp dẫn nhất
được chuyển thể từ manga:

  1. Nodame Cantabile
  2. ROOKIES
  3. Liar Game
  4. Gokusen
  5. Hanazakari no Kimitachi e
  6. JIN
  7. Meichan no Shitsuji
  8. Tokumei Kakarichou: Tadano Hitoshi
  9. Honey and Clover
  10. Bloody Monday