Phim ảnh thời hoàng kim của quảng cáo

TGĐA online, Theo 00:00 05/01/2010

Giờ đây, một bộ phim dù hay hoặc dở không quan trọng bằng sức hút mà nó đem lại. Thành công của nó đồng nghĩa với thành công của một chiến dịch quảng cáo rầm rộ.<img src='/Images/EmoticonOng/04.png'>

Chỉ mới một vài năm trước đây, khi mà những người quảng cáo cho một bộ phim vẫn đang đau đầu khi phải suy nghĩ về vấn đề: Làm thế nào để sản phẩm của mình gây ấn tượng nhất? Và một câu hỏi rất cơ bản được đặt ra: Chúng ta sẽ chi bao nhiêu cho quảng cáo trên truyền hình? Và phần còn lại thì chi cho cái gì: báo chí hay các bảng hiệu quảng cáo?



Hiện nay, các nhà quảng cáo vẫn xây dựng chiến lược của họ xung quanh truyền hình, thế nhưng các phương tiện thông tin khác thì đã có sự thay đổi. Trong khi các hãng tìm đủ mọi cách để cắt giảm chi phí, giảm lương cho nhân viên, giảm số lượng phim sản xuất,  họ "cân đo đong đếm" mọi khoản chi. Thế nhưng số tiền chi cho quảng cáo thì thậm chí không sụt giảm mà còn tăng lên.

Sự thay đổi giữa báo mạng và báo giấy

Nếu như một hãng phim nghĩ rằng "bộ phim này có cơ hội thu về 150 triệu đô la ở thị trường Bắc Mỹ", vậy thì số tiền bỏ ra cho một chiến lược quảng bá toàn cầu của bộ phim sẽ vào khoảng 100 triệu đô. Còn nếu ít hơn, khoảng 50 triệu đô, thì số tiền bỏ ra cũng vào khoảng 30-40 triệu đô la.

Trong hai quý đầu năm, hơn 1,7 tỉ đô la đã được sử dụng để quảng cáo cho những "bom tấn" sắp ra mắt, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù năm nay là năm suy thoái về kinh thế. Thông tin này được cung cấp bởi Nielsen Monitor-Plus.


Empire Online, một trang báo mạng nổi tiếng về phim ảnh

Truyền hình và Radio vẫn là nơi mà số tiền được đổ vào nhiều nhất, chiếm khoang 60-70% số tiền mà hãng sản xuất sẽ chi ra cho công tác quảng cáo. Bên cạnh đó, thông tin về bộ phim sẽ được cập nhật liên tục từ trang mạng Facebook, truyền hình, Internet. Hơn bao giờ hết, các hãng phim đang quảng bá sản phẩm của mình với một quy mô vô cùng rộng lớn khi mà khán giả của họ có thể trực tiếp xem những thông tin, trích đoạn về một bộ phim ở mọi lúc mọi nơi với Internet.



Rõ ràng số tiền để các hãng phim chi vào những trang báo điện tử, những website, facebook sẽ ngày càng tăng. Thế nhưng một điều bất ngờ là con số này không hề tăng quá cao. Trong năm 2002, con số này là 1% tổng số tiền cho một bộ phim được chi cho quảng cáo trên mạng. Một vài năm sau, con số này tăng lên 4,4% theo báo cáo từ năm 2007 của MPAA ( Hiệp hội phim Mỹ). Ngày nay, 8-12% số tiền markerting cho phim được chi cho quảng cáo trên internet. Lấy ví dụ với bộ phim Avatar, được đánh giá là bộ phim có giá trị nhất trong năm 2009 của hãng 20th New Century Fox. 10% trong số tiền 250 triệu đô la được chi cho quảng cáo trên các website trong khi họ chỉ mua đúng một trang quảng cáo trên hai tờ Los Angeles Times và New York Times để quảng cáo cho phim trong ngày ra mắt. Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của những tờ báo mạng và hiệu quả mà nó mang về so với báo giấy.


Tờ New York Times

Cũng tương tự, Paramount mùa nè năm nay cũng chỉ mua đúng hai trang báo quảng cáo với bom tấn Transformer 2 và bộ phim vẫn thu về 200 triệu đô la sau 5 ngày công chiếu đầu tiên. Rõ ràng sự ảnh hưởng của những tờ báo lớn tại các thành phố lớn hiện không còn được đa dạng và phù hợp với tầng lớp khán giả đến rạp nữa. Chỉ nhìn lại một vài năm trước đây, khi mà một bộ phim ra mắt sẽ kéo theo một vài bài giới thiệu của ngày Chủ nhật, sau đó là ngày công chiếu, một hoặc hai lần mỗi tuần cho vài tuần tiếp theo. Đặc biệt ngày thứ 6 thì "chi chít" quảng cáo phim trên mặt báo. Giờ đây, số lượng quảng cáo phim trên mặt áo dần ít đi khi các nhà quảng cáo đánh giá hiệu quả thu hút của nó so với số tiền bỏ ra là khoảng 95 ngàn đô la cho một trang. Dù vậy, đối với một vài bộ phim hướng đến tầng lớp khán giả "trưởng thành" vẫn tiếp tục sử dụng phương thức quảng cáo này điển nhìn như The Lovely Bones Fantastic Mr.Fox ra mắt năm nay.


Những biển quảng cáo kiểu này giờ đã ít dần đi

Bên cạnh đó, một hình thức quảng cáo truyền thống khác là các bảng quảng cáo ngoài trời cũng đang ít dần đi để dành ưu thế cho những chiến dịch quảng cáo online. Năm nay hãng Sony vẫn dành 8-12% tiền đầu tư cho những tấm áp phích ngoài trời trong khi những năm trước số tiền này lên tới 20%.

Thị trường hải ngoại là một điểm đến mới


Đoàn làm phim Star Trek trong lễ ra mắt phim tại Anh

Và hơn bao giờ hết, các hãng phim đã bắt đầu nhìn thấy sự thành công với những chiến dịch quảng bá ở nước ngoài. Điển hình như với bộ phim Star Trek, hãng Paramount nhận thấy sự yêu thích của các fan nước ngoài đối với bộ phim, và thế là họ sẽ không bao giờ bỏ qua những khán giả này. Một chiến dịch được tung ra, đoàn làm phim đi khắp các quốc gia như Úc, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, New Zealand để gặp gỡ khán giả, trả lời phỏng vấn báo chí tại quốc gia đó. Đạo diễn Abrams thậm chí còn tới Kuwait để chiếu phim cho quân đội Mỹ. Ngoài ra ở các nước như Đức, Anh, Pháp thì "cơn sóng" của Star Trek còn mạnh mẽ hơn rất nhiều. Và với công sức bỏ ra, Star Trek thu về 127,7 triệu đô la doanh thu tại hải ngoại và được đánh giá như một thành công lớn (bên cạnh đó tại thị trường Bắc Mỹ bộ phim thu về 257,3 triệu đô la). Khác với Paramount, Warner Bros. cũng có tham vọng tại thị trường quốc tế, mang The Hangover đến với thế giới, thế nhưng hãng vấp phải một khó khăn khác. Đó là: The Hangover thuộc thể loại hài Mỹ và không hề có nhiều fan hâm mộ như Star Trek. Một chiến dịch được đặt ra, kế hoạch là "làm theo y hệt những gì Paramount đã làm với Star Trek". Warners tổ chức những màn trình chiếu, sự kiện cho Hangover tại rất nhiều địa điểm mà Star Trek đã đi qua. Và The Hangover đã trở thành bộ phim hài R-Rated (dành cho người lớn) thành công nhất tại quốc tế về mặt doanh thu.

Truyền hình vẫn luôn là một "đích đến" hoàn hảo

Quay trở lại Mỹ và đến với chiến dịch quảng cáo trên truyền hình, một phương pháp được đánh giá là "Tốn kém nhưng gây chú ý hơn hẳn những gì internet và báo chí mang lại".


Paranormal Activity, một hiện tượng của năm

Trước đó, chúng ta phải đến với một trong ba bộ phim của năm 2009 đã "leo lên một vị trí không tưởng" bao gồm và Paranormal Activity, District 9The Hangover với một chiến lược quảng bá đầy sáng tạo với dự án quảng bá theo kiểu lan truyền. Với Paranormal Activity, một bộ phim kinh dị có chi phí rất nhỏ là 15 ngàn đô la ( thấp hơn kinh phí cho một bộ phim ở Việt Nam). DreamWorks đã chi một số tiền là 350 ngàn đô la cho công tác quảng cáo bao gồm những suất chiếu nửa đêm và khuyến khích các fan tham gia một chương trình ủng hộ với 1 triệu lời yêu cầu trên một trang web tên là Eventful. Với tiêu chí "Bạn đề nghị nó", các fan sẽ là người trực tiếp quảng bá bộ phim. Và thành công bất ngờ với danh thu không tưởng 104,2 triệu đô la cho Paranormal Activity là một bài học sáng giá cho các nhà sản xuất.

"Có rất nhiều cách để quảng cáo cho một bộ phim, một khán giả đi xem phim sau đó về kể cho rất nhiều người về nó, họ viết blog, tweet (viết một lời nhắn trên trang Twitter) về nó!" - một khán giả của Paranormal Activity cho biết.


Dù vậy, cách thức phổ biến nhất để quảng cáo vẫn là chiếu trên truyền hình.

Chương trình tivi đêm thứ 5 thường xuyên trở thành một "ốc đảo tươi mát" cho quảng cáo phim bởi thường thì các bộ phim tại Mỹ ra mắt vào thứ 6. Một vài chương trình ăn khách trên các đài truyền hình vào tối thứ 5 như The Office30 Rock của NBC, CSI trên CBS trở thành một "đích nhắm" cho tất cả những bộ phim cần ra mắt vào ngày thứ 6.

Trong cách ngày thường đặc biệt là các chương trình thực tế, thể thao giá để xuất hiện là không hề thấp. Theo thông tin từ AdAge, để quảng cáo trong khi chiếu chương trình American Idol phải bỏ ra 360-490 ngàn cho 30 giây. Với hai bộ phim truyền hình ăn khách là Grey's Anatomy là 240 ngàn và Những bà nội trợ kiểu Mỹ là 228 ngàn.

Và với những gì bỏ ra cho công tác quảng cáo, Hollywood vẫn là một mảnh đất vô cùng "phì nhiêu" khi cả thế giới đang lâm vào khủng hoảng và suy thoái về kinh tế, các nhà làm phim vẫn bỏ túi 10 tỉ đô la trong năm 2009 này.