Những siêu phẩm chuyển thể từ truyện tranh Nhật Bản

Mèo 3 Chân, Theo 10:04 24/07/2011

Bật mí câu chuyện mà bạn có thể chưa từng biết đâu nhé!

Nhân câu chuyện nhiều manga đình đám được chuyển thể trong mùa chiếu tới, Oricon - hãng danh tiếng với các hệ thống bình chọn từ online đến offline - lại tiếp tục chủ đề ăn khách về các bộ live-action. Một cuộc bình chọn quy mô đã được tổ chức trên toàn Nhật Bản từ 24/6 đến 30/6. Với 4 nhóm tuổi: teen, 20+, 30+ và 40+, kết quả tổng hợp mang đến nhiều thú vị cho người xem. Chúng mình hãy cùng điểm danh những siêu phẩm chuyển thể từ truyện tranh Nhật Bản thành công nhất từ trước đến giờ nhé.

1. Nodame Cantabile



Với những khán giả chỉ theo dõi drama Nhật thì khó lòng hiểu tại sao Nodame Cantabile lại có thể vượt mặt hàng loạt những bom tấn chuyển thể khác như Hana Yori Dango, Hana Kimi… Tuy nhiên, thành công của câu chuyện hài nhưng đầy “bác học” này đánh dấu bởi chiến tích của 2 phiên bản chiếu rạp: Nodame Cantabile The Movie III, ra mắt vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010. Cả hai phần phim này đều oanh tạc không ngừng nghỉ trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé Nhật Bản trong những tuần ra mắt.



Nguyên tác truyện tranh Nodame Cantabile của nữ họa sĩ Ninomiya Tomoko ra mắt khán giả lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2001. Bộ truyện đã nhanh chóng chinh phục trái tim của hàng triệu khán giả trên toàn thế giới, kéo theo đó là các phiên bản anime, phiên bản phim truyền hình năm 2006 và 2008.





Câu chuyện hài hước xoay quanh cô nàng thiên tài piano Noda Megumi siêu hậu đậu và… ở bẩn, cùng tài năng nhạc trưởng Chiaki Shinichi, vẽ nên một thế giới sôi sục đam mê và tình yêu trong khuôn viên trường nhạc. Có lẽ không nhiều người biết rằng nhân vật Noda Megumi là con người có thật mà ở thời điểm nguyên tác manga được phát hành, cô chính là một nữ sinh học viện âm nhạc. Giờ đây Nodame ngoài đời đang làm giáo viên dạy piano tại Fukuoka. Có điều, chàng Chiaki cưa đổ trái tim các cô gái có tồn tại hay không thì chẳng ai có thể kiểm chứng được.

  

 
2. Hana Yori Dango


Hana Yori Dango: Final (2008)
 
Đứng thứ 2 trong bảng bình chọn lần này là Hana Yori Dango, một tựa phim đã quá đỗi quen thuộc với khán giả Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Bạn sẽ phải bất ngờ khi chúng tớ kể ra ở đây những sản phẩm ăn theo nguyên tác truyện tranh Con nhà giàu của nữ mangaka Kamio Yoko này đấy nhé!



Hana Yori Dango 1995 và nàng Tsukushi tóc ngắn rất "ngầu"

Phiên bản chuyển thể đầu tiên là một movie năm 1995 của Nhật, với "nàng Cỏ" tóc ngắn cá tính đến choáng váng. Hai năm tiếp sau đó, anime của Hana Yori Dango ra mắt khán giả. Vườn Sao Băng 12 của Đài Loan ra mắt khán giả năm 2001, 2002 chính là sản phẩm kế tiếp. Phần phụ ăn theo là Meteor Rain với F4 xứ Đài cũng được tính là một phiên bản chuyển thể của Hana Yori Dango đấy nhé.

Hana Yori Dango 2005 và 2007

Nức danh nhất thì phải kể đến 2 phiên bản truyền hình Hana Yori Dango của Nhật Bản ra mắt năm 2005 và 2007. Phim kết thúc bằng đám cưới đầy sóng gió của "chàng Xoăn" và "nàng Cỏ" trong Hana Yori Dango: Final năm 2008. Kế đó, bộ phim gây nhiều tranh cãi Boys Over Flowers của xứ kim chi tiếp tục nổi đình đám, mang đến cả một mớ fan cũng như anti-fan cho dàn diễn viên trong phim.




Có một chuyện thú vị về cái tên Hana Yori Dango mà các fan có lẽ chưa từng để ý đến. Trong tiếng Nhật, cái tên phim kể trên là một trò chơi chữ. Trong tiếng Nhật cổ, Hana Yori Dango có nghĩa là Dumplings Over Flowers (Bánh bao vượt mặt hoa đẹp). Thành ngữ này liên quan đến lễ hội hoa tại xứ phù tang (Hanami), nhằm ám chỉ những người thay vì thưởng hoa đẹp lại "cắm mặt" vào khía cạnh thực dụng hơn của lễ hội là… ăn cho đã cái bụng và mua cho đầy quà lưu niệm.


Những chàng trai đẹp của F4 liệu có phải là “bánh bao” không nhỉ?

3. JIN



Phải nói rằng, JIN là một drama "phi thường" khi là tác phẩm lấy bối cảnh lịch sử “khó hiểu chết mù” lại vẫn chinh phục trái tim của khán giả ở mọi lứa tuổi. Điều thú vị ở bộ phim này đó chính là câu chuyện dịch chuyển thời gian. Bác sĩ phẫu thuật Minakata Jin sau một cơn bất tỉnh tại bệnh viện lại thấy mình thức dậy ở thời Edo. Anh ta sẽ hành nghề như thế nào ở cái thời chẳng có một công cụ chữa bệnh nào ra hồn? Anh phải học cách sống trong văn hóa của quá khứ ra làm sao? Làm thế nào để Jin về lại được với hiện tại?


Không so sánh với những series dài hơi của đài truyền hình trung ương Nhật Bản NHK (tức dòng phim taiga chiếu trong cả 1 năm trời), JIN tạo nên một kỳ tích phim cổ trang cho kiểu phim renzoku (có độ dài từ 8 đến 12 tập và chiếu trọn trong 1 mùa chiếu).


Rating trung bình cho phần 1 của JIN ra mắt năm 2009 là 19%, cùng với đó là 7 giải thưởng Hàn lâm Truyền hình bao gồm toàn bộ giải thưởng quan trọng nhất: Phim xuất sắc nhất, Nam chính xuất sắc nhất (Osawa Takao), Nam phụ xuất sắc nhất (Uchino Masaaki), Nữ phụ xuất sắc nhất (Ayase Haruka), Kịch bản hay nhất (Morishita Yoshiko), Đạo diễn tài năng nhất (Hirakawa Yuichiro, Yamamuro Daisuke, Kawashima Ryutaro), Ca khúc nhạc phim hay nhất (Aitakute Ima trình bày bởi MISIA).



Phần tiếp theo của bộ phim – JIN 2 – mới chỉ vừa kết thúc vào 26/6 vừa qua. Rating của phim đã leo hạng lên 20.6%, một con số quá khủng cho phim truyền hình Nhật Bản hiện tại.

Kindaichi Shonen no Jikenbo 1996 và 2001

Jidai (Arashi) - ca khúc nhạc phim của chàng "Kindaichi" Matsumoto Jun

Về đích ở vị trí thứ 4 của bảng bình chọn là một manga khá quen thuộc với độc giả Việt Nam – Thám tử Kindaichi. Điều thú vị nhất ở series phim truyền hình "siêu cũ" Kindaichi Case Files là ở ý: "các" chàng thám tử Kindaichi, phần phim nào cũng là gà nhà Johnny's Entertainment. Đó là Domoto Tsuyoshi (1995, 1996, 1997), Matsumoto Jun (2001), Kamenashi Kazuya (2005).

ROOKIES

Vị trí số 5 bị chiếm lĩnh bởi đoàn quân đầu gấu và ngốc xít, từ thầy đến trò, trong ROOKIES. Phiên bản màn ảnh rộng của tác phẩm này hiện đang giữ kỷ lục là phim chuyển thể có tuần lễ ra mắt thành công nhất từ trước đến nay. Còn tính trong năm 2009 công chiếu ROOKIES ~Sotsugyou~, bộ phim này chỉ chịu thua một kiệt tác duy nhất là AVATAR trên Top Box Office tại đảo quốc mặt trời mọc.

Kiseki (GReeeeN) - ca khúc nhạc phim ROOKIES đã từng ghi danh vào kỷ lục Guinness

Nửa sau của top 10 thuộc về những tên tuổi vừa lạ vừa quen: Gokusen, Dr. Koto’s Clinic, Umizaru, GTOTokyo Love Story.