Chuyện uống trà đậm: người say trà xây xẩm, người khen trà "xịn", sự thật là thế nào?

Trà My, Theo Trí Thức Trẻ 23:45 22/01/2019

Có người nói rằng trà “rởm” sẽ khiến bạn say, có người lại nói rằng trà mà không đậm thì không phải trà “xịn”, nhưng sự thật thì…

Gần 1 tuần nay, khắp các hội ăn uống đều xôn xao chuyện Phúc Long ra Hà Nội. Và đồng hành với việc người ta chen nhau muốn "ná thở" để cầm được cốc đồ uống trong tay thì phải đi đọc review. Song, ngoài những thông tin cơ bản như chất lượng đồ uống, dịch vụ thì chúng ta còn vô tình chứng kiến một cuộc tranh luận về vị trà đậm đặc gây cảm giác "say", choáng nhẹ của Phúc Long, chia làm hai phe cho rằng đây là "trà rởm" hay "trà xịn":

Hỏi thế gian trà sữa Phúc Long là gì mà làm không ít con dân Hà Nội "say" xây xẩm mặt mày…

Chuyện uống trà đậm: người say trà xây xẩm, người khen trà xịn, sự thật là thế nào? - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Youtube.

... nhưng cũng khiến nhiều người thích đến nghiện, thậm chí còn kiến nghị Phúc Long làm trà đậm, đậm nữa, đậm mãi vào!

Chuyện uống trà đậm: người say trà xây xẩm, người khen trà xịn, sự thật là thế nào? - Ảnh 2.
Chuyện uống trà đậm: người say trà xây xẩm, người khen trà xịn, sự thật là thế nào? - Ảnh 3.
Chuyện uống trà đậm: người say trà xây xẩm, người khen trà xịn, sự thật là thế nào? - Ảnh 4.

Trước cuộc tranh luận chia ra làm hai hướng này, câu hỏi đặt ra ở đây là: trà khiến người ta dễ say có "rởm"? Hoặc trà càng "đậm" thì càng "xịn" có phải nhận định đúng hay không? Thực chất, khoa học đã có câu trả lời cho cuộc tranh luận này từ lâu. Chất lượng trà không hoàn toàn phụ thuộc vào độ đậm nhạt, mà còn nhiều yếu tố khác

Tại sao trà gây say?

Chuyện uống trà đậm: người say trà xây xẩm, người khen trà xịn, sự thật là thế nào? - Ảnh 5.

Chúng ta vẫn thường cho rằng trà gây say vì trà "đậm", độ nguyên chất cao, từ đó suy ra trà tinh khiết, không pha và… chất lượng hơn. Sự thật chứng minh, cảm giác say trà đến từ Caffeine và L-theanine, hai chất… chả liên quan gì mấy đến hương vị, giá trị dinh dưỡng lẫn nguồn gốc từ trà.

Hai chất này tác động đến thần kinh tạo cảm giác hưng phấn, thèm muốn, càng uống càng thấy "thấm" đặc trưng ở các loại trà châu Á. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa nồng độ Caffeine và L-theanine với hương vị, nguồn gốc của trà. Trên thực tế, có rất nhiều loại trà cao cấp có cực ít hai chất gây say này, thường được sử dụng trong các tiệc trà chiều nhằm tránh mất ngủ, ví dụ như các giống trà đen. 

Chuyện trà đậm hay nhạt, say hay không, tùy thuộc vào giống đặc trưng của trà lẫn mức độ hấp thu của từng cơ thể mỗi người. Vì vậy, khó có thể kết luận trà "rởm" hay "xịn" từ những yếu tố chủ quan như thế. 

Muốn uống trà sữa như một quý tộc? Hãy nhớ từ điển này!

Chuyện uống trà đậm: người say trà xây xẩm, người khen trà xịn, sự thật là thế nào? - Ảnh 6.

Để hiểu thế giới tinh hoa và phức tạp của trà, bạn có thể mất cả đời. Nhưng để nhận biết một ly trà sữa "sạch" không pha phẩm màu hay hóa chất, thì hãy ghi nhớ những điều sau:

"Tiền chát hậu ngọt"

Khi mới uống, bạn sẽ cảm nhận ngay vị chát đắng, thơm nhẹ ở đầu lưỡi, một lúc sau mới cảm nhận được cái ngọt và êm nhẹ trong cổ họng. Vị ngọt này thể hiện chất dinh dưỡng của chè, đặc biệt là chất tanin - hàm lượng chất này càng cao thì càng chứng tỏ chè có phẩm chất tốt. Một biểu hiện khác của hàm lượng tannin cao là khi uống xong, sẽ có cảm giác sạch miệng và hơi rít răng. Đó cũng là lí do ông bà ta vẫn có thói quen "rửa miệng bằng trà" khi ăn cơm xong.

Chuyện uống trà đậm: người say trà xây xẩm, người khen trà xịn, sự thật là thế nào? - Ảnh 7.

Với loại trà mà bạn cảm nhận vị ngọt rõ rệt ở đầu lưỡi ngay khi uống, hãy cẩn thận vì nó có thể pha nhiều mì chính và cam thảo. 

Trong, trong và trong

Trà sạch là trà không pha tạp chất, bụi bẩn. Điều đơn giản này có thể nhận biết bằng cách nhìn màu và chất trà. Màu xanh hoặc vàng tự nhiên, trong, không quá "giả" hay rực như nhuộm từ phẩm màu. Khi uống, bạn cũng đừng quên cảm nhận chất trà. Nếu không có cảm giác lợn cợn, uống xong đáy cốc không đọng tạp chất, thì trà tương đối tinh khiết và không bị pha hóa chất nhiều.

Tạm kết:

Trà ngon hay không, còn tùy thuộc vào cảm nhận chủ quan lẫn thể chất của mỗi người. Đứng trước thế giới trà sữa mênh mông đang mời gọi, chí ít hãy làm một người tiêu dung thông minh, chọn nhãn hiệu đảm bảo để tránh các sản phẩm chứa hóa học. Còn lại, hãy thoải mái mà thưởng thức loại thức uống tuyệt vời này thôi!