Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình "tứ đại đồng đường" ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi

Minh Nhân, Theo Trí Thức Trẻ 14:51 03/02/2019

Cũng giống nhiều gia đình Tràng An xưa, nhà cụ Quỳ chuẩn bị Tết rất cầu kì và đòi hỏi sự tỉ mẩn. Bắt đầu từ 15 tháng Chạp, phụ nữ trong nhà lại rủ nhau dọn dẹp nhà cửa, đi chợ hoa Hàng Lược. Một cái Tết đủ đầy trong trí nhớ có phần vơi bớt của cụ, chỉ cần có bánh chưng và cành đào là trọn vẹn.

Ở Hà Nội có những căn nhà có tuổi đời thậm chí còn hơn cả chủ nhân của nó. Con phố Nguyễn Khuyến (quận Hoàn Kiếm) những ngày cận Tết nắng dịu nhẹ đến độ người ta lầm tưởng là đầu hè. Không khí Tết ngập tràn qua từng tán lá, kẽ cửa. Nơi đây có một căn nhà "lùi" vào phía trong khoảng vài mét so với những dãy nhà còn lại. Đằng sau cánh cửa gỗ in hằn dấu tích thời gian là một câu chuyện dài về gia đình 4 thế hệ Tràng An xưa. 

Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi - Ảnh 1.

Gia đình 4 thế hệ "tứ đại đồng đường" của cụ Quỳ.

Con cháu thay nhau gìn giữ căn nhà cổ 100 năm tuổi

Căn nhà cổ hơn 100 năm tuổi của gia đình cụ Lê Thị Quỳ (90 tuổi) rộng khoảng 200m2, được xây dựng từ thời Pháp. Nhà mái ngói mát rượi, yên tĩnh và đầm ấm nằm lọt thỏm giữ khu phố cao tầng hiện đại. Mặc dù căn nhà đã cũ và cổ xưa, nhưng họ không muốn phá bỏ để dựng nên một khu bề thế khác. Ngược lại, con cháu cụ Quỳ đều cố gắng gìn giữ, từ những ngóc ngách nhỏ nhất, như một nhân chứng của bao thăng trầm, niềm vui mà hơn 20 thành viên cùng nhau trải qua.

Cụ Quỳ có tất cả 6 người con, 5 trai, 1 gái. Tất cả đều đã trưởng thành, lập gia đình và có địa vị nhất định trong xã hội. Người con trai cả cách cụ 20 tuổi, xuân này cũng ngót nghét 70, nguyên là Cán bộ nghiên cứu Viện nghiên cứu Đông Nam Á. Cô con gái duy nhất năm nay 66 tuổi, nguyên là cán bộ Hội nhà Báo Việt Nam. Con trai thứ tư, nguyên là cán bộ trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Con trai thứ 5 và thứ 6 đều là doanh nhân, kinh doanh bên ngoài.

Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi - Ảnh 2.

Căn nhà thời Pháp in hằn dấu chân thời gian.

Mọi ngóc ngách trong nhà đều mang dáng vẻ cũ kỹ.

Người xưa có câu "phúc đức tại mẫu", gia đình "tứ đại đồng đường" vẫn duy trì sự gắn kết, bền chặt cùng nét văn hoá cổ truyền xưa. Ở đó, cụ Quỳ - người phụ nữ Tràng An xưa với vẻ đẹp dịu dàng, cốt cách thanh tao, làm người giữ lửa. 

"Gia đình 4 thế hệ, 4 cách nghĩ khác nhau nhưng sống chan hoà âu cũng bởi sẵn có truyền thống từ ngàn đời", cụ Quỳ nói. 

Ngày xưa, gia đình sống tập trung, 20 người chia nhau 200m2 sống hoà thuận. Dù có ít nhiều bất tiện nhưng đều được "hoá giải" nhờ sự nhường nhịn, thấu hiểu nhau. Vì hoàn cảnh công việc, hiện giờ chỉ còn gia đình người con trai thứ 2 sống cùng cụ Quỳ. Dịp lễ Tết, cửa nhà lại mở rộng, con cháu nhất tề tìm về cội nguồn, quây quần bên mâm cơm, cùng hàn huyên chuyện xưa cũ.

Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi - Ảnh 4.

Cụ Quỳ năm nay đã 90 tuổi.

40 năm cùng nhau chuẩn bị đón Tết từ 15 tháng Chạp

Cũng giống nhiều gia đình Tràng An xưa, nhà cụ Quỳ chuẩn bị Tết rất cầu kì và đòi hỏi sự tỉ mẩn. Bắt đầu từ 15 tháng Chạp, phụ nữ trong nhà lại rủ nhau dọn dẹp nhà cửa, đi chợ hoa Hàng Lược, ghé siêu thị mua đồ dùng thiết yếu. Một cái Tết đủ đầy trong trí nhớ có phần vơi bớt của cụ Quỳ, chỉ cần có bánh chưng và cành đào là trọn vẹn!

"Tôi chờ con chờ cháu về chơi Tết, để kể cho chúng nghe, "Ngày xưa Tết tao cũng thế này, thế kia". Chúng nó phải biết để rồi gìn giữ cho những năm sau", cụ nói chậm rãi, chốc chốc nhớ lại. Tết của ngày xưa, cụ hay nhảy đi chơi cùng lũ bạn. Lớn lên một chút, cụ Quỳ xếp hàng tại cửa hàng tem phiếu chờ mua mấy lạng thịt lợn về gói bánh chưng. Đợi lâu, có khi hết hàng, hoặc lại đúng giờ ra về, sáng hôm sau lại tiếp tục đợi. Thế mới nói, bánh chưng của ngày xưa hiếm và giá trị đến nhường nào.

Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi - Ảnh 5.

Con dâu cụ Quỳ đi chợ hoa, mua về chậu quất bé xinh.

Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi - Ảnh 6.

Đêm tất niên, căn nhà 100 năm tuổi của Cụ lại tràn ngập tiếng cười nói.

Có lẽ, tuyệt vời nhất là giây phút cả gia đình cùng ngồi trông nồi bánh chưng đêm 30 Tết. Có người rộn ràng, có người bình tĩnh. Cụ Quỳ tự nhận mình là người bình tĩnh, lẳng lặng nhìn năm tháng khẽ lướt qua đời mình. Ngót nghét cũng đã 90 mùa xuân.

"Dù ngoài kia hiện đại thế nào thì đằng sau cánh cửa nhà vẫn duy trì nề nếp truyền thống. Mọi thứ có thể đổi thay nhưng nhà tôi vẫn thế. Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi. Tôi trân quý những phút giây đoàn viên. Đến bây giờ, con dâu trong nhà vẫn phải tự tay gói bánh chưng, làm mâm cỗ cúng. Đó là niềm vui được chăm sóc, vun vén cho gia đình dịp đầu năm".

Vào những ngày cận Tết, gia đình "tứ đại đồng đường" luôn dành thời gian đi tảo mộ gia tiên. Đêm giao thừa được coi là thời khắc thiêng liêng nhất. Bởi đây là thời điểm cụ Quỳ đại diện cả nhà để chuẩn bị mâm cỗ cúng ngoài trời và mời tổ tiên, thần linh về ăn Tết. 3 ngày đầu năm mới, tất cả 6 gia đình đều tụ họp đông đủ, cùng nấu ăn, ngồi chung mâm. 

40 năm gắng sức gìn giữ Tết truyền thống, thành ra bao giờ cũng thế, đến hẹn lại lên, những ngày Tết nhà cụ Quỳ ngập tràn tiếng cười nói của hơn 20 thành viên. Khi ấy, bao nhiêu muộn phiền, vất vả của năm qua bỗng nhiên tan biến, chừa lại mỗi niềm vui và sự đoàn tụ. Người ngoài nhìn vào nhà cụ Quỳ, thỉnh thoảng chép miệng: "Nhà đông quá, cứ nghĩ tới Tết là cực". Nhưng con cái dâu rể nhà cụ không bao giờ có ý nghĩ đó. Với họ, Tết là truyền thống, là quy luật không thể chối bỏ. 

Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi - Ảnh 7.

Mâm cỗ cúng do chính tay cụ Quỳ chuẩn bị hằng năm.

Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi - Ảnh 8.

Đằng sau cánh cửa như tách biệt gia đình cụ Quỳ với nhịp sống hối hả.

Chuyện trong căn nhà cổ 100 năm tuổi của gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội: Một năm chỉ có vài ngày Tết, rồi con cháu lại vội vàng rời đi - Ảnh 9.

Kể về Tết xưa, cụ Quỳ vui lắm!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày