Những ngày cuối năm, dường như ai cũng tất bật và bận rộn hơn bình thường. Trong guồng quay hối hả của cuộc sống, dù người vào Nam ra Bắc, người lại ở tận nước ngoài, thế nhưng ai cũng có chung một ước muốn: được trở về với gia đình, người thân...

Tết năm nay đến sớm nên người ta cảm thấy cái gì cũng vội. Hết lo cho ngày ông Công ông Táo lại lo sắm sửa, hôm nay đã là 30 rồi mà mọi thứ vẫn ngổn ngang quá! Những người trẻ như tôi, ai ai cũng bù đầu trong công việc, phải sắp xếp xong xuôi mọi thứ mới yên tâm được. Tôi cứ chìm trong cái guồng quay ấy từ sáng đến tối. Mãi tận khi có đứa bạn í ới bảo sắp xếp lịch đi ăn tất niên với team thì mới chợt nhớ ra: Tết đến nơi rồi đấy!

img
img
img

Chuyện trò bên nồi lẩu: chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nét văn hóa đoàn viên - Ảnh 2.

Ăn gì, ở đâu, khi nào? Lại một loạt câu hỏi quen thuộc mỗi khi cả lũ định tụ tập. Một bữa ăn sum vầy, không chỉ cần ăn ngon mà còn rất cần không khí quây quần. Cả năm đã tất bật thế rồi, nên vào dịp tất niên thế này, tôi mong chờ lắm một bữa ăn thật đầm ấm, vui vẻ…

Có nhiều lựa chọn cho một bữa ăn sum họp, nhưng không biết từ bao giờ, cứ nhắc đến đi ăn đông đông người một chút là ai cũng nghĩ ngay đến lẩu. Nồi nước dùng hai ngăn sôi sùng sục, một bên mang vị thanh nhẹ, một bên lại cay tê tái, xung quanh phong phú các loại thịt, rau, nấm… Ai cũng có thể chọn được món ăn mình thích, nhúng vào ngăn nước thơm hương gia vị. Mọi người gác lại công việc, ngồi bên nhau thành vòng tròn trên một bàn, ăn chung một nồi, ôn lại câu chuyện năm cũ, vẽ những dự định cho tương lai. Đó là cảm giác gắn kết, đầm ấm mà dường như chỉ có lẩu mới mang lại được.

Chuyện trò bên nồi lẩu: chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nét văn hóa đoàn viên - Ảnh 3.

Có người nói lẩu xuất phát từ phía Bắc Trung Quốc. Một số lại cho rằng những kỵ binh Mông Cổ sáng tạo ra cách ăn này trên đường chinh chiến. 

 Nhưng dù ở đâu, lẩu vẫn thật hấp dẫn bởi sự đa dạng, dễ tùy biến để tất cả thành viên đều vui vẻ thưởng thức, và đặc biệt nhất, nó mang ý nghĩa đủ đầy, đoàn viên đậm nét truyền thống Á Đông. 

 Cứ như vậy, chẳng rõ từ bao giờ lẩu đã trở thành món không thể thiếu trong những bữa tiệc sum họp của các gia đình Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan hay Việt Nam… Dù bất kỳ mùa nào, thời gian nào, cứ tụ tập cùng nhau, người ta nghĩ ngay về món lẩu với chiếc nồi tròn ấm nóng, xung quanh là đủ đầy món ăn.

Tôi có cô bạn du học tận bên Hà Lan, mỗi lần về nhà, tranh thủ gặp gỡ đám bạn cũ đều đòi đi ăn lẩu, mà nhất định phải là lẩu Mala Đài Loan với hương vị cay nồng tê tê. Ở bên trời Âu, suốt ngày ăn đồ nguội nên cô bạn càng thèm ăn lẩu, chưa kể đến cảm giác thích thú khi được ngồi ăn lẩu cùng với bạn bè, kể lại cuộc sống nơi xứ người. Sống xa nhà thế, chỉ cần được bạn gắp cho miếng thịt, nhúng cho mấy cây nấm ngọn rau thôi cũng hạnh phúc lắm rồi.

Chuyện trò bên nồi lẩu: chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nét văn hóa đoàn viên - Ảnh 4.

Tôi còn nhớ hồi nhỏ, cứ đến những ngày cuối năm thì mẹ chính là người vất vả nhất, luôn tay luôn chân dọn dẹp và sắm sửa đồ Tết, rồi còn phải lo làm chuẩn bị tất niên nữa. Để cả nhà có một bữa cơm sum vầy đúng nghĩa, mẹ phải chuẩn bị đi chợ từ sớm để chọn được đồ tươi, rồi cặm cụi nấu nướng cả buổi. Ăn xong thì cũng chính mẹ sẽ là người dọn dẹp, thu dọn từng cái bát, cái đĩa, đôi đũa… Tôi hiểu rằng, chăm sóc cả nhà chính là niềm hạnh phúc của mẹ.

Thế nhưng tôi chợt nghĩ, tại sao chúng ta không để mẹ được nghỉ ngơi, để mẹ ngơi tay khỏi bếp núc một chút. Mình vẫn có thể ăn tất niên sum vầy, nhưng theo một cách khác cơ mà. Các anh chị em tôi giờ đều lớn cả rồi, đứa nào đứa nấy lo đi ăn tất niên với bạn bè, đồng nghiệp, có những lúc bữa tất niên gia đình chỉ còn bố mẹ là người lo thôi. Vậy thì sao không thử một lần đưa cả nhà đi ăn tất niên ở một nơi thật khác, để có một bữa tất niên thú vị hơn cả những năm trước?

Tôi lại nhớ một lần đi ăn món lẩu kiểu Đài Loan ở Manwah, có 2 anh chị đưa cả bố mẹ đến ăn. Vì lẩu Đài Loan khi đó còn mới mẻ ở Việt Nam, nhất là với thế hệ bố mẹ chúng ta, nên từng món ăn, từng nguyên liệu làm nước chấm, hay quầy để đồ tráng miệng vẫn còn rất lạ lẫm. Các loại thịt được trình bày đẹp mắt trên những chiếc đĩa lớn, trong bát đá lạnh với làn khói toả ra nghi ngút xung quanh; hay các món lòng, các loại há cảo… đều không phải món quen thuộc của người Việt nên rất mới mẻ với các bố các mẹ. Bác gái cứ ngơ ngác không biết phải làm gì trước quầy tự phục vụ các nguyên liệu làm sốt chấm lạ lẫm như sốt XO, sốt nấm, lại còn có cả hành tươi và rau mùi cho vào nữa. Rau mùi hay hành thì không xa lạ, nhưng cho vào nước chấm đồ ăn lẩu thì có vẻ khiến nhiều người ngạc nhiên. Tôi trông thấy vậy, liền chạy lại định giúp thì thấy bạn nhân viên đứng cạnh đã nhiệt tình chỉ dẫn. Lúc sau, tôi lại thấy bác trai tần ngần mãi trước quầy đồ tráng miệng nào kem, nào chè, nào hoa quả, rồi còn đủ các loại bánh ngọt nữa.

Chuyện trò bên nồi lẩu: chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nét văn hóa đoàn viên - Ảnh 5.

Nhìn cái cách hai bác chăm chú lắng nghe chỉ dẫn tường tận của các bạn nhân viên, hay sự trầm trồ khi các bác nhúng từng món vào nước lẩu rồi thưởng thức, bất giác tôi lại nghĩ đến bố mẹ mình. Mấy anh em tôi cũng từng đi khắp nơi, ăn bao nhiêu món của nhiều vùng miền, nhưng bố mẹ ở nhà chắc gì đã từng được ăn món lẩu kiểu Đài Loan một lần. Chẳng phải quá hợp lý để tổ chức một bữa tất niên gia đình ở một nhà hàng lẩu như thế này, để bố mẹ tôi được thưởng thức những món ăn ngon mà không phải vất vả nấu nướng như mọi năm hay sao?

img
img
img
img

Chuyện trò bên nồi lẩu: chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nét văn hóa đoàn viên - Ảnh 7.

Ăn lẩu đặc biệt ở chỗ, tất cả mọi người sẽ quây quần quanh một chiếc nồi nghi ngút khói, vừa nhúng đồ ăn vừa trò chuyện. Sau này, các bữa ăn sum họp của các gia đình, nhóm bạn, công ty cũng thường chọn ăn lẩu. Không phải kiểu chỉ ngồi cạnh nhau cho có, rồi ai nấy lại tập trung vào chiếc điện thoại của mình. Ăn lẩu là phải tập trung vào nồi nước dùng sôi sục chính giữa bàn, canh cho món nhúng chín tới rồi gắp ra thưởng thức. Bạn phải để ý đến nhau, gắp đồ ăn cho nhau, cùng trò chuyện rôm rả, bởi chút lơ đãng thôi là viên sủi cảo bị bở nát, miếng thịt ba chỉ bị lặn mất tăm. Đó chính là thú vui khi thưởng lẩu.

Hồi trước, mỗi lần liên hoan, các anh chị em đồng nghiệp trong công ty tôi thường rủ nhau đi nhậu. Hò dô thì cũng hào hứng lắm, vui lắm, xôm tụ lắm. Nhưng cứ như vậy thì hiếm khi có thể cùng nhau tâm sự vài ba câu chuyện bên lề, kể về những mệt nhọc, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày… Cho đến khi bà chị kế toán đề xuất đi ăn lẩu vào đợt sinh nhật sếp, cảm giác mới mẻ hơn hẳn so với trước đó, thì lẩu bắt đầu trở thành lựa chọn quen thuộc của chúng tôi.

Chuyện trò bên nồi lẩu: chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nét văn hóa đoàn viên - Ảnh 8.

Tôi phải công nhận một điều rằng, chị kế toán chỗ tôi ngày thường dù khó tính là thế, hay gắt gỏng là thế, nhưng khi chọn chỗ đi ăn cho mọi người thì tâm lý vô cùng. Không chỉ có đồ ăn ngon, không gian quán lẩu còn thoải mái, gần gũi và rất dễ chịu. Các bàn không bị gần nhau quá nên không thấy chật chội. Những lần đi đông, các bạn nhân viên đều sắp xếp những chiếc bàn lại gần nhau để chúng tôi tiện nói chuyện. Nơi đây gợi cho tôi nhớ về chuyến du lịch Đài Loan năm nọ, khi lang thang qua những nhà hàng lẩu được trang trí đậm sắc màu văn hóa bản địa, với những tấm bình phong, chiếc đèn lồng hay bộ bát đĩa sứ hoa văn trang nhã.

img
img
img
img

Điều khiến tôi thích ăn ở đây là dù nhóm đông, khẩu vị có khác nhau thì vẫn có thể ngồi ăn cùng nhau bởi nhà hàng có loại nồi lẩu 2 ngăn, đựng được cùng lúc loại nước dùng cay - không cay để chiều lòng thực khách. Các món ăn ở đây lại còn rất đa dạng: nào bò Wagyu, heo Iberico, rồi cả tiết vịt... Tôi đặc biệt ấn tượng "núi thịt" khổng lồ, với từng thớ thịt đỏ được xếp cẩn thận trên lớp đá lạnh để giữ độ tươi, bên dưới thì toả ra làn khói trắng nghi ngút. Để khói được tỏa ra đẹp mắt như vậy, nhân viên phải căn giờ khách dùng bữa mới bày biện ra. Đó chính là sự tinh tế của ẩm thực Đài Loan.

Cũng nhờ chị kế toán mà chúng tôi biết đến và thích lẩu Đài Loan ở Manwah. Thấy các đồng nghiệp và anh sếp tôi cũng thích lắm. Mọi người vừa ăn vừa khen, vừa trò chuyện thoải mái chứ không chỉ hò dô như những lần đi nhậu. Anh sếp tôi còn đùa rằng, cứ đi ăn như này thì khỏi sợ chuyện bị… thổi nồng độ cồn. Lúc ấy, mấy đứa chúng tôi bỗng thấy anh gần gũi hơn bao giờ hết, như một người bạn có thể cùng nhau nói chuyện thoải mái chứ không phải ông sếp khó tính, lạnh lùng thường ngày.

Chuyện trò bên nồi lẩu: chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nét văn hóa đoàn viên - Ảnh 10.

Bạn thấy không, bên nồi lẩu chỉ toàn những điều hết sức nhỏ bé, giản dị, thậm chí là những câu chuyện đời thường. Thế nhưng có thể cùng nhau nhẩn nha nhúng từng miếng thịt, miếng rau, rồi kể dăm ba chuyện trong nhà ngoài ngõ, ấy lại là khoảnh khắc đáng trân trọng với mọi người. Có khói bay lên, có đồ ăn đồ uống, có sự thoải mái, thân mật, cũng có cả những buồn vui của cuộc sống ngày thường… Nhưng giờ đây ở lại bên nhau, cùng ăn một nồi lẩu, chung vui cùng niềm vui của người này, chia sẻ nỗi buồn cùng người kia thì tất cả những nuối tiếc rồi sẽ trôi hết theo khói bụi ngoài kia. Những điều còn lại chỉ là niềm vui, và hạnh phúc mà thôi.

Một mùa sum vầy nữa lại về. Năm nay, bạn sẽ cùng cả nhà bên nhau thế nào? Hãy chọn cho mình một điểm hẹn yêu thương, để bạn và những người thân được thưởng trọn bữa tiệc đoàn viên đúng nghĩa.

Chuyện trò bên nồi lẩu: chẳng biết từ bao giờ đã trở thành một nét văn hóa đoàn viên - Ảnh 11.


Ngọc Ánh
Đức Thắng, Manwah
Caro, Dương Lê
Theo Trí Thức Trẻ